Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020

 

PHAN HUY LÊ CÔNG KÍCH BÁC HỒ NHƯ THẾ NÀO ? (*)

 

Một sự kiện lịch sử chỉ xảy ra một lần. Nhưng viết về sự kiện ấy phải nhiều lần. Đúng vậy. Có điều là mỗi lần viết lại phải phát hiện thêm chứng cứ, phân rõ đúng sai trên quan điểm bảo vệ chính nghĩa, chống gian tà, nêu cao tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ Quốc, chứ không phải tìm mọi cách để bào chữa cho hành động bán nước làm tay sai cho giặc, xuyên tạc sự thật.

Mấy năm gần đây, một số người trong giới sử học viết nhiều bài ca ngợi những nhân vật đã bị lịch sử dân tộc lên án là bán nước, đầu hàng phản bội thành người có công to với đất nước, nhân dân. Họ gọi đó “xác lập quan điểm mới cho khoảng trống lịch sử”, “Không né tránh lịch sử”.

 

Mọi người đều biết hơn 200 năm qua, những lời buộc tội về việc “Gia Long cõng rắn cắn gà nhà”,”rước voi giầy mả tổ” đã lưu truyền rộng rãi trong nhân dân mọi miền đất nước. Ngay trong thời kỳ thực Pháp đô hộ nước ta, nhừng câu này cũng đã được các thầy giáo dạy sử ghi vào giáo  án để lên lớp giảng cho học trò. Ấy vậy mà những năm qua, nhằm thực hiện cái gọi là ”tạo ra bước đột phá trong nhận thức về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn”, môt số người đã quay lưng lại với lịch sử. Tại cuộc hội thảo về “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt nam” tổ chức ở Thanh Hóa mới đây, ông Phan Huy Lê chủ tịch Hôi khoa học lịch sử đã lên tiếng công kích: Trước đây có người lên án Nguyễn Ánh “cõng rắn cắn gà nhà”, là “bán nước, đó là quan điểm cực đoan !

Có một điêu lạ nữa là sau khi kết thúc cuộc hội thảo về Chúa Nguyễn và vương triều nhà Nguyễn trong một bài trả lời phóng vấn của các báo chí, ông chủ tịch Hội khoa học lịch sử đã chất vấn ngược lại bạn đọc:”Ai là tác giả của câu Gia Long cõng rắn cắn gà nhà ?” rồi ông giải đáp: truy tìm mãi vẫn không lần ra manh mối…!

 

 Chúng tôi xin nhắc cho ông nhớ: 66 năm trước đây trong bài “nên học sử ta” đăng trên báo Việt nam Độc Lập ngày 1/2/1942 và trong bài Diễn ca ”Lịch sử nước ta” do Việt Minh tuyên truyền bộ xuất bản tháng 2/1942 có một người đã lên án gay gắt Gia Long “cõng rắn cắn gà nhà”,” rước voi giầy mả tổ”,”thông với Tây…” “hàng Tây”,”rước Tây vào nhà”, “đem nước ta bán cho Tây…” Người lên án Nguyễn Ánh” mà ông công kích đó, chính là Nguyễn Aí Quốc, là Bác Hồ, là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Xin trích một đoạn trong diễn ca “Lịch sử nước ta” của Bác Hồ:
”Gia Long lại dấy can qua

Bị Tây Sơn đuổi chạy ra nước ngoài

Tự mình đã chẳng có tài

Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây

Nay ta mất nước thế này

Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà
Khác gì cõng rắn cắn gà.
Rước voi giầy mả thật là ngu si”

 

Những người đề cao Gia Long cố tình lờ đi hoặc hạ thấp cái tội bán nước của Gia Long:

-         Vì chiếc ngai vàng mà dùng cả ấn tín và cả con mình làm vật thế chấp để cầu viện với vua Pháp, rồi hứa nhường đứt đảo Côn Lôn và cửa Hội An cho Pháp (việc này có coi như hành vi bán nước không ?)

-         Rước 2 vạn quân Xiêm vào giúp để đánh Tây Sơn ở Rạch Gầm-Xoài Mút. Trong khi Tây Sơn đang chống xâm lược, kéo binh ra Bắc để đánh quân Tôn Sĩ Nghị thì Ánh lại sai sứ thần Phan Văn Trọng và Lâm Đồ mang thư và 50 vạn cân gạo giúp quân Thanh. Giúp giặc đang cướp nước thì mình phái gọi đó là tội gì ?

 

GIỚI LẬT  SỬ VÀ PHAN THANH GIẢN:

 

Phan Thanh Giản là một nhân vật lịch sử đang được một số người trong giới sử học để xuất việc “đánh giá lại”, Đầu thế kỷ 21, tạp chi xưa và nay, cơ quan của hội Khoa học Lịch sử mấy sô liền đăng anh Phan Thanh Giản với câu :Thê kỷ 21 nhìn về nhân vật Phan Thanh Giản.

Phan Thanh giản là đại thần của triều đình, có bổn phân giữ nước, nhưng không dám đánh giặc, hai lần ký hiệp ước đầu hàng, dâng ba tỉnh miền đông, rồi mien Tây cho giặc Pháp. Còn kêu gọi tướng ta dưới quyền bẻ gãy gươm giáo mà hợp tác với người Pha Lang Sa (Pháp). Người Pha-lang-sa chỉ hung dữ khi đánh nhau, chứ khi hòa binh thì họ rất tử tế. Phan Tnah Gian là Lâm Duy Hiệp-trưởng và phso đoàn ký hiệp ước đầu hàng đã bị các thủ lĩnh cầm quân chống Pháp như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, các chí sĩ yêu nước và nhân dân lên án với hai caai bất hủ là “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” (Phan lâm bán nước, triều đình dối dân).

Tự Đức là ông vua  nhu nhược, không dám chống giặc nhưng vẫn rất tức giận việc Phan Thanh Giản đi bước trước vua trong việc đầu hàng. Về sau vua cho đục bia tiến sĩ của Giản và nhận rằng;”Khí dân triều trữ cữu, mãi quốc thế gian bình, Sử ngã chung thân điếm, Hà Nhan nhập miếu đình” (Dối dân ta xin chịu, bán nước thế gian bình, khiến ta suốt đời nhục, mặt mũi nào nhìn tổ tông).

 

Có người quá ưu ái Phan Thanh Giản cố cắt nghĩa rằng: Ông Phan chủ trương sai lầm, nhưng không phải không có lòng yêu nước,

Yêu nước đâu phải là một danh từ trừu tượng mà phải biểu hiện một cách cụ thể. Trong lúc quân giặc giầy xéo lên Tổ Quốc, biết bao văn thân, chí sĩ, hào lý cùng các tầng lớp nhân dân xông ra giết giặc cứu nước “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, vậy mà Phan Thanh Giản ba dần dụ Trương Định bãi binh, bốn lần làm môi giới cho Pháp đưa thư  của giặc cho Trương Định và khuyên nhân dân không nên “bội nghịch” với Pháp. Danh từ yêu nước không bao giờ chứa một nội dung phản quốc. Một người đã có “thành tích” như Phan Thanh Giản, dù ai muốn nhìn theo cách nào đi nữa, bao dung rộng rãi bao nhiêu đi nữa cũng không thể lạm dụng hai chữ ái quốc để gắn vào một cách dễ dàng như vậy là hồ đồ trong việc nhận thức Phan Thanh Giản mà còn làm nhoẹt nhòe cả ý nghĩa yêu nước nữa !

 

Về cái chết của Phan Thanh Giản, có người giải thích là ông Phan hối hận, tự tử. Nhà sử học Trần Huy Liệu viết:”Theo tôi chủ trương của Phan đã dần dần đến chỗ bế tắc, chỉ có thể kết cục bằng một cái chết. Nói cách khác, cái chết của Giản là tất nhiên, là rất biện chừng trong chỗ bế tắc của Giản. Tuy vậy có người vẫn ca tụng Giản là không tham sống sợ chết, ở đây tôi không muốn nhắc lại những cái “ngoắt ngoéo” trong giờ phút cuối cùng của Giản để chứng tỏ là Giản không phải không tham sống sợ chết. Tôi chỉ đặt câu hỏi là: có những trang hào kiệt không tham sống sợ chết để làm nên một việc gì đó tốt đẹp cho Tổ Quốc, thì không tham sống sợ chết ấy mới là có ý nghĩa. Còn Phan Thanh Giản nếu quả có không tham sống sợ chết chăng nữa thì để làm gì ? Nói rằng Giản chết để giữ tròn tiết nghĩa chăng ? thì cái sống của Giản đối với dân với nước đã mất hết nghĩa rồi, còn nói gì là cái chết…”

Một lập luận cũng nên ghi nhận, sau khi để mất sáu tỉnh miền Tây, Phan Thanh Giản viết thư cho Tự Đức. Chờ mãi hơn 20 ngày không thấy trả lời, ông Phan lo sợ vua Tự Đức nổi giận có thể ra lệnh xử tử ông. Ông pha thuốc phiện và dấm thanh trăn trở cả ngày rồi bưng uống, may ra còn giữ được chút quyền lợi cho con cháu. Nếu để vua  ra tay thì mất hết ! Quả là ông chết như vậy, nên đời sau có ý kiến khác nhau dài dài. Đầu năm 1945 sau khi Nhật lật Pháp ở Đông Dương, ở Huế ông Hoài nam Nguyễn Trọng Cần làm bài phú ngợi ca các anh hùng liệt sĩ đã chết cho Tổ Quốc có hai vế đối:

“Chén thuốc độc liều mình Phan Thanh Giản , đất Nam kỳ sáu tỉnh tiêu hao.

Bát trà suông kết liễu Nguyễn Tri Phương, thành Hà Nội bốn bề tan tác.”

Đặt hai cái chết của Phan Thanh Giản và Nguyễn Tri Phương gần như nhau là hoàn toàn sai lầm, nhưng như vậy thì ông Phan cũng được chút tiếng thơm !

 

Sau Phan Thanh Giản, đến Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh, những công cụ đắc lực của thực dân Pháp để xâm lược và thống trị Việt Nam đã bị lịch sử lên án, bỗng rùng rùng được người ta viết bài ca ngợi như những nhà “ái quốc” ! Đến nỗi sóng truyền hình VTV1 cũng tán dương Phạm Quỳnh là “người yêu nước đến tận cùng” ! Hiện nay có người ngửa cố ngồi chờ ông Phạm Quỳnh sẽ được “giải oan”, được tôn vinh là chí sĩ và sẽ được đặt tên cho đường phố !

 

Có trường hợp đặc biệt được thời sự hóa rất sôi nổi đó là cụ Phan Châu Trinh.

Cụ Phan Châu Trinh là người nhiệt tình yêu nước, muốn giúp ích cho nước, chủ trương đánh đổ quan  lại của chế độ thối nát Nam triều, thành lập một nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Để thực hiện mục đích của mình cụ đã bỏ con đường phú quý bản thân, công kích chế độ đương thời, không sợ gì tù tội: “Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn” (Làm trai há sợ ngục Côn Lôn). Khi bị đày ra Côn Đảo hay sống lưu vong ở nước ngoài cụ vẫn giư chí hướng của mình. Lúc về nước tuổi đã già, sức đã yếu, cụ vẫn cố gắng truyền bá tư tưởng yêu nước của mình cho lớp thanh niên.

Nhân dân ta yêu quý kính trọng, ngưỡng mộ cụ là hoàn toàn đúng.
Tuy nhiên hoạt động chính trị là vấn đề phức tạp. Thành thực yêu nước, muốn giúp nước là một chuyện, nhưng có phương pháp đúng đắn để cứu nước cho có kết quả là chuyện khác.
Nhà sư  học Trần Văn Giàu viết: ”Cụ Phan Châu Trinh ghét cay, ghét đắng nền quân chủ, cụ tố cáo rằng: Cái độc quyền quân chủ nó giết hẳn cái lòng ái quốc của dân Việt Nam ta; bây giờ muốn cho dân Việt nam biết nước là của nó, thì phải đem cái tụi bù nhìn đó vất cả hết đi…”

Tất nhiên là ai cũng dễ chấp nhận cái sự thật là tư tưởng trung quân cản trở, hạn chế, bóp méo chủ nghĩa yêu nước chân chính. Nhưng từ đó mà nói rằng lòng yêu nước của nhân dân ta bị chết hắn dưới hính quyền quân chủ thì làm gì đến mức đó ? ngàn năm quân chủ, dân tộc Việt Nam chẳng có truyền thống yêu nước chân chính hay sao ? càng khó chấp nhận với cụ Phan rằng điều kiện đầu tiên để gây dựng lại lòng yêu nước cho nhân dân là thủ tiêu vua bù nhìn và bè lũ. Vua bù nhìn dung là một trở lực cho sự thức hiện quyền dân tộc và dân chủ song trở lực chính, chính là đế quốc, thực dân; rõ ràng là như vậy. Cụ Phan đặt cày trước trâu. Đặt cày trước trâu thì chỉ triển lãm trâu và cày chứ không cày được được thước đất nào. Đặt vấn đề dân trí, dân chủ mà không đặt vấn đề đấu tranh diệt thực dân, giành độc lập dân tộc thì không đi đến đâu hết.”

Dù cụ Phan không thành công trong chủ trương cứu nước, cứu dân, nhân dân ta vẫn hết lòng tôn kính cụ, một nhà chí sĩ dũng cảm, suốt đời vì nước, vì dân !

 

Ngày nay, những kẻ vung bút ca ngới biện minh cho Gia Long, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Hoàng Cao Khải, Phạm Quỳnh, Trận Trọng Kim…không phải vì họ yêu mến sống chết vì với ông ấy. Họ có mưu đồ sâu xa. Nếu dư luận chấp nhận ý kiến của họ thì mọi sự lên án các ông trên kia đều là võ đoán, phiến diện, bất công, cực đoan, sai bét !

Đích ngắm  bắn của họ đã rất rõ ràng, chờ dịp thuận lợi là họ bóp cò…!

 

NGỌN ĐUỐC SỐNG LÊ VĂN TÁM ĐÃ THIÊU RỤI KẺ NÀO ?

 

Ngợi ca cụ Phan Châu Trinh là người cực kỳ yêu nước, không sợ tù đầy, không màng danh lợi thì chẳng ai phản đối . Nhưng lợi dụng cụ để phủ định con đường cách mạng của nhân dân ta là âm mưu xấu, cần phải vạch trần âm mưu đó.

 

Ông Nguyên Ngọc khẳng định và ra sức truyền bá “Con đường Phan Châu Trinh là duy nhất đúng”. Ông lập ra cái gọi là “giải thưởng Phan Châu Trinh”,”Viện nghiên cứu Phan Châu Trinh”, thổi cụ Phan lên làm “người Việt nam vĩ đại nhất thế kỷ 20”.
Những người cổ động đường lối Phan Châu Trinh tìm mọi cách để triệt hạ con đường Hồ Chí Minh, con đường đã đưa Cách mạng nước nhà thành công rực rỡ, đã đánh bại giặc Pháp, giặc Mỹ, giành độc lập hoàn toàn, thống nhất Tổ quốc, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Và điều bỉ ổi nhất của cái gọi là “giải thưởng Phan Châu Trinh này” thì chuyên phân phát  cái gọi là “giải thưởng” cho những kẻ viết bậy chống phá đất nước, những tên lưu vong có lịch sử bẩn thỉu nhất hay bọn ngấm ngầm âm mưu lật đổ nhà nước !


Núp dưới cái vỏ “công bằng lịch sử”, “đổi mới cách nhìn”,”lấp khoảng trống lịch sử…một số người  chẳng những bốc thơm những kẻ đầu hàng, phản bội, phản quốc mà còn xuyên tạc, bóp méo lịch sử, phủ nhận cả những sự kiện lịch sử, những anh hùng có thật mới đây trong thời kháng chiến chống Pháp gây mất lòng tin, tạo sự chia rẻ, xáo trộn trong nhân dân.

 

Trên tạp chí Xưa và Nay, cơ quan của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, số tháng 10/2009, ông Phan Huy Lê, chủ tịch hội KHLS viết rằng, chuyện Lê Văn Tám đốt kho xăng Thị Nghè ở Sài Gòn là không có thật ! Chứng cứ duy nhất mà ông đưa ra là có lời dặn của Giáo sư Trần Huy Liệu !

64 năm trước, ngày ông Lê phủ định sự kiện Lê Văn Tám thì tại Hà Nội, báo Độc Lập, ngày 20/10//1945 đăng : Ngày 15/ quân ta đốt cháy hai kho hàng của Pháp thiệt hại tới mấy triệu đồng. Lửa to quá, giặc Pháp không thể cứu được (Tin Đê-Li ngày 18.10).

- Báo Cứu Quốc (cơ quan tuyên truyền đấu tranh của tổng bộ Việt Minh (Hà Nội), số 711, ngày 19/10/1945 có bài đóng khung nổi bật “Một gương hy sinh dũng cảm oanh liệt” với nội dung “Tin điện từ Mỹ Tho đánh ra ngày 17/10/1945 cho hay rằng:Một chiến sĩ Việt Nam đã tẩm dầu vào mình, tự làm mồi lửa hy sinh thân mình, chạy vào kho dầu Xi-mông Pi-ê-tờ-tri (Simon Piétri) của địch. Lập tức kho dầu bị bắt lửa, và lửa đã bốc cháy dữ dội suốt hai ngày đêm…” Ở trang 2 báo này còn đăng bài thơ Lửa Thiêng (27 câu) “Kính tặng hương hồn một chiến sĩ Việt Nam tự thiêu mình để đốt một vị trí quân địch (tin Nam Bộ)” của tác giả Đông Hà.

- Báo La République (xuất bản bằng tiếng Pháp ở Hà Nội) số 2, ra ngày 21/10/1945 có bài Sự anh hùng của một chiến sĩ Việt Nam, viết: ”Một người lính Việt Nam dã tẩm dầu vào thân mình và đã thành công trong việc đốt cháy kho Simon Piétri. Đám cháy kéo dài 2 ngày 2 đêm”.

 

- Cũng báo La République số 5, ngày 4/11/1945 có bài Đuốc Sống:”Ngày 16/10, có một gười lính đã biến thân mình thành đuốc sống, bằng cách thiêu thân mình  sau khi tẩm xăng để đốt cháy kho dầu Simon Piétri ở Sài Gòn, Đám cháy kéo dài 2 ngày hai đêm. Vị anh hùng vô danh người đã đốt sáng ngọn đuốc chủng tộc (race) đã chiếu sang tất cả chúng tôi trên con đường bổn phận”

Thật mừng là sự bịa đặt của Phan Huy Lê chẳng mảy may tác động đến quan điểm của những người trong chính quyền  Việt Nam từ Trung ương đến  các địa phương, vì hình ảnh  người Anh hùng  Đuốc Sống Lê Văn Tám vẫn còn mãi mãi rực sáng trên các con đường, trong các công viên lớn, tại các giảng đường mang tên Anh,  dường như ngọn Đuốc Sống đó nó  đang đốt cháy dã tâm hèn hạ và thiêu rụi danh dự của kẻ bịa đặt  nhằm xuyên tạc tấm gương  Anh hùng của người Thiếu niên vĩ đại.

 

QUAN ĐIỂM VỀ LỊCH SỬ CỦA PHAN HUY LÊ

LÀ HOÀN TOÀN XA LẠ VỚI QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG TA !(*)

 

Những bài viết và quan điểm sử học của ông Phan Huy Lê gây tai hại nhiều, rất nhiều. Chúng tôi trích đăng sau đây bài

 “đừng mượn danh khoa học để đánh tráo lịch sử” của ông Nguyễn Minh Tâm đăng trên Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 440  ngày 9/5/2017:

 

“Một trong những sai lầm trong đánh giá của ông Phan Huy Lê về quá trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay là ông ta cho rằng có “Quan điểm chính thống”. Đây là một sự bịa  đặt. Bởi đối với Khoa học thì không bao giờ có cái gọi là “quan điểm chính thống” và “quan điểm không chính thống”. Đảng Cộng Sản Việt Nam không bao giờ đặt vấn đề “quan điểm chính thống” đối với khoa học trong tất cả các văn kiện của mình. Quan điểm của Đảng Cộng sản VN và Chủ tịch Hồ Chí Minh về sử học thống nhất với nguyên tắc chép sử  vốn có từ xưa là:

 

1.”Có gì viết nấy - không có thì không viết”.

2.”Thiếu thì viết thêm cho đủ - không biết thừa”

3.”Sai thì viết lại cho đúng - không bịa đặt”

4.”Viết sử phải khách quan, có minh chứng - không viết lung tung”.

5.”Bình luận, đánh giá lịch sử phải có căn cứ xác đáng - không phán xét bừa bãi”.

 

Mặc dù ông Phan Huy Lê là một trong những người đấu tranh đến cùng để giữ lại môn lịch sử là một môn học độc lập trong các chương trình dạy học phổ thông, nhưng càng ngày càng lộ rõ rằng ông ấy muốn giữ lại lịch sử nào. Với cái mạch tư duy như của ông Phan huy Lê và một số người muốn xét lại lịch sử hay nói đúng hơn là lật đổ lịch sử, người ta sẽ công nhận việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là chuyện đương nhiên đúng đắn, sẽ công nhận việc chia cắt miền Bắc, miền Nam sau hiệp định ngừng bắn Genève là chuyện tất nhiên. Và sau đó sẽ là việc thừa nhận chính quyền Sài Gòn là hợp pháp, sẽ phủ nhận toàn bộ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Từ đó dẫn đến việc phủ nhận chế độ chính trị hiện nay ở Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những lập luận của ông Phan Huy Lê sẽ được bọn phản động sử dụng để biện hộ cho luận điệu của tay văn sĩ bồi bút Trương Huy San (Tức Huy Đức, tức San Hô) trong cái gọi là tác phẩm “bên thắng cuộc” của anh ta. Là một nhà khoa học ông Phan Huy Lê có cảm thấy mình có trách nhiệm gì với dân tộc với đất nước không khi ông tung ra một vấn đề rất hệ trọng mà lại có lối nói nước đôi, không nhất quan như thế ?

 

Nếu những vấn đề trên đây không được giải quyết rốt ráo sẽ dẫn đến sự rối lọan về nhận thức trong xã hội. Thật vậy ! Trong việc đánh giá vương triều nhà Nguyễn, hàng chục triệu nhân dân ta, nhất là một khối lượng rất lớn học sinh, sinh viên nghiên cứu sinh đang ngồi học tập và viết luận án khoa học trên ghế nhà trường sẽ nghe và viết theo quan điểm của ai ? Nghe và viết theo sự chỉ dẫn của tư tưởng Hồ Chí Minh, theo quan điểm sử học của Đảng ta, hay nghe và viết theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu lịch sử đã và đang được công khai quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong buổi thông tin khoa học do Ban tuyên giáo Trung ương vừa tổ chức, trong cuộc hội thảo năm 2008 tại tỉnh Thanh Hóa và trong những cuộc hội thảo trước đó !?

 

Chúng ta đặc biệt quan tâm đến chủ trương của hội Khoa học lịch sử về viêc gấp rút tiến hành chỉnh sửa sách giáo khoa phổ thông về sử học và chuẩn bị biên soạn bộ Quốc sử mới, như báo chí đã nhất loạt đưa tin. Đây là nhiệm vụ cực kỳ hệ trọng. Chúng ta hoàn toàn không yên tâm nếu như nhiệm vụ này được giao trọn gói cho những người đã từng đi chệch chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về sử học và đã nặng lời công kích “phương pháp luận sử học Mac-Xit là ấu trĩ, giáo điều, công thức”. Vậy thì thử hỏi, nếu giao cho họ chỉnh sửa sách giáo khoa sử học và biên soạn bộ Quốc sử của nước nhà, thì họ sẽ đứng trên quan điểm lập trường nào và theo phương pháp luận sử học của ai ? Điều đó chắc chắn sẽ gây ra cho chúng ta những tổn thất không nhỏ trong lĩnh vự công tác giáo dục, cũng như trên địa hạt tư tưởng.

 

Sử học là một trong nhưng lĩnh vực họat động hết sức nhạy cảm và có tầm quan trọng sống còn trên mặt trận tư tưởng. Nếu chúng ta không quan tâm chăm lo củng cố sự vững mạnh của ngành sử học kể cả trên ba mặt: Về chính trị, về tư tưởng và về tổ chức, ắt sẽ dẫn đến những hậu quả khó lương. Tôi xin nhắc lại một lại một lần nữa rằng, một trong những nguyên nhân làm cho Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ là những nhà lãnh đạo cac đảng Cộng sản và công nhân cầm quyền ở những nước đó đã mất cảnh giác, đã bị tên gián điệp Alekxandre Yakovlev, ủy viên Bộ chính trị, trưởng ban tuyên giáo trung ương đảng CS Liên xô thao túng, đã để cho chủ nghĩa xét lại lịch sử hoành hành. Kết quả là chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước đó bị sụp đổ, trước hết là về lịch sử và sau đó là về chính trị”.

 

Cho đến nay ở Nga, việc xuyên tạc lịch sử vẫn tiếp diễn. Tổng thống Medvedeb đã ra sắc lệnh ”chống xuyên tạc lịch sử” vạch rõ “các âm mưu viết lại lịch sử đang trở nên tàn nhẫn, suy đồi và hung hãn hơn. Do đó càng có ít người trực tiếp tham gia

hoặc được chứng kiến cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945) còn sống đến ngày nay, cho nên ngày càng có nhiều các lý luận và quan điểm gây tranh cãi liên quan đến chiến tranh thế giới thứ hai”.

---------------------------------------------------------

(*) Trích trong cuốn Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng;  Tác giả Đặng Minh Phương, nguyên trưởng đại diện báo Nhân dân tại Đà Nẵng.

Nhà XB Hội Nhà văn- 2017

 

 

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

BỘ PHIM:
VIỆT NAM THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH- BIÊN NIÊN SỬ TRUYỀN HÌNH, CẦN PHẢI ĐƯỢC ĐÍNH CHÍNH VÀ ĐIỀU CHỈNH NGHIÊM TÚC ! 



(Tiếp theo)
BỘ PHIM BỎ SÓT NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ QUAN TRỌNG.
Bộ phim dài 90 tập có format dễ hiểu, dễ tìm; những người làm phim có cố gắng đưa ra nhiều sử liệu, tài liệu mới, có nhiều dữ kiện mà lần đầu chúng ta mới biết.

Tuy nhiên, bộ phim có nhiều thiếu sót nghiêm trọng cả về tư duy, tư tưởng lập trường như được phân tích ở trên.
Lần nầy, những người làm phim lại vi phạm nghiêm trọng nữa là bỏ sót những sự kiện lịch sử quan trọng trong giai đoạn trước Tổng khởi nghĩa. Những sự kiện này hễ là người Việt Nam thì ai ai cũng đã biết. Thật khó hiểu tại sao những người chịu trách nhiệm về tư tưởng của bộ phim lại không đưa vào. Điều quan trọng là bộ phim cần phải hiệu đính và điều chỉnh nghiêm túc, nếu không nó sẽ không có giá trị như là một biên niên sử (Sử viết từng năm)
Những sự kiện quan trọng mà bộ sử bỏ quên như sau:


1/ KHỞI NGHĨA BA TƠ.
Chớp thời cơ phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp ngày 9.3.1945, đêm ngày 10.3.1945, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Trương Quang Giao đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân tích tình hình và đề ra một số nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Hội nghị nhận định: “Tình thế cách mạng nhiều nơi trong tỉnh đã chín muồi, không thể bỏ lỡ thời cơ mà phải mạnh dạn tiến hành khởi nghĩa. Trước mắt, khẩn trương huy động lực lượng khởi nghĩa cướp chính quyền ở Ba Tơ, sau đó phát động lan nhanh ra nhiều nơi, tiến hành võ trang tuyên truyền, xây dựng căn cứ chống Nhật, châm ngòi cho phong trào khởi nghĩa toàn tỉnh”.

Hội nghị cũng quyết định thành lập Ban lãnh đạo khởi nghĩa gồm các đồng chí Trương Quang Giao, Phạm Kiệt, Trần Lương, Trần Quý Hai và Nguyễn Đôn... do đồng chí Trương Quang Giao làm trưởng ban.
Di tích Lịch sử Khởi nghĩa Ba Tơ

Trưa ngày 11.3, tại Suối Loa, Ban lãnh đạo khởi nghĩa đã họp để xác định quyết tâm tiến hành khởi nghĩa cướp chính quyền ở Ba Tơ. Hội nghị đã phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa phụ trách địa bàn và nhanh chóng tập trung lực lượng tại Ba Tơ để tiến hành khởi nghĩa. Quần chúng từ Trường An, Suối Loa, Nước Lá, Nước Gia... nổi dậy làm chủ xóm làng và tham gia giành chính quyền ở châu lỵ Ba Tơ.

Chiều 11.3.1945, từ các ngã đường, đồng bào Kinh - Thượng tay cầm giáo mác, dao, rựa, cờ đỏ sao vàng, giương cao biểu ngữ, kéo về sân vận động Ba Tơ tham dự mít tinh, nghe phát biểu của đại diện Tỉnh ủy và Mặt trận Việt Minh, hô vang các khẩu hiệu ủng hộ cách mạng.
Sau cuộc mít tinh, đội quân du kích gồm 17 đồng chí, cùng với quần chúng nhân dân nhanh chóng chiếm Đồn Khố xanh, Nha kiểm lý, buộc tên Tri châu Ba Tơ Bùi Danh Ngũ giao nộp toàn bộ vũ khí, giấy tờ, con dấu cho lực lượng khởi nghĩa. Chính quyền địch ở châu lỵ Ba Tơ nhanh chóng tan rã.
Thừa thắng, lực lượng khởi nghĩa tiến đánh đồn Ba Tơ. Tiếng thét, tiếng súng của các lực lượng khởi nghĩa; tiếng mõ, tiếng tù và, tiếng hô thanh viện của quần chúng vang động một góc trời. Toàn bộ bọn lính khố xanh và chỉ huy đồn Ba Tơ buông súng đầu hàng. Khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi.
Đến sáng 12.3, UBND cách mạng lâm thời và Đội du kích Ba Tơ chính thức ra mắt, thành lập chính quyền nhân dân cách mạng huyện Ba Tơ. Ban lãnh đạo khởi nghĩa đã thành lập Đội du kích Ba Tơ gồm 28 đội viên; làm lễ tuyên thệ tại bãi Hang Én với khẩu hiệu "Hy sinh vì Tổ quốc". Sau đó, đội nhanh chóng phát triển lực lượng, chuyển về đồng bằng xây dựng khu căn cứ Vĩnh Sơn và Núi Lớn; hình thành 2 đội võ trang Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám...
Núi Cao Muôn, căn cứ địa của Du kích Ba Tơ

Từ thắng lợi của Khởi nghĩa Ba Tơ, Quảng Ngãi cũng là một trong những địa phương khởi nghĩa giành chính quyền sớm nhất trong cả nước, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Đây là cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng trước tháng 8-1945 giành thắng lợi trọn vẹn, đánh dấu mốc son lịch sử và tạo đà cho phong trào cách mạng ở tỉnh Quảng Ngãi, Liên khu 5 và cả nước phát triển mạnh mẽ, giành những thắng lợi to lớn để giải phóng dân tộc. Đội du kích Ba Tơ trở thành lực lượng tiền thân của lực lượng vũ trang Quân khu 5.

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ công nhận sáu xã, thị trấn, gồm: Ba Chùa, Ba Động, Ba Giang, Ba Thành, Ba Vinh và thị trấn Ba Tơ thuộc vùng An toàn khu (ATK) của T.Ư trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Các địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Khởi nghĩa Ba Tơ thành công có ý nghĩa chính trị lớn lao, lần đầu tiên một cuộc khởi nghĩa cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thành công trước cuộc CM Tháng Tám ở một vùng xa xôi, nó có ý nghĩa rằng, hễ dù ở đâu, hoàn cảnh nào nếu có sự lãnh đạo của Đảng thì sự nghiệp CM ấy sẽ thành công .
Những người làm phim cần hiểu biết hơn nữa.

Đội Du kích Ba Tơ

2/CHÍNH QUYỀN BÙ NHÌN TRẦN TRỌNG KIM.
Thật không hiểu tại sao những người làm phim không đưa sự kiện lịch sử “Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim” vào trong biên niên sử...?

Thực tế, ngày nay nhiều kẻ phản bội lịch sử khoác áo “đổi mới lịch sử và lấp khoảng trống của lịch sử”, chúng có những nhận định sai lầm và phản động về chính phủ bù nhìn tay sai Nhật này. Chúng la lối, đánh tráo lịch sử là “Nhật đã trả độc lập cho VN rồi, có chính quyền Trần Trọng Kim rồi thì cần gì cuộc Cách mạng Tháng tám nữa…”
"Thủ tướng Bù nhìn" Trần Trọng Kim

Không hiểu là những người làm phim thật sự quên hay là không dám đưa vào. Lịch sử không được phép che giấu cái gì hết, đất nước đau thương đã có một lũ bù nhìn như thế, thì hãy viết ra để cho hậu thế biết mà lên án, mà tránh đi:
Chính phủ bù nhìn sống bằng cơm Nhật 4 tháng đã làm gì:

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi tình hình chiến tranh Thái Bình Dương thay đổi bất lợi, Nhật thay đổi chính sách và đảo chính Pháp, bắt giam các tướng lãnh và tước khí giới của quân đội Pháp ở Đông Dương.
Sau cuộc tập kích bất ngờ vào quân Pháp đêm 9-3-1945, vấn đề quan trọng nhất đối với quân Nhật là duy trì bằng được "trật tự và ổn định" nhằm tìm nguồn cung ứng vật chất tại chỗ cho gần 100.000 lính Nhật, cũng như để cung cấp cho việc phòng thủ nước Nhật trước đà tấn công của quân Đồng Minh. Tuy nhiên, đúng lúc đó, bộ máy hành chính thực dân mà Nhật kế thừa từ Pháp đã tan rã, vì thế việc thành lập "bộ máy tự trị bản xứ" là âm mưu của phat-xit Nhật sáng tạo ra trước giờ hấp hối như một liều thuốc cấp cứu nhờ vào bù nhìn Trần Trọng Kim kẻ đứng đầu của cái gọi là "Đế quốc Việt Nam" được đẻ ra trong bối cảnh như thế đó !
Cái gọi "Chính phủ Đế quốc Việt Nam" ra đời , ăn mặc sang trọng thì ngoài phố hàng ngàn người chết đói nằm khắp nơi 

Ngay từ đêm 8/3, quân Nhật Bản đã được phái đến canh giữ nghiêm ngặt nhà của các quan lớn trong triều Nguyễn. Họ giữ các quan này ở trong nhà để chờ lệnh từ chỉ huy Nhật. Theo lời kể của "đại thần" Phạm Quỳnh, quân Nhật đi tìm tất cả các nhân vật quan trọng trong Viện cơ mật và giam họ lại một chỗ. Đến sáng 9/3, khi đã đưa được Bảo Đại về kinh đô, tên sĩ quan Nhật là Yokoyama đưa cho họ 2 văn bản đã viết sẵn: Bản tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước nhà Nguyễn đã ký với Pháp và Bản tuyên bố giải tán Viện cơ mật, tất cả nhằm dọn đường cho việc thành lập nội các Đế quốc Việt Nam. Yokoyama nói thẳng "tôi cho các vị 15 phút để suy nghĩ". Trong hoàn cảnh đó, các quan nhà Nguyễn không muốn ký cũng không được.
Nội các của Đế quốc Việt Nam ra mắt vào ngày 19/4/1945. Nó bao gồm phần lớn là những nhà trí thức, chuyên môn mà trước đó không nằm trong các đảng phái cách mạng chống Pháp (tức không có thành phần Việt minh-Cộng sản).


Mới ra mắt được 4 tháng, ngày 5/8/1945, hàng loạt thành viên nội các Trần Trọng Kim xin từ chức: 3 bộ trưởng xin từ nhiệm, Bộ trưởng Vũ Ngọc Anh qua đời vì trúng bom máy bay Mỹ. Các bộ trưởng khác tuyên bố bất lực, bởi không thể làm được việc gì nếu không được cố vấn tối cao Nhật đồng ý, trong khi vua Bảo Đại chỉ lo ăn chơi, săn bắn mà không quan tâm đến chính trị. Trần Trọng Kim cố gắng liên hệ nhưng các nhân vật cấp tiến đều khước từ cộng tác, đến đầu tháng 8 chính Trần Trọng Kim cũng nói mình bị "tăng huyết áp" và không ra khỏi nhà. Ban đầu Trần Trọng Kim ảo tưởng tin vào Nhật; nhưng khi trực tiếp được làm “thủ tướng bù nhìn” được 4 tháng, Kim đã tự nhận thấy mình là "con bù nhìn chính hiệu" để cho phát-xít Nhật giật dây, kéo dài sự chiếm đóng VN nữa mà thôi.
(Còn nữa)

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

CẦN PHẢI ĐÍNH CHÍNH BỘ PHIM VIỆT NAM THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH-BIÊN NIÊN SỬ TRUYỀN HÌNH.

BỘ PHIM:
VIỆT NAM THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH- BIÊN NIÊN SỬ TRUYỀN HÌNH, CẦN PHẢI ĐƯỢC ĐÍNH CHÍNH VÀ ĐIỀU CHỈNH NGHIÊM TÚC !

 
Từ ngày 8/2/2020, Đài truyền hình Việt Nam công chiếu loạt phim có tên VIỆT NAM THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH- BIÊN NIÊN SỬ TRUYỀN HÌNH,
dài 90 tập do ông Võ Văn Thưởng, làm tổng chủ biên.
Sau khi phim công chiếu có rất nhiều ý kiến phê phán về nội dung bộ phim dài tập này, tập trung sự phê phán trong công chúng nhiều nhất tại các chi tiết sau:


1/ Phim tuyệt nhiên không dùng từ ngụy quân, ngụy quyền để chỉ mặt quân đội tay sai, chính quyền bù nhìn của Đế quốc Mỹ ở Sài Gòn như lịch sử mà nó vốn có:
Thật vậy, năm 2018 khi Viện sử học Việt Nam cho xuất bản bộ sử 15 tập do ông Trần Đức Cường chủ biên và ô.Phan Huy Lê cố vấn; khi họp báo để tuyên truyền cho bộ sử này, ông Trần Đức Cường, Nguyễn Mạnh Hà cho hay, bộ sử 15 tập và liền sau sẽ là bộ sử 30 tập do Phan Huy Lê tổng chủ biên mà trong đó sẽ có “nhiều đổi mới”, mà đổi mới nhất là không gọi chính quyền và quân đội bù nhìn SG là ngụy quân, ngụy quyền; với sự giải thích rằng nếu gọi chính quyền bù nhìn SG và quân đội đánh thuê SG là ngụy thì là “miệt thị, là không văn minh, không khách quan và thế giới sẽ khó nghe” ...!?
Thư chúc Tết của Hồ Chủ Tịch năm 1969-Kỷ Dậu

Việc này đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong Nhân dân, trong các gia đình liệt sĩ, trong hàng ngũ các cựu chiến binh, trong các chiến sĩ bị tù đày trong các địa ngục trần gian - nhà tù Mỹ ngụy, những người đã từng đối mặt với quân đội đánh thuê rất khát máu và chính quyền tay sai rất bạo tàn của Mỹ ở miền Nam. Vì sự phẫn nộ đó, nhiều CCB , nhiều Tướng lĩnh đã từng gửi đơn thư tố cáo, báo cáo khiếu nại việc làm của Viện sử học lên Trung ương Đảng và Chính phủ và họ coi nhóm soạn các bộ sử nói trên là “nhóm lật sử hèn hạ”, là “bọn phản bội trắng trợn lịch sử Dân tộc” ! (*)
Lẽ ra là những người chịu trách nhiệm nội dung, tư tưởng biên tập bộ phim 90 tập này, phải không được bỏ chữ ngụy quân, ngụy quyền để chỉ quân đội và chính quyền tay sai SG trong bộ phim mình làm, thì bộ phim mới có giá trị, có sức thuyết phục và có tính tôn trọng sự thật lịch sử của Dân tộc ta, nhưng họ đã làm ngược lại, dường như người chủ trương nội dung bộ phim này cùng với những người xuất bản các bộ sử rất ăn ý trong việc dựng lên một “giàn đồng ca” vừa để thách thức dư luận, vừa để tăng cường sự phẫn nộ của nhân dân !
 
Những người làm phim đã cắt tiếng nói Bác Hồ trong lời kêu gọi Nhân dân chống Mỹ

2/ Những người làm phim vô cảm trước lời thơ chúc Tết cuối cùng của Hồ Chủ Tịch:
Trong phim, người làm phim có đưa giờ phút Giao thừa thiêng liêng của Dân tộc là lúc Bác Hồ đọc thơ chúc tết năm Kỷ dậu 1969:
”Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh chon ngụy nhào.
Tiến lên ! Chiến sĩ, đồng bào.
Bắc-Nam sum họp Xuân nào vui hơn.”

Nhưng khi Bác Hồ vừa dứt lời thì phim chuyển ý ngay, không hề có một bình luận hay thuyết minh gì, tôi cho là đây là ý đồ của người làm phim, vì như chúng ta biết, đây là Thơ chúc Tết cuối cùng của Người, trong đó nó có hai ý nghĩa lớn, vừa thiêng liêng vừa mang tới một thông điệp đặc biệt: Hàng năm cứ đến Giao thừa thì Bác Hồ đọc thơ chúc tết, nội dung Thơ chúc Tết của Bác vừa gửi lời thương yêu đến đồng bào và chiến sĩ, vừa kín đáo mang tới cho Nhân dân, cán bộ chiến sĩ ta những dự báo chiến lược của Đất nước, năm ấy là năm đầu của tên tổng thống Mỹ khát máu Nixon bước vào Nhà trắng, y mang sứ mệnh “đổi màu da cho xác chết” tức chúng bắt đầu Việt Nam hóa chiến tranh, trang bị tận răng cho quân ngụy Sài Gòn để đẩy chúng ra chiến trường chịu chết thay cho quan thầy của chúng. Nhưng dưới quyết sách của Đảng dưới sự lãnh đạo tài năng của Bác Hồ với lòng hy sinh đến cùng vì Độc lập của Nhân dân ta, chúng ta quyết đánh cho sập dã tâm đó của Đế quốc Mỹ, bắt chúng phải cút khỏi nước ta, và đánh cho lũ tay sai bạo tàn và hèn hạ ngụy quân, ngụy quyền cho nhào xuống bùn nhơ vạn kiếp, để thống nhất Tổ Quốc, thu Non sông về một mối. Tôi thấy rằng, những người làm phim như vô cảm trước những dòng thơ cháy bỏng của Người, bởi vì họ lo sợ dùng “chữ ngụy” trong bộ phim này, mặc dù Bác kính yêu luôn luôn nhắc tới hai từ đó ! 
 
Phó TT Vũ Đức Đam tiếp Thượng tướng Võ Tiến Trung, Thiếu tướng Hoàng Kiền và GSTS Nguyễn Cảnh Toàn

3/ Những người làm phim có ý đồ cắt xén lời kêu gọi Chống Mỹ cứu nước của Bác Hồ:
Khi Đế quốc Mỹ ngang ngược leo thang chiến tranh với dã tâm đánh phá miền Bắc, chúng hủy hoại tất cả các cơ sở hạ tầng mới được xây dựng của miền Bắc, Johnson thề sẽ đưa miền Bắc của chúng ta về thời kỳ đồ đá, nhằm ngăn chặn chi viện cho Tiền tuyến lớn miền Nam. Trước tình hình đó, ngày 17/7/1966 Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi toàn dân chống Mỹ cứu nước.
Lời kêu gọi lịch sử với câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành chân lý của mọi thời đại “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, là kết tinh truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, là thể hiện nguyện vọng được sống trong hòa bình của dân tộc Việt Nam. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã trở thành khẩu hiệu hành động, qui tụ, đoàn kết và thôi thúc cả dân tộc bước vào giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại. 
Tuy vậy những người làm phim cố tình cắt xén:
Ở giây thứ 20 trong lời kêu gọi, Bác Hồ nói: “chúng nuôi dưỡng NGỤY QUYỀN, NGỤY QUÂN làm công cụ hại dân, hại nước…” . Nhưng những người làm phim lại cố tình cắt nội dung này của Người, mà họ chỉ trích phát từ chỗ “…Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, mười năm, hai mươi năm hoặc lâu hơn nữa…” (từ 3’11” đến 3’34”), Rõ ràng những người làm phim lộ liễu ý đồ hoàn toàn cắt xén những ý chính nói về NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN trong lời kêu gọi của Bác…

Một câu hỏi lớn, tại sao trong bộ phim quan trọng này những người làm phim lo sợ, và tránh né từ Ngụy quân, Ngụy quyền mà những từ đó chính Bác Hồ của chúng ta nói ra…?

Là một CCB đã từng cùng đồng đội và Nhân dân đối mặt với kẻ thù Mỹ-Ngụy ở chiến trường, chúng tôi đã hiểu thế nào là sự tàn bạo và dã man của chúng. Ngày nay, đất nước đã hòa bình, những người ở phía bên kia đã được sống hòa hợp trong vòng tay của Dân tộc, họ là anh em, là ruột rà của chúng ta, chúng tôi không muốn khêu lại những quá khứ đau thương ấy nữa. Nhưng những người làm phim về lịch sử thì phải trung thực, lịch sử xảy ra thế nào thì phải viết ra như thế ấy, dù muốn tránh né vì mục đích nào đó cũng không lọt được những đôi mắt tinh anh của Nhân dân ta đâu, và nếu anh cứ muốn giấu, muốn xuyên tạc sự thật thì bộ phim hoặc sản phẩm của mình làm ra sẽ không có giá trị, không có sức sống với thời gian như “Biên niên sử” mà những người làm phim muốn đặt cho bộ phim của mình vậy !


Chế Trung Hiếu
=====================================
(*) Ngày 14/11/2018 các anh Võ Tiến Trung, anh Nguyễn Thanh Tuấn và anh Nguyễn Cảnh Toàn đã trực tiếp gặp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam để nói về sự xuyên tạc của bộ sử 15 và 30 tập

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

VŨ MINH GIANG-NHÀ SỬ HỌC KHÔNG HỒNG, MÀ CŨNG KHÔNG CHUYÊN.


GIÁO SƯ TIẾN SĨ VŨ MINH GIANG-NHÀ SỬ HỌC
KHÔNG HỒNG, MÀ CŨNG KHÔNG CHUYÊN.

 Khi Bác Hồ còn sống, Người thường  dặn dò đội ngũ cán bộ ta là phải vừa Hồng và vừa Chuyên…
”Hồng” có nghĩa là Đỏ, là giác ngộ giai cấp, giác ngộ cách mạng, phải trung thành với Đảng và Tổ Quốc, phải có lý luận cách mạng dẫn đường, không có lý luận cách mạng thì như người không có phương hướng, không biết đâu con đường đúng mà đi tới.

”Chuyên” có nghĩa là hiểu biết sâu về chuyên môn mình đang làm, phải tích lũy kinh nghiệm và tiếp tục học tập để nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề, phải lăn lộn cùng quần chúng, để có hiệu suất công tác cao hơn phục vụ cho Nhân dân, cho xã hội. Chỉ dẫn này của Người không phải chỉ áp dụng trong thời chiến, mà ngay trong cả thời hình, thời xây dựng CNXH như hiện này, chúng ta cần có các cán bộ “Hồng thắm, chuyên sâu”.

Hồng và chuyên cũng gần giống như Đức và Tài, là con người không có một thứ đã là nguy rồi, nếu cả hai thứ đều không có thì kẻ ấy rất có hại cho xã hội vậy !

1/ VŨ MINH GIANG KHÔNG “HỒNG”
Trở lại vấn đề ông Vũ Minh Giang, tôi cho là tuy ông là một cán bộ cao cấp về ngành khoa học lịch sử   nhưng ông không “Hồng”:

Trong một cuộc trả lời Phỏng vấn báo Người đô thị (28/4/2018) , về Hòa hợp hòa giải với những người chế độ cũ Sài Gòn, dưới tiêu đề bài báo:


”GS-TSKH. Vũ Minh Giang: Phải đặt lợi ích quốc gia lên trên ý thức hệ !”

Khi  được hỏi:
Điều gì cần làm để thúc đẩy hòa hợp hòa giải dân tộc đạt kết quả mong muốn, thưa ông?

Vũ Minh Giang trả lời: “Tôi cho rằng phải bắt đầu từ suy nghĩ: lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, chứ không phải ý thức hệ. …”

Ông Vũ Minh Giang nói đến chữ “ý thức hệ” có nghĩa là ông nhấn mạnh đến Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng theo chủ nghĩa Mác-Lenin, một đảng khi thành lập trong hoàn cảnh “không quê hương, sương gió tơi bời” mà chỉ sau 15 năm đảng đó đã lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa long trời, lỡ đất giành Độc lập cho Tổ Quốc, giành chính quyền về tay Nhân dân sau gần 100 năm cả Dân tộc bị tê liệt trong cảnh nô lệ của kiếp trâu chó, dưới sự cai trị vô cùng man rợ của Thực dân Pháp.
Rồi Đảng đó đã cùng Nhân dân cả nước tiến hành cuộc kháng  chiến kéo dài 9 năm trường kỳ gian khổ, khi thực dân Pháp được Đế quốc Mỹ can thiệp tái chiếm lại định hủy diệt nên Độc lập non trẻ một lần nữa…Và Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm nên một “Điện Biên chấn động địa cầu”, chưa hết, Đảng đã lãnh đạo tiếp một cuộc chiến đâu vô cùng khốc liệt với Đế quốc Mỹ và bọn tay sai Ngụy quyền Sài Gòn để đến ngày 30/4/1975 đã hoàn toàn đánh bại bọn đánh thuê ở Sài Gòn, thống nhất nước nhà, thu Non sông về một mối.

Đại thắng mùa xuân 1975 là thiên anh hùng ca vĩ đại nhất trong lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh để dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, đánh dấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc, đưa  cả đất nước ta bước hẳn vào kỷ nguyên độc lập, tự do và CNXH.

Và trên đường đấu tranh lâu dài gian khổ đó có hàng chục Lãnh tụ của Đảng Cộng sản anh dũng hy sinh dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, hàng triệu Đảng viên khác cũng xả thân vì Nhân dân, vì độc lập tự do, họ đánh đổi máu xương và cả tính mạng của mình giành cho kỳ được Độc lập Tự do cho Tổ Quốc; Nhân dân và Đảng là một, là gắn bó là thủy chung, quyền lợi của hai là một, như Bác Hồ đã từng tuyên bố, “Đảng Cộng sản Việt Nam là người Tổ chức mọi thắng lợi của Nhân dân Việt Nam, ngoài lợi ích của Dân tộc, Đảng Cộng Sản Việt Nam không có một thứ lợi ích nào khác !”

Vũ Minh Giang không có chút “Hồng” nào trong người ông, vì ông ta chia cắt Đảng và Dân tộc, ông không thể hiểu nổi điều thiêng liêng nhất giữa Đảng và Dân tộc là giữa họ đã có một sự gắn bó máu thịt mà trên thế giới này không ở đâu, và chưa bao giờ có một Đảng, một Dân tộc Anh hùng, gắn bó, dạn dày, tôi rèn, thử lửa, hy sinh và chiến thắng như ở Việt Nam !

Kẻ thù đủ mọi màu sắc, len lỏi trong mọi ngành, giới của chúng ta luôn tìm cách ác độc chia cắt giữa Đảng và Dân tộc, chúng luôn luôn ý thức rằng Đảng thiếu Dân tộc thì Đảng sẽ chết và Dân tộc thiếu Đảng sẽ lập tức đi vào rối loạn và chiến tranh, mưu đồ chúng là ở chỗ đó…Hỡi anh em, hãy cảnh giác !

2/ VŨ MINH GIANG KHÔNG “CHUYÊN”
Trong buổi phóng vấn Vũ Minh Giang hùng biện tiếp:

”Đừng tin rằng ai đó cùng ý thức hệ với mình thì họ sẽ bảo vệ mình. Không có chuyện đó. Bằng chứng là, tất cả các triều đại phong kiến phương Bắc đánh ta, thực hiện những hành vi cực kỳ dã man trên đất nước chúng ta, thì họ đều chung ý thức hệ Nho giáo với chúng ta. Một khi còn lấn cấn, không đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, mà phân biệt người này theo chủ nghĩa này, người kia theo chủ nghĩa kia thì mục tiêu hòa hợp dân tộc sẽ còn khó khăn. !”

Chỗ này Cụ Giang lại bị một nhầm lẫn lớn, khi nói đến Triều đại phong kiến phương Bắc cùng “ý thức hệ” với các triều đại phong kiến của ta, nhưng vẫn đánh nhau…chỗ này ông Giang nói đúng…Nhưng về biện chứng thì ông Giang rất  sai, vì  chưa có một chứng minh nào, một luận đề nào nói là hai nước cùng một “ý thức hệ” thì “không được oánh nhau”. Chỉ đến khi chủ nghĩa Mac-Lenin ra đời thì mới có khái niệm là Các đảng Công nhân cần có “nghĩa vụ quốc tế”, nghĩa là họ  cần phải giúp đỡ nhau để chiến đấu và chiến thắng  kẻ thù chung giai cấp, và cả giúp đỡ nhau xây dựng kinh tế  để cùng nhau tiến nhanh lên con đường XHCN !
Một cái rất không chuyên nữa của ông Vũ Minh Giang là ông coi Nho giáo là một ”ý thức hệ”  ! Thời đó, ở phương Đông có Tam giáo là Phật giáo, Khổng giáo  (Nho giáo) và Lão giáo, tuy nhiên nguồn gốc của tam giáo này được coi là đồng nguyên (một nguồn phát sinh ). Hễ nói đến Tôn giáo (religion) là thuộc về tín ngưỡng, về niềm tin thần thánh; nó hoàn toàn khác với “ý thức hệ” (ideology) ý thức hệ bao gồm những người cùng giai cấp (hoặc khác giai cấp nhưng tự nguyện xóa nhòa giai cấp mình để thành cùng giai cấp), thuộc tính của Tôn giáo (religions) là tín thần, là mê tín. Còn với ý thức hệ thì tùy theo từng ý thức hệ, Ví dụ: ý thức hệ phong kiến thì họ còn tín thần, nhưng khi hình thái kinh tế biến đổi để có một Đảng của giai cấp Công nhân thì họ là vô thần…Hai khái niệm về “tôn giáo” và “ý thức hệ” hoàn toàn khác nhau, chỉ có một vài điểm giống nhau nhỏ nhưng Vũ Minh Giang đã nhầm lẫn tại hại, ông coi tôn giáo là ý thức hệ;  vì thế  tôi dám nói ông Giang là người không “chuyên” là vậy…

Về ông Giang tôi sẽ còn có mấy bài tiếp theo nữa, xin cám ơn các bạn đã đọc !

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

TẠI SAO ”BẠN” LẠI KHÔNG THÁO CHẠY BẰNG QUỐC LỘ 19.

TẠI SAO ”BẠN” LẠI KHÔNG THÁO CHẠY
BẰNG QUỐC LỘ 19.



1/ Tình hình chung tháng 3/1975:

Ngày 11/3/75 tại “phủ đầu rồng” Nguyễn Văn Thiệu hay tin BMT thất thủ, Thiệu gọi Khiêm (Thủ tướng ngụy SG), Viên (Tham mưu trưởng) họp bàn và thực hiện PA đã có trong đầu bởi được dạy tại trường Quân sự Pháp, Mỹ: Nếu CS chiếm Tây Nguyên, ép Vùng I thì có thể bỏ, lui về giữ vùng III, IV (Từ Ninh Thuận trở vào đến Cà Mau) chờ viện trợ của “đồng minh” rồi tái chiếm lại, không lo, vì vùng III,IV là vùng “người nhà và có khiếu chống Cộng oai hùng”. Học cách làm của Lý Thừa Vãn (ngụy Nam Hàn), lui hết về Busan, rồi kêu gọi quân đội của 21 nước chư hầu do Mỹ chỉ huy, bật lại một phát đến tận sông Áp Lục…!
 
Ngụy quân ồ ạt nhưng rối loạn tháo chạy khỏi Tây Nguyên

Nói thì nói vậy, Nhưng Thiệu vẫn ồ ạt tăng viện cho BMT, và kêu gọi “tử thủ” lệnh cho báo đài viết láo rằng “quân ta đang chiếm lại BMT” ; chỉ duy nhất có nhà báo Pháp Paul Lesandri thì lại viết thật, nói thật là “mất con mẹ nó BMT rồi” và tin đó là một bát axit tạc vào mặt Thẹo nên 3 phát súng nã vào đầu ông nhà báo này, kết liễu cuộc đời một Nhà báo nói thật .

2/Tình hình ở Tây Nguyên:
Bấy giờ Phạm Văn Phú, vốn là một tên lính quèn tàn quân trong trận Điện Biên bị ta gô cổ rồi thả, nay cũng mò lên được Thiếu Tướng Tư lệnh vùng II (Cao nguyên Trung Phần, đóng đại bản doanh ở Pleiku), vì cùng cánh với Thiệu vốn là “tù nhân lương tâm” dưới thời Cộng Sản, lúc Thiệu bị tóm ở Kẻ Sặt (Hải Dương) với cấp Chuẩn Úy khi đang là lính đánh thuê cho quân thực dân Pháp, vì khóc lóc nên được thả, sau đó chạy vào Nam phất lên dưới cờ 3/ lên được Tổng thống…Thiệu gọi điện dặn dò cẩn thận hãy đưa các sĩ quan chạy trước, vũ khí, tài liệu đi giữa và bầu đoàn, thê tử và quân lính có đến 200 ngàn tên chạy theo sau.

Thiệu và bè lũ dặn là “hết sức bí mật rút theo đường 7”.
Đường 7 (Bây giờ là QL 25), lúc đó chỉ có một đoạn tốt, xe chạy êm từ Chư Sê đến Cheo Reo (Ayun Pa bây giờ) còn đoạn từ Cheo Reo đi Tuy Hòa bỏ hoang lâu ngày, dù có xấu, có xa hơn các QL ngang khác, nhiều cầu lớn bị hỏng, nhưng lại bí mật bất ngờ, “Cộng quân không thể tin là quân ta rút chạy theo đường nát bét này, và ta sẽ thắng, bảo tồn được quân số và gia binh…”

 
Hàng ngàn xe các loại, chen lấn xô đẩy cũng đã tự chết rồi !

3/ Tại sao “Bạn” lại tháo chạy theo con đường chết chóc – Đường số 7:
Dù biết đường xấu, nhưng vẫn cứ đi, vì bản chất ngụy quân là lính đánh thuê, thường chỉ biết đâm đầu vào chỗ chết theo lệnh người thuê chúng là quân Mỹ và Pháp, chứ đời làm ngụy quân bao giờ lại có quyền tự quyết định vận mệnh cho mình...!

Ngụy quân do Phú chỉ huy cho là “đừng dại đi theo QL19, phải qua con đèo “tử thần Mang Giang – Dak Pơ”, nơi mà ngày 24/6/1954 Binh đoàn Cơ động số 100 của Pháp (thường được gọi là Binh đoàn Triều Tiên) đã tham chiến trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã “giành thắng lợi vẻ vang và được trao Huân chương Anh dũng Bội tinh và danh hiệu Anh hùng” đã bị Trung đoàn 95 QK5 phục kích giết, bắt sống gọn hơn 1.000 quan quân Pháp của Binh đoàn này tại đèo Mang Giang trên QL 19 làm cho quân Ngụy phải đưa vào Cẩm nang “kinh nghiệm tác chiến Quân đoàn” và đừng dại lại tự đưa xác mình vào đây lần nữa.!

4/ Đường số 7- con đường ác mộng kinh hoàng của Tàn quân ngụy trên đường tháo chạy:
Ngụy tưởng QGP không biết chúng tháo chạy theo con đường này, nhưng Tướng Văn Tiến Dũng thì lại biết, anh ra lệnh cho sư 320 tăng cường thêm xe tăng, xe bọc thép, xe vận tải pháo bắn thẳng, do sư trưởng Kim Tuấn vừa chạy theo, vừa chỉ huy vừa truy đuổi, vừa phục kích chặn đầu, khóa đuôi, trái phải vu hồi. Lực lượng GPQ như cơn sóng thần, lớp lớp dâng lên ngập tràn cả Tây Nguyên, thề cuốn trôi hết quân thù tàn ác…!

Cả đêm 16/3 các loại pháo binh ta dội lửa xuống Phú Bổn (Cheo Reo- Ayunpa) làm cho chúng vốn đã kinh hồn đâm ra kinh hoàng, chúng khóc lóc, cầu trời, cầu Chúa nhưng không thoát được. Và chúng tin là Cộng quân chỉ pháo kích chứ không truy kích và phục kích…
 
Tàn quân bắc cầu phao qua Sông Ba trên đường 7...tự xây cho mình mồ chôn ở đây !

Nhưng hỡi ôi, vừa sáng sớm 17/3 khi con gà rừng vừa cất tiếng gáy dưới chân đèo Tuna, thì cũng là khi toàn bộ quân Việt gian lọt vào ổ phục kích của sư 320, từ cầu Cây Sung , chúng ta đánh trên sườn đồi đánh xuống, hất toàn bộ quân thù xuống sông Ba, hàng ngàn tên đền tội, giòng sông Ba bị tắc nghẽn vì xác tàn quân, hàng ngàn tên khác khôn ngoan đầu hàng, ta tha chết tại chỗ, bắt tụt hết quần áo ngụy quân cho an toàn và cho về quê làm ăn ngay lập tức !
Sang ngày 18/3/75, chúng cố gom tàn quân hung hãn gọi phi pháo chi viện, và xe cộ cơ giới liều chết tiếp tục hành trình; vừa xuống đến cầu Lệ Bắc thì hỡi ơi, cầu gãy, ván sập, địch quân cho bắc cầu phao, và rồng rắn bò qua thì pháo ta tập kích: cầu phao trôi, ngụy quân , xe pháo lóp ngóp dạt theo dòng sông Ba đang cuồn cuộn chảy mà đền tội ác…Quang cảnh lúc này không khác gì lúc quan quân Tôn Sĩ Nghị lặn ngụp dưới cầu phao bị gẫy ở Hồng Hà mùa Xuân Kỷ Dậu !

Số sống sót vừa về đến Củng Sơn (thị trấn Sơn Hòa) thì bị 2 tiểu đoàn địa phương Phú Yên đầy đủ quân số và dũng khí ngút trời, bao vây tiến công, chia địch ra mà diệt...thì đoàn quân ngụy hoàn toàn tan rã, mười năm sau (1985) ai qua đây vẫn còn nhìn thấy bãi xác của hàng ngàn xe quân sự GMC, xe Dogde, xe M113 nằm trơ dưới nắng hè bên bờ cát trắng sông Ba thơ mộng…

Thế là cuộc “tử thủ Tây nguyên” của Pham Văn Phú đã hoàn toàn thất bại, hàng vạn quân ác ôn của y đã bỗng chốc trở thành mây khói, tội ác của quân thù đã bị đất trời Tây nguyên trừng phạt, giòng Sông Ba đã từng nhuộm đỏ máu đồng bào các Dân tộc Tây Nguyên do quân thù gây ra, thì hôm nay Người đã hả hê nhìn thấy kẻ thù đền tội...
Chế Trung Hiếu

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

TRỪNG TRỊ BỌN NGỤY NGOAN CỐ TRỐN CHẠY KHỎI QUẢNG NGÃI VÀO BAN ĐÊM…

TRỪNG TRỊ BỌN NGỤY NGOAN CỐ
TRỐN CHẠY KHỎI QUẢNG NGÃI VÀO BAN ĐÊM…



(Tóm tắt)
Ngày 20/3/1975 ta kết thúc chiến dịch Tây Nguyên, quân ngụy hoàn toàn bị tiêu diệt; Trước đó thì từ trong nước cho đến ngoài nước, ít ai có thể tin được rằng, địch sẽ rút chạy khỏi Tây Nguyên, và số phận của toàn bộ sinh lực địch từ Dân vệ, Nghĩa quân, Bảo an, Cộng hòa, Biệt động quân, Biệt kích, Xe tăng, Không quân, Pháo binh, Công binh, Hậu cần… hàng chục vạn tên đã được định đoạt…

"TÂY NGUYÊN AI LẤY ĐƯỢC THÌ THẮNG,
LÒNG DÂN AI GIỮ ĐƯỢC THÌ HƠN !"
Không biết tự bao giờ ở miền nam Việt Nam có câu thành ngữ như trên, nên khi nghe tin Tây Nguyên đã được giải phóng, nhân dân đã vùng lên làm chủ thì toàn bộ miền Nam, tư tưởng và tâm lý trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền đã hoàn toàn tan rã…chúng cầm chắc là thua, và hãy tìm cách chạy trốn nhanh, chừng nào tốt chừng ấy…

 
Đồng chí Lê Tấn Tỏa, Bí thư Quảng Ngãi, người chỉ huy trận đánh báo thù

TÌNH HÌNH ĐỊCH Ở QUẢNG NGÃI
Sau khi ký Hiệp định Paris, quân ngụy tăng cường lấn chiếm cắm cờ giành đất với Nhân dân ta, phía ta gặp biết bao khó khăn, ác liệt. Vũ khí Mỹ để lại còn rất nhiều và chúng tiếp tục viện trợ cho quân Ngụy rất lớn…Chúng tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng lính chính quy, và địa phương quân, tăng cường đóng thêm nhiều đồn bốt…

Ở Quảng Ngãi có các quận lỵ miền Núi như Minh Long, Sơn Hà, Trà Bồng , mỗi quận lỵ chúng lập một chi khu Quân sự có một hệ thống , tập đoàn cứ điểm, đồn bót kiên cố như một Điện Biên phủ, ta tiến hành đánh nhiều lần nhưng không dứt điểm…Trong hồi ký của Trung Tướng Nguyễn Huy Chương, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Quân khu 5 đã nói rằng, ở Quảng Ngãi thời ấy, cứ 8 người dân thì có một tên lính ngụy…với dân số 1,2 triệu người thì Quảng Ngãi địch bố trí hơn 150.000 quân lính, chưa kể số lính địa phương, nghĩa quân, dân vệ…chúng dàn quân khắp nơi, cắm chốt khắp nơi..chỗ nào cũng có lính…
Mỹ -Ngụy coi mạng sống của nhân dân như rác rưởi !


CHƯA ĐÁNH ĐÃ THÁO CHẠY !
Ngày 19, 20, 21/3/1975 ỏ Quảng Ngãi bỗng nhiên “lính ngụy hiền như Phật”, trước đó chúng là những con quỷ mặt người vô cùng khát máu, chúng đi đến đâu là cướp của, giết người, chặt đầu, mổ bụng, là hiếp dâm là đốt nhà, phá nát xóm làng, phi pháo chúng dội xuống làng xóm suốt ngày đêm, chúng gây ra không biết bao nhiêu đau khổ, chết chóc cho người dân Quảng Ngãi ! Bỗng đêm 22/3 hai chi khu quân sự Trà Bồng, Sơn Hà cũng lẳng lặng rút chạy về thị xã Quảng Ngãi…ta tiến về giải phóng hai quận lỵ đó không tốn một viên đạn nào…

Toàn bộ quân ngụy đều rút về nằm dày đặc tại Thị xã Quảng Ngãi - hang ổ cuối cùng của quân giặc - , các đồn bốt lẻ chúng để nguyên vũ khí lớn, thắp điện sáng trưng để đánh lừa quân ta là chúng vẫn còn ở đó…!
Xe đò thời chiến tranh ở Quảng Ngãi

Tối 22/3 Tên Tỉnh trưởng, kiêm Tiểu khu trưởng Quảng Ngãi, Đại tá Lê Văn Ngọc lên đài phát thanh Quảng Ngãi tuyên bố: ”Nhân dân và quân, nhân, cán, chính QN hãy tùy nghi di tản, quân đội VNCH không thể đảm bảo tính mạng và tài sản cho các bạn. Riêng chúng tôi sẽ tử thủ tới cùng tại đây…”
Lúc bấy giờ Bí thư Quảng Ngãi là bác Lê Tấn Tỏa, cùng với Trung tá Tỉnh đội trưởng Cao Văn Luật mở một cuộc họp khẩn nhận định: “Địch đã tan rã, chúng sẽ bỏ chạy ngay trong đêm 23/3…Chúng ta phải tiến hành chặn đứng cuộc tháo chạy này, hãy tiến hành kêu gọi anh em binh sĩ trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền ở Quảng Ngãi, hãy bỏ vũ khí đầu hàng, sẽ được Cách mạng tha thứ, nếu ngoan cố chống lại quân Cách mạng thì sẽ bị tiêu diệt…
Nhận định “hướng địch chạy sẽ ra Chu Lai bằng cả hai đường thủy và bộ,vì Chu Lai là căn cứ Mỹ-Ngụy lớn nhất miền Nam chưa bị đe dọa...và nhất định chúng ta buộc địch phải chạy theo đường bộ, không cho chúng chạy theo đường thủy sẽ khó diệt gọn…” và cũng để phù hợp với ý đồ tác chiến của quân ta !
Lính Mỹ ngày đêm bắn phá bừa bãi xuống xóm làng Quảng Ngãi

Đề phòng địch ngoan cố chống trả trên đường tháo chạy, Ban chỉ huy Tỉnh sử dụng Trung đoàn 94 gồm 3 tiểu đoàn bộ binh D81, D48, D83 vận động ngay bố trí dọc QL1 từ hướng cầu Quán Cơm (Cầu Trà Khúc) ra đến Thế Long (Tịnh Phong). Trung đoàn xe tăng bố trí từ Dốc Trạm ra đến Châu Ổ, cho dùng mìn và bộc phá đánh nát QL1 không cho xe cơ giới địch tháo chạy ! Dùng Tiểu đoàn Đặc Công D406 của Quân khu 5 tăng cường đánh Trung đoàn bộ trung đoàn 4 sư đoàn 2 ở Núi Bút, Bố trí tiểu đoàn 7 (tăng cường của Sư 3 quân khu 5) vòng xuống Sơn Mỹ, bịt kín cửa Sa Kỳ, dùng các thuyền của du kích miền đông Quảng Ngãi thả mìn trôi, nếu tàu ngụy chạm vào sẽ nổ đánh chìm, buộc địch không chạy được ra Lý Sơn, Sử dụng hơn 10 lựu pháo 105 với cơ số đạn rất lớn thu được của địch ở Quân lỵ Trà Bồng bỏ lại hàng mấy ngàn viên, bố trí trận địa ở Bình Minh (Bình sơn), Núi Thình Thình (Bình Trung) được lấy tọa độ tác xạ trước ,khi được lệnh sẽ rải cấp tập đạn dọc QL1…
Dùng tiểu đoàn thiện chiến D20 (toàn người anh em H're, Cà Dong có lòng căm thù Mỹ-Ngụy sâu sắc) vu hồi từ phía đông QL1, không cho địch chạy ra hướng biển…Huy động hơn 10 đại đội địa phương của các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ phối hợp với D20 và Dân công hỏa tuyến kêu gọi ngụy quân đầu hàng, và sắn sàng đưa họ về phía sau ngay để an toàn nếu họ bỏ súng đầu hàng !


QUÂN ĐỊCH ÂM THẦM RÚT CHẠY TRONG ĐÊM !
8 giờ tối, địch quân dò dẫm, âm thầm qua cầu Trà Khúc, dẫn đầu đoàn quân tiền trạm, là hàng chục xe bọc thép M113 trang bị Đại liên 12,7. Chúng rẻ phải về phía Sơn Mỹ, đây là bộ phận dẫn đường, thăm do quân ta để đưa đại quân chạy ra hướng biển. Khi vừa chạm đội hình của D7, chúng liền bị đánh phủ đầu, quân ta bắn cháy vài M113, buộc chúng sợ hãi quay xe ngược trở lại cầu Trà Khúc, đến 10 giờ chúng bắt đầu liều lĩnh đưa toàn bộ đội hình không đèn đóm, không bắn phá, âm thầm theo QL1 ra Chu Lai, đoàn quân địch dài khoảng 10 km gồm hàng ngàn xe cơ giới nhẹ, xe bọc thép gắn đại liên 12,7, súng cối, xe vận tải, xe khách…chúng bố trí gia binh đi sau cùng để an toàn, theo chúng nghĩ… Khi đoàn tàn quân kéo đến Dốc Trạm, cách thị xã đúng 10 km thì ta bắt đầu nổ súng và ra lời kêu gọi bỏ súng đầu hàng quân Giải phóng, bằng loa lớn đặt trên các ngọn đồi…Bọn tàn quân ngoan cố, không thèm tuân lệnh mà ra sức bắn trả bằng đại liên 12,7 và gọi pháo của đồng bọn từ Chu Lai bắn vào để hỗ trợ…Tức thì Trung đoàn trưởng Lê Tấn ra lệnh phát hỏa quyết liệt…Pháo 105 của ta gầm lên rất chính xác, rải đạn dọc QL1 vì đã trinh sát rất kỹ, các tiểu đoàn 81, 83,48 hừng hực sức mạnh, vận động tiến ra mặt đường tiêu diệt địch, xe tăng từ Châu Ổ chạy ngược vào cứ theo tuyến phân công mà diệt địch…Ban đầu chúng chống cự dữ dội, gây cho quân ta một số tổn thất, nhưng về sau vì lạc đường, vì hãi hùng,vì cưu mang gia binh và vì bốn phía đều là quân Giải phóng đang lao tới, nên địch chống trả yếu dần cho đến 5 giờ sáng thì chúng hoàn toàn đầu hàng. Khi biết quân địch còn sống dồn thành tốp hàng trăm tên, trên các đồi cát trắng dọc QL1 từ Thế Long ra Châu Ổ để đầu hàng, thì chỉ huy ta ra lệnh hoàn toàn ngừng bắn…

Nhiều tên ác ôn ngoan cố bị tiêu diệt. Hàng ngàn tên ngụy khác, không chịu đầu hàng đều đền tội. Hơn 6.000 tên bị bắt sống, được Dân công hỏa tuyến dẫn cho về quê ngay, một số nhỏ gia binh ngụy bị thương, được ta băng bó đưa vào viện quân y để điều trị. Ta thu hàng ngàn xe cơ giới, hàng ngàn vũ khí lớn nhỏ, và một số lớn tài sản có giá trị mà khi còn mạnh, chúng hung hãn cướp bóc của nhân dân, đều bỏ lại trận địa ! 
 
Lính Mỹ hiếp xong những phụ nữ bần hàn vô tội, rôi đang tâm nổ súng giết chết họ tại Sơn Mỹ

45 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG QUẢNG NGÃI !
Đại quân ta vui sướng kéo về Thị xã Quảng Ngãi đúng 10 giờ sáng ngày 24/3/1975, hàng trăm ngàn người dân Quảng Ngãi đau thương trong chết chóc và tàn khốc do kẻ thù Mỹ - Ngụy gây nên trong suốt 21 năm trời, đã ào ạt tràn về Thị xã Quảng Ngãi với Cờ Giải phóng và ảnh Bác Hồ trong tay, và với niềm vui lớn, tưởng như trong mơ, họ cười, họ ôm nhau rồi họ khóc…niềm Hạnh phúc về nhanh quá, vĩ đại quá…!

Và đó là ngày Giải Phóng Quảng Ngãi...ngày lịch sử của mãnh đất miền Trung đau thương mà Anh dũng này.

ĐẠN NỔ LUM ĐUM… VỀ ĐÂY CHẾT CHÙM, VUI HƠN CHẾT LẺ !

ĐẠN NỔ LUM ĐUM…
VỀ ĐÂY CHẾT CHÙM, VUI HƠN CHẾT LẺ !


(Chuyện vui thời Covid)
NÓI VỀ B52:
Ai là lính ở chiến trường Quảng Ngãi từ 1964-1972, thì ít có ai là không nếm mùi bom B52. Bom đạn ở chiến trường nhiều hơn cơm bữa. thời 1965-1972 trên bầu trời Quảng Ngãi không lúc nào là không có máy bay Mỹ-Ngụy, không lúc nào là không có tiếng nổ của bom, đạn pháo, nó xảy ra 24/7 luôn. Nhưng B52 thì ít hơn, nó phụ thuộc vào năng lực của không quân Mỹ và kỹ thuật chiến trường để chúng tiến hành một phi vụ B52.

Ở Quảng Ngãi, B52 ném lần đầu tiên là khoảng tháng 6/1965, nơi ném là xã Nghĩa Thọ, Huyện Tư nghĩa, vị trí chính xác là trên đèo Chim Hút, (15°03'39.1"N 108°42'26.0"E)là một con đèo thấp nối hai huyện Tư Nghĩa và Nghĩa Hành.

Máy bay B52 chất bom lên máy bay trước khi đi rải thảm ở Chiến trường


Hôm đó, không hề được báo trước là sẽ có B52 ném bom như sau này. Một buổi tối, lúc 8 giờ, bỗng từ phía đèo phát ra hàng tràng tiếng nổ nặng, ầm ầm rung chuyển như động đất chứ không chát chúa như các loại bom thường khác. Sáng ra, chúng tôi đi kiểm tra nương rẫy của mình, thì thấy tan hoang hết, một vùng rộng lớn hàng mấy hecta đều thành ao vũng lớn, đất đá đào lên, dù là trên sườn núi nhưng các hố bom đều sâu ngập nước ! B52 thường ném xen kẻ các loại bom có trọng lượng và tính chất công phá khác nhau. Tốp đầu chúng thường ném loại bom sát thương, loại chạm đất nổ ngay, nhằm giết chết đối phương khi chưa kip xuống hầm, tốp sau chúng lại ném bom đào, bom tấn, nhằm trục hầm hào, công sự lên vì khi nghe nổ của tốp đầu, thì đối phương sẽ chui xuống công sự. Mỗi chiếc B52 có thể mang 30 tấn bom tức khoảng 100 quả bom lớn nhỏ, một tốp 3 chiếc tức có thể ném hơn 300 quả bom trải trên một diện tích rộng khoảng hơn 1ha. Đừng nói ai còn sống sót nếu bị B52 ném trúng vị trí đội hình hành quân, hoặc là đang nằm trong công sự tại cứ !

Từ đầu năm 1966, thì chúng ta biết trước hầu hết các vụ oanh tạc bằng B52, có lẽ là loại này quan trọng, nên tình báo của ta nắm được . (B52 là máy bay chiến lược của Đế quốc Mỹ mà)…Thường thì chúng ta nhận được tin hỏa tốc đánh điện từ Ban tham mưu Tỉnh đội gửi cho các đơn vị có VTĐ, nếu đơn vị nào không có VTĐ thì gửi nhờ qua các đơn vị có VTĐ, rồi liên lạc mang đến. - Hồi đó trách nhiệm và tình cảm đồng đội ở mặt trận cao lắm, không gì để so sánh được; - các bức điện thông báo chỉ vẻn vẹn mấy chữ:
“Đơn vị nào đứng ở Tọa độ x (…); y (...) phải di chuyển ra khỏi vị trí trước giờ, ngày…

Có lẽ tin này được gửi từ Bộ Quốc Phòng, từ ngoài Bắc bằng máy 15W vào. Có thể nói 100% tin tức từ bức điện là đúng, và địch ném bom vô cùng chính xác. Lúc bấy giờ các thủ trưởng của các đơn vị chiến đấu và ở căn cứ đều có bản đồ giấy Quân sự tỷ lệ: 1/25.000, khi nhận tin thì lấy thước mà căng ra tìm tọa độ thông báo để mà tránh !
Tuy nhiên, B52 cũng có cái nhược là, chúng ngu ngốc đánh bom rất có quy luật, cứ mỗi tốp là 3 chiếc, hai tốp cách nhau đúng 15 phút, có lẽ đây là “nhân quyền kiểu Mỹ” để cho đối phương dọn dẹp, cứu chữa thương vong rồi mới đánh đợt sau…Nếu phi vụ này có 4 tốp, tức chúng ta có tới 60 phút để mà “thưởng thức…bom.”

HẦM ĐỂ TRÁNH B52:
Như trên đã nói, dù có hầm hào kiểu gì, nếu nằm trong vùng tọa độ ném bom của B52 thì đều bị sập hết và thương vong hết. Do đó, chúng tôi thường tìm những hang động mà làm chỗ tránh B52. Thiên nhiên, rừng núi miền Trung đã cho chúng ta nhiều hang động lý tưởng như vậy để tránh B52. Cho dù ở xa chiếc hang một tý, nhưng khi có báo động B52 là ta phải di chuyển vào đó ngay, vào được đó là an toàn tuyệt đối.


Nhớ một kỷ niệm sau trận Mậu Thân 1968, chúng tôi di chuyển vào hang động lớn ở Đá Sơn (Nghĩa Sơn, Tư Nghĩa) để tránh B52 vì có báo động…Chiếc hang rất lớn, lòng hang rộng, bằng phẳng có một con suối nhỏ chảy qua, có thể chứa đến hai tiểu đoàn…hang này cách tọa độ báo động không xa, nhưng không hề gì, hang có bề dày vài trăm mét đá thì chỉ hơi sợ bom nguyên tử…
Tối đến thì B52 thả bom, tiếng bom cắt không khí nghe như một đàn voi đang hí...đá lăn, cây đổ, lực ép và khói bom tràn vào hang sặc sụa…chúng tôi, hàng trăm con người trai tráng, nam nữ đều ôm nhau cười, vui thú dưới sóng chấn động của các loạt bom và cùng nhau khản giọng hò hét:
“Ha ha…đạn nổ lum đum, nếu có chết chùm, vui hơn chết lẻ...ha ha…” gào thét như vậy, nam nữ ôm nhau đồng thanh như vậy cả tiếng đồng hồ, đến nỗi trận bom B52 dứt lúc nào mà chúng tôi không biết…
Chuyện bom B52 có liên quan gì với Covid hôm nay ?: 

CÁC EM HÃY VỀ ĐI, ĐỪNG NGẠI !
Đúng vậy, bây giờ nói về cái chết, nếu có chuyện rủi ro, thì có lẽ cùng nhau chết, thì vui hơn là chết lẻ…được cùng nhau săn sóc, cùng nhau giúp đỡ, cùng nhau chia sẻ những gian khó và hạnh phúc lẫn nhau là việc làm Nhân văn lăm lắm của Quê ta, mà chưa chắc ở đâu cũng có…!

 
Một nhóm học sinh Bỉ, mặc áo dài Việt Nam, đội nón lá chế nhạo người Việt lây Covid cho họ

Nghĩ như vậy, nên các em ta là du học sinh từ các nước có dịch nghiêm trọng, họ đã thu xếp để trở về với quê hương, gia đình, nơi đây có cha mẹ, anh em bạn bè cùng màu da, cùng giòng máu… có một số em vẫn còn kênh kiệu, nhưng số này rất ít, chẳng qua là các em còn thơ dại đấy thôi…
Ta đọc qua tin tức ở Châu Âu, từ khi Vũ Hán bị dịch, các em là người châu Á, kể cả là người Trung Quốc, Singapore, Thái, Đài …hễ ra đường là bị chúng khinh miệt, là bị chửi rủa, là xa lánh…không mang khẩu trang chúng cũng chửi, mà có đeo thì chúng cũng khinh miệt, chúng cho rằng, người Da Vàng, người Châu Á là kẻ truyền Covid..."chúng mày hãy cút đi !"
Nhiều em người Thái, Sing, Trung Quốc bị cà khịa, bị làm nhục…



Thế thì tại sao các em không vội để mà về…?
Về đây có Quê hương, có Tổ Quốc, có Gia đình và bè bạn, rủi có bề gì thì: “ Ha ha…Đạn nổ lum đum…cùng nhau chết chùm vui hơn chết lẻ…ha ha…”

Nói là nói vui vậy thôi, Viêt Nam đã có “nghệ” về chữa trị SARV –COVID rồi, nên các em đừng sợ, chỉ lo là Chính phủ của bác Phúc không khéo thu xếp, để các em ồ ạt tràn về một lúc nhiều quá, không đủ người kiểm soát và xét nghiệm tìm dịch bệnh và cách ly cho an toàn mà thôi.
Điều này chắc Chính phủ bác ý đã đủ kịp lo toan !