Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

"BỌ" LẬP ĐÃ ĐẦU HÀNG VÀ XIN KHOAN HỒNG ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI "VIẾT VĂN LƯƠNG THIỆN"



“Bọ” đã đầu hàng.


Như chúng ta đã biết  “Bọ” Nguyễn Quang Lập bị Công an Tp. HCM khám xét nơi ở, trịch thu một số tài liệu và bị bắt giam  vào trưa 6/12/2014 với thông báo rất vắn tắt trên “Cổng thông tin điện tử Bộ Công an” như sau:

"Ngày 06/12/2014, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang, ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Quang Lập, sinh năm 1956, hộ khẩu thường trú tại căn hộ B505 - Lô B2 - Chung cư Hoàng Anh - Gia Lai, 37 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Quang Lập để xử lý theo quy định của pháp luật."

Theo tin trên trang web của Công an Tp. Hồ chí Minh đăng ngày 10/12/2014 thông báo: “An ninh đã làm việc với ông Lập vào hôm 10/12 và  Ông Lập khẳng định: "từ khi bị bắt đến nay, tình hình sức khỏe và sinh hoạt bình thường.”

Cũng trang web này tường thuật: “Ông Lập khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin được hưởng khoan hồng, sớm được tại ngoại.”
“Ông Lập cam kết từ bỏ hoạt động vi phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã hội.” (*)

Sau khi Nguyễn Quang Lập bi bắt nhiều trang mạng đều đăng tin này thậm chí các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Quan sát Nhân quyền ( HRW), Ủy ban Bảo vệ Ký giả Quốc tế (
CPJ) (Đều do Mỹ thành lập và có trụ sở ở Mỹ ) đòi phía Việt Nam phải thả Nguyễn Quang Lập ngay lập tức, vì Nguyễn Quang Lập “là vô tội”.

Nguyễn Quang Lập nhiều lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc vì quá "yêu nước "

Tại  một tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam viết “Tin cho hay, họ bị bắt vì đăng tải các bài viết chỉ trích các chính sách và hành động của nhà nước trên mạng. Chính phủ Mỹ kêu gọi chính quyền Việt Nam thả các cá nhân này ngay lập tức và cho phép mọi người dân Việt Nam được tự do bày tỏ quan điểm chính trị, cả trên không gian ảo cũng như trong đời thực”.
Theo nhận định của chính phủ Mỹ, những vụ bắt giữ như thế này “làm tổn hại tới các nghĩa vụ cũng như cam kết quốc tế của Việt Nam về nhân quyền”.
“Việt Nam cần phải bảo đảm rằng các luật lệ và hành động của mình phù hợp với các nghĩa vụ đó,”


Như vậy ta thấy vai trò “Bọ” Lập rất quan trọng đối với tổ chức thù địch với Việt Nam.  Mặc dù ngành công an chưa có kết luận cụ thể về việc phạm tội của “Bọ” , nhưng  kinh nghiệm trong cuộc sống cho ta bài học:”Hễ ta làm cái gì có lợi cho kẻ xấu, thì chúng thường ca ngợi, tán dương thậm chí khen thưởng...và ngược lại thì chúng càng xuyên tạc, đánh tráo phải trái, vu khống và chửi bới!”
Từ khi bị cách chức “Phó ban biên tập tạp chí Cửa Việt vì những ấn phẩm có nội dung lợi dụng chính sách cởi mở để xuyên tạc chế độ" (1992). Nguyễn Quang Lập chuyên tâm viết tiểu thuyết và kịch bản, một vài tác phẩm của Nguyễn Quang Lập được xuất bản và một vài kịch bản được lên sân khấu thu hút người xem, và tất nhiên Nguyễn Quang Lập có thu nhập chính đáng bằng con được văn học của mình.

Nguyễn Quang Lập  giống như Nguyễn Huy Thiệp, và "Bọ" cũng đi theo vết xe đổ của Thiệp: Có tài viết văn, biết cách  khám phá các chủ đề mới, ban đầu được người đọc đón nhận. Nhưng dần dà các chủ đề mới không được khai thác nữa mà lại đi vào sáo mòn, lặp lại các mô-típ cũ, tẻ nhạt và gượng ép và bạn đọc dần rời xa. Rồi Nguyễn Huy Thiệp muốn có thu nhập phải đành viết bậy theo sự giật dây của các kẻ xấu có tiền đang ở đâu đó trong bóng tối hoặc ở ngoài biên giới muốn dùng ngòi bút viết liều của kẻ túng tiền “để làm đòn xoay chế độ”,  Nguyễn Huy Thiệp tự kết thúc  sự nghiệp văn chương của mình bằng một tác phẩm viết thuê cho một nhóm người lưu vong ở hải ngoại, dùng lời văn tục tĩu để chống phá Tổ Quốc, xuyên tạc sự thật để kiếm ít tiền...và rồi tiếng tăm rơi xuống đáy của xã hội... Thực tế ở Việt Nam gần đây một số các cây bút thường chạy theo trào lưu “văn chương lề trái”  trong khi viết phải có “pha chút chống đối chế độ” thì tác phẩm bán mới chạy, mới ăn khách, mới kiếm được tiền; Nếu “tác phẩm” đó không được xuất bản theo đường chính thống trong nước thì lập tức được bọn xấu cho đăng hoặc xuất bản ở nước ngoài, ít ra cũng có năm ba ngàn đô tiền tài trợ gửi về qua tài khoản ngân hàng cho người viết bậy, được ngụy trang với mỹ từ “nhuận bút” nhưng thực ra đó là tiền của thế lực xấu dùng mua rẻ rúng những cây bút viết chống đối chế độ, chúng đặt hàng các “nhà văn” đó tìm cách xuyên tạc các chính sách của Nhà nước Việt Nam làm cho nó yếu đi, dân chúng mất lòng tin vào chế độ, rồi chờ cơ hội vùng lên lật đổ chính quyền. Hầu hết những “tác phẩm” đó không hề có tính phản biện góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội mà là những lời văn xuyên tạc, bóp méo và vu khống chế độ, làm hả dạ kẻ đã không ít hơn một lần bị nhân dân ta vùng lên đánh đuổi tháo chạy vì những hành vị đê hèn làm tay bán nước, hại dân của chúng.



Những Đảng viên bất mãn luôn đứng phía sau Nguyễn Quang Lập  và đồng bọn
 nhằm phụ họa cho chúng viết bậy  làm mất uy tín của chính quyền Việt Nam

Việc Nguyễn Quang Lập thú nhận trước Công an tp. Hồ Chí Minh hành vi vi phạm pháp luật của anh ta và cầu xin được khoan hồng để trở lại làm người lương thiện, kiếm ăn theo  con chữ chân thật của mình là một cái tát như nẩy lửa  xuống mồm bọn Nguyễn Quang A, bọn Sứ Quán Mỹ ở Hà Nội và một số “chấy rận” khác đang lẫn trốn ở trong bóng bối hoặc cố làm ra vẻ “có gan” như  Nguyễn Huệ Chi, Đỗ Trung Quân, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Trọng Tạo… cùng hè nhau to mồm một cách rất vô liêm sĩ phụ họa với HRW, CPJ, VOA, SQ Mỹ tại Hà Nội đòi thả ngay Nguyễn Quang Lập vì cho rằng bắt giam Lập là vi phạm tự do ngôn luận, vi phạm nhân quyền, đàn áp các blogger những người có tiếng nói phản biện nhằm xây dựng cho một Việt Nam tốt hơn... nhưng điều tồi tệ và hèn nhát là chúng lại dấu nhẹm những hành vi tội phạm của đồng bọn là viết thuê cho bọn xấu (Như Bọ đã thú nhận trước Công an) nhằm xuyên tạc tình hình ở Việt Nam, kích động bất tuân pháp luật, làm rối loạn xã hội Việt Nam, tiến tới thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền  thông qua các kêu gọi "thực thi dân chủ, nhân quyền" như quan thầy của chúng đã làm ở các nước Đông Âu ở Libya, ở Ai Cập...

------------------------------------------
(*)
 Lời khai của ông Nguyễn Quang Lập với cơ quan An ninh điều tra:
Ngày 10/12/2014, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã làm việc với ông Nguyễn Quang Lập:

Ông Lập khẳng định khi bị bắt đến nay, tình hình sức khỏe và sinh hoạt bình thường.

Ông Lập khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin được hưởng khoan hồng, sớm được tại ngoại. Ông Lập cam kết từ bỏ hoạt động vi phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã hội./.

Phòng PV11 CATP



Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Thái Lan đã dạy cho HRW (Human Rights Watch) một bài học về Nhân Quyền


Nhiều năm qua, bằng việc tự nhận sứ mạng "bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới", Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) nhiều lần công bố thông tin xuyên tạc về vấn đề nhân quyền, đưa ra đòi hỏi phi lý, ngạo ngược với chính phủ một số nước, và luôn bị dư luận thế giới phản đối. Trong bối cảnh đó, có thể nói, việc gần đây trang web của HRW bị cấm hoạt động tại Thái-lan chính là một sự cảnh tỉnh đối với HRW.

Theo bản tin trên RFI ngày 29-11 có nhan đề Thủ tướng Thái ủng hộ việc cấm trang web của Human Rights Watch, ngày 28-11 Thủ tướng Thái-lan Pray-út Chan Ô-cha (Prayut Chan-Ocha) cho biết, Bộ Truyền thông và Thông tin của Thái-lan đã ra lệnh cấm trang mạng của tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) và ông hoàn toàn ủng hộ quyết định này, bởi trang mạng của HRW đã vi phạm các quy định về an ninh quốc gia của Thái-lan, ông coi đó là biện pháp để bảo vệ trật tự cho Thái-lan. Thủ tướng Pray-út cũng bác bỏ cáo buộc chính quyền Băng-cốc đã "khóa miệng" HRW, vì theo ông: "Nếu tự do có nghĩa là tất cả mọi người cùng được quyền viết bậy bạ và thóa mạ người khác, thì Thái-lan sẽ không tồn tại được". Ðồng thời, Thủ tướng Thái-lan cho rằng, HRW cũng như giới truyền thông Thái-lan nên tập trung nhiều hơn tới các sáng kiến chính trị mới của nội các do ông điều hành.

Dư luận thế giới cho rằng, hành động trên được cho là để đáp trả báo cáo ngày 25-11 của HRW về tình hình nhân quyền ở Thái-lan. Vì trong báo cáo này, HRW chỉ trích chính phủ quân sự Thái-lan đã đàn áp nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản của con người sau sáu tháng kể từ khi đảo chính (ngày 22-5); thậm chí B. A-đam, Giám đốc khu vực châu Á của HRW còn cho rằng, tình hình nhân quyền tại Thái-lan "rơi xuống hố sâu không đáy" vì những người bất đồng chính kiến bị bắt giữ, xét xử bởi tòa án quân sự, truyền thông bị kiểm duyệt, quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp bị đàn áp... HRW nhận xét Hội đồng Quốc gia cầm quyền vì hòa bình và trật tự (NCPO) do Thủ tướng Pray-út đứng đầu chưa chứng tỏ được bất kỳ dấu hiệu cho thấy sẽ phục hồi thể chế dân chủ tại Thái-lan! Hẳn là cái gọi là báo cáo nhân quyền của HRW đã trở thành giọt nước làm tràn ly, bởi liên tục trong các tháng gần đây, lúc thì HRW phê phán việc trừng trị nghiêm khắc tội "khi quân" gia tăng tại Thái-lan; lúc thì cho rằng Thái-lan "giam giữ trẻ em nhập cư vô thời hạn không đúng các tiêu chuẩn đối xử với trẻ em",...
Việc Thái-lan phản đối báo cáo nhân quyền, ngăn chặn trang mạng của HRW là một đòn giáng mạnh vào uy tín vốn từ lâu đã lung lay của tổ chức này. Ðây không phải là lần đầu và Thái-lan cũng không phải là quốc gia duy nhất đã bị HRW chỉ trích, đánh giá thiếu công tâm, thậm chí thiên vị, lệch lạc. Nhiều quốc gia trên thế giới, một số tổ chức phi chính phủ (NGOs), giới truyền thông và ông R.L. Béc-ten (Bernstein) - một trong các nhân vật sáng lập và là cựu chủ tịch HRW, đã nhiều lần chỉ trích HRW. Có thể chia các chỉ trích đối với HRW thành hai loại, gồm: năng lực nghiên cứu yếu kém, báo cáo thiếu chính xác; thái độ thiên lệch, lợi dụng ý thức hệ. R. Mơ-đốc (Murdoch), ông chủ tờ Thời báo (The Times), đã cáo buộc HRW thiếu kiến thức chuyên sâu, đưa tin không chính xác về cuộc chiến tại dải Ga-da, Áp-ga-ni-xtan. Viện nghiên cứu Monitor thì cáo buộc HRW áp dụng phương pháp luận sai lầm, hiểu sai luật pháp quốc tế; thể hiện sự thiên lệch trong phương pháp thu thập thông tin vì tin tưởng thái quá vào "mắt thấy tai nghe" của những người được họ gắn mác "nhân chứng" trong khi lại bỏ ngoài tai tất cả thông tin do chính quyền cung cấp. Ðiều này không chỉ xảy ra với trường hợp báo cáo về tình hình nhân quyền ở dải Ga-da, Áp-ga-ni-xtan, mà còn lặp lại với hầu hết báo cáo nhân quyền do HRW tổng kết, đánh giá.

Hằng năm, HRW công bố cái gọi là báo cáo nhân quyền phản ánh tình hình nhân quyền ở gần 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ðiều này sẽ là bình thường nếu HRW có thái độ khách quan, trung thực, thiện chí nhằm đóng góp vào sự phát triển nhân quyền trên thế giới nói chung, và của mỗi quốc gia nói riêng. Nhưng đáng tiếc là thông tin, đánh giá HRW đưa ra chủ yếu cóp nhặt một chiều, sai sự thật, khiến dư luận đặt câu hỏi đâu là mục đích thật sự của HRW? Phải chăng sau khi tự phong cho mình một "sứ mệnh", là HRW có điều kiện để nấp dưới "vỏ bọc nhân quyền" mà can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của một số quốc gia trên thế giới? Có một vấn đề không thể không quan tâm là nhiều năm qua cái gọi là báo cáo của HRW chỉ tập trung vào các quyền chính trị và dân sự, phớt lờ các quyền kinh tế và xã hội. HRW tuyên bố sứ mệnh của họ là bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới, buộc chính phủ các nước chấm dứt các hình thức lạm quyền, tôn trọng các quy định của luật pháp quốc tế về nhân quyền, cụ thể là Tuyên ngôn nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), trong đó quy định đầy đủ các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa. Tuy nhiên, dường như HRW lại không "hài lòng" với các quy định trong Tuyên ngôn nhân quyền LHQ khi văn bản này yêu cầu chính phủ các nước phải bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội cho người dân, phải chăng vì yêu cầu đó mâu thuẫn với những giá trị mà HRW theo đuổi? Có lẽ những người ở HRW coi việc Tuyên ngôn nhân quyền LHQ khẳng định "quyền được ăn, mặc, quyền có chỗ ở, được hưởng các dịch vụ y tế và các dịch vụ xã hội khác" (Ðiều 25), "quyền được chia sẻ lợi ích của các tiến bộ khoa học" (Ðiều 27) là việc của cá nhân chứ không phải là trách nhiệm của các chính phủ, nên họ chỉ tập trung theo đuổi, ủng hộ quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận? Bởi hoạt động của HRW cho thấy họ đã bảo vệ các quyền cơ bản của con người theo những phương cách rất phiến diện.

Có thể nói, do bị tác động nặng nề bởi các quan điểm chính trị nên HRW thường đưa tin sai lệch, có dụng ý để hướng vào các nước không chọn đường đi với phương Tây như Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Vê-nê-xu-ê-la, Bô-li-vi-a, Ê-cu-a-đo, Xri Lan-ca, Ê-ti-ô-pi-a; đồng thời tâng bốc các giá trị "tự do, dân chủ" theo kiểu phương Tây. Trong báo cáo nhân quyền năm 2013, HRW chỉ trích Cu-ba, Vê-nê-xu-ê-la là các quốc gia có tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất khu vực Mỹ la-tinh, cáo buộc chính phủ các nước này "lạm quyền, chà đạp các quyền cơ bản của con người" - chủ yếu là các quyền chính trị và dân sự, mà không hề đề cập đến tiến bộ của hai quốc gia này trong khi bảo đảm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cho người dân. Quan tâm đến nhân quyền, chẳng lẽ HRW không mảy may suy nghĩ về việc người dân ở Cu-ba, Vê-nê-xu-ê-la được hưởng nền giáo dục và dịch vụ y tế miễn phí, được bảo đảm nhu cầu chỗ ở, thực phẩm thiết yếu, hay theo HRW thì đó không phải là thành tích nhân quyền? Cũng trong Báo cáo nhân quyền năm 2013 của HRW chỉ trích mạnh mẽ việc chính quyền nước Nga đàn áp các cuộc biểu tình quá khích phản đối Tổng thống Pu-tin năm 2012, trong khi không hề đề cập đến việc hàng chục nghìn người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình "chiếm phố Wall", biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng tại nhiều nước phương Tây?

Với Việt Nam, thông tin về tình hình nhân quyền tại Việt Nam mà HRW đưa ra chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác từ in-tơ-nét - nơi các thế lực thù địch, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn hằng ngày reo rắc tin tức thất thiệt, dựng đứng một số sự kiện, xuyên tạc đường lối, chính sách đúng đắn của Nhà nước Việt Nam. Không chỉ vậy, HRW còn "tích cực phỏng vấn từ xa" các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, liên lạc với một số người thân của các nhân vật này để khai thác thông tin một chiều, tạo diễn đàn giúp họ đưa ra luận điệu vu khống, vu cáo. Vì thế trong cái gọi là báo cáo nhân quyền của HRW luôn xuất hiện các cá nhân bị Tòa án nhân dân ở Việt Nam xét xử, tuyên phạt án tù vì đã vi phạm pháp luật, như Bùi Kim Thành, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Công Ðịnh, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (còn gọi Hải "Ðiếu cày"),... Không chỉ vậy, các năm qua, HRW còn có một số việc làm hết sức lố bịch, mà ngay các cơ quan có thẩm quyền của LHQ cũng chưa bao giờ tiến hành. Lúc thì họ gửi "văn thư yêu cầu Quốc hội Việt Nam nên bảo đảm bản hiến pháp sửa đổi phải đáp ứng mọi tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền", lúc khác lại gửi thư tới ông T.A-bớt (Thủ tướng Ô-xtrây-li-a) bày tỏ sự "quan ngại" vì ông T.A-bớt "không nêu vấn đề nhân quyền với giới lãnh đạo In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc, Việt Nam trong các cuộc họp bên lề nhiều hội nghị, trong đó có hội nghị Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương". Ðặc biệt, tháng 6-2014 vừa qua, sau khi đại diện Việt Nam công bố tại Hội đồng nhân quyền LHQ danh sách 182 khuyến nghị Việt Nam chấp thuận trên tổng số 227 khuyến nghị các nước và tổ chức quốc tế đã nêu ra trong khuôn khổ Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) lần hai đối với Việt Nam, thì HRW lại nhằm vào những khuyến nghị Việt Nam chưa chấp thuận để cho rằng "khước từ những kêu gọi này khiến người ta thắc mắc về sự chân thành trong các lời cam kết tôn trọng nhân quyền của Hà Nội"! Chẳng lẽ HRW không thấy đây là tỷ lệ chấp thuận rất cao (80,17%) trong lịch sử hoạt động của UPR, thể hiện rõ thái độ nghiêm túc, chân thành, cởi mở và quyết tâm của Việt Nam trong khi tăng cường, tiếp tục phát triển nhân quyền? Chẳng lẽ 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu bầu Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ lại không có ý nghĩa đối với HRW, hay HRW tự cho mình quyền bất chấp sự thật?

Sai lầm trong quan điểm chính trị, thiếu tinh thần khách quan, luôn có thái độ thiên vị trong tiếp xúc, đánh giá (dường như còn bị thao túng bởi các thế lực muốn sử dụng nhân quyền làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của một số quốc gia?), kết hợp phương pháp thu thập thông tin phiến diện và luôn có chủ ý,... HRW thường xuyên bóp méo, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đó là việc làm không thể chấp nhận. Từ một tổ chức được lập ra vì tự thấy có sứ mệnh bảo vệ và phát huy các quyền cơ bản của con người trên toàn thế giới (!), bằng việc làm của họ, HRW đã và đang mất uy tín trầm trọng. Thiết nghĩ, nếu HRW vẫn tiếp tục đi theo lối mòn phi lý và phi nghĩa này, thì không gì có thể bảo đảm trục xuất hai nhân viên HRW tại Vê-nê-xu-ê-la năm 2008 hay việc chặn website của HRW tại Thái-lan sẽ không tái diễn ở quốc gia khác, khi ấy, hình ảnh của HRW sẽ ra sao?


LAM SƠN

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

BÓC MẼ QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ CỦA CÁC NHÀ DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN MẠNG

Nhân ngày nhân quyền 10/12

Đức Thành
Hiện nay, trên các trang mạng xã hội người ta thấy xuất hiện không ít những nhà "dân chủ, nhân quyền mạng". Họ tự xem mình là những người có "sứ mệnh" đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Vậy, thực chất quan điểm chính trị của họ là gì?
Trong thế giới hiện đại, dân chủ, nhân quyền (DC,NQ) được xem là giá trị chung của nhân loại. Các dân tộc không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển và bản sắc văn hóa đều có đóng góp nhất định vào giá trị chung đó. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn đời sống chính trị quốc tế cho thấy, không có mô hình "chuẩn" về DC,NQ, mà chỉ có những mô hình cụ thể dựa trên những giá trị phổ quát được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người (QCN). Tương tự như quan hệ giữa "cái chung", "cái phổ biển" với "cái đặc thù", "cái đơn nhất" trong triết học, những giá trị phổ quát về DC,NQ chỉ có thể thông qua các mô hình chính trị - xã hội cụ thể để biểu hiện. Nói một cách đơn giản là, DC,NQ có nhiều mô hình, tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, truyền thống và văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Thế nhưng, trên mạng xã hội (MXH) hiện nay, có một số tổ chức, cá nhân tự nhận mình là "nhà dân chủ", sùng bái mô hình DC,NQ của phương Tây, coi đó là "chuẩn", là "mặc định". Từ đó, họ ra sức xuyên tạc, vu cáo, phủ nhận chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta trên lĩnh vực DC,NQ, nhằm hướng sự phát triển của đất nước ta theo mô hình DC,NQ phương Tây.

Về tư tưởng, các nhà "dân chủ, nhân quyền mạng (DC,NQM)" ra sức phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng ta. Họ cho rằng: ý thức hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam đã "lạc hậu, lỗi thời"(!) Họ quy chụp chủ nghĩa Mác là sản phẩm "Từ nhận thức vội vàng, nông nổi, lầm lẫn, cực đoan,... của một trí thức trẻ", hay cốt lõi của chủ nghĩa Mác chỉ là "...học thuyết đấu tranh giai cấp,...", nên việc Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động đã dẫn đến "Bi kịch Việt Nam". Có kẻ còn vu cáo chủ nghĩa Mác là học thuyết luôn đồng nghĩa với khái niệm "bạo lực cách mạng", đồng nghĩa với "chủ nghĩa duy ác",... Tất nhiên, cái mà người ta gọi là "Bi kịch", "bạo lực..." nói trên chỉ là sản phẩm của những người mang hận thù với dân tộc, với đất nước, hoặc chỉ nhìn sự phát triển của đất nước qua lăng kính méo mó với những mặc cảm, mục đích xấu. Chẳng lẽ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân ta đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" ngày nay, lại là "bi kịch Việt Nam"

Chúng ta không phủ nhận những sai lầm, khuyết điểm của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo ở những bối cảnh lịch sử cụ thể nào đó và những khó khăn, thách thức của giai đoạn hiện nay. Trong đó, nổi lên là tình trạng tham nhũng, lãng phí và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng đã thẳng thắn chỉ ra. Nhưng chúng ta cũng cần khẳng định rằng, những hạn chế, yếu kém đó không phải xuất phát từ bản chất của chế độ xã hội ta, của Đảng ta. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nhận thấy nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên và đang có biện pháp khắc phục triệt để. Các nhà "DC,NQM" còn "lập luận" rằng: chủ nghĩa Mác - Lê-nin ra đời từ thế kỷ XIX, đến nay đã lỗi thời; và rằng, "Thế kỷ của chủ nghĩa Mác đã vĩnh viễn kết thúc và lùi xa"(!). Thật ra, những nhận định đại loại như vậy của họ chẳng qua chỉ là sự sao chép bài viết của nhà khoa học chính trị Mỹ Francis Fukuyama: "Sự tận cùng của lịch sử và con người cuối cùng" (The End of History and the Last Man, 1992). Mặc dù bị xuyên tạc, vu cáo, phủ nhận một cách cực đoan, nhưng vượt qua không gian và thời gian, chủ nghĩa Mác vẫn luôn chứng tỏ tính chất khoa học, cách mạng của mình. Đại bộ phận trí thức trên thế giới vẫn xác định C. Mác là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu trên thế giới và chủ nghĩa Mác vẫn là một tư tưởng tiến bộ mà nhân loại có thể vận dụng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nhân đây, xin được cung cấp một vài thông tin đánh giá về C. Mác. Năm 1999 (năm cuối cùng của thế kỷ XX), Đại học Cambridge (Anh) đã tổ chức một cuộc thăm dò bình chọn nhà tư tưởng lớn nhất thế kỷ. Kết quả, C. Mác là người được xếp đứng đầu. Bước sang thế kỷ XXI (tháng 7 - 2005), với câu hỏi tương tự, trong một cuộc thăm dò ý kiến của Chương trình "Thời đại chúng ta" (In Our Time) trên kênh Radio 4 của BBC, kết quả cho thấy, C. Mác vẫn là người đứng đầu trong các "nhà tư tưởng ưa thích", v.v.

Cùng với việc xuyên tạc, vu cáo, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, các nhà "DC,NQM" luôn sùng bái CNTB. Họ cho rằng: "nhờ có khoa học - công nghệ hiện đại mà ngày nay CNTB đã trở nên... văn minh, không còn bóc lột nữa...; không còn những ông chủ làm giàu bằng bóc lột" (!) Phải chăng như vậy? Thiết nghĩ, câu hỏi này hãy để cho những người tham gia phong trào "Chiếm phố Wall" năm 2012 ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới trả lời hộ. Nếu là người có đôi chút hiểu biết về CNTB ngày nay, chắc hẳn họ phải biết đến khái niệm "homeless" (người vô gia cư). Khái niệm này ra đời ở chính các nước tư bản phát triển. Hiện nay, những người vô gia cư ở Mỹ, Anh, Nhật, Pháp,... vẫn hằng ngày đi tìm công ăn việc làm, thậm chí phải xin ăn, tối đến về ngủ trong hộp carton mục nát ở các công viên hoặc những ngõ, hẻm nào đó. Cũng cần nhắc lại rằng, những quốc gia có tình trạng nêu trên có thu nhập bình quân đầu người rất cao. Tuy nhiên, sự phân phối của cải ở các quốc gia này đã dẫn tới sự phân cực giàu - nghèo theo tỷ lệ: người giàu chỉ chiếm 1% dân số, nhưng nắm tới 99% của cải xã hội; còn những người nghèo chiếm 99% dân số còn lại, thì chỉ được hưởng 1% của cải xã hội. Câu trả lời thiết tưởng đã rõ ràng!

Về chính trị, các nhà "DC,NQM" ra sức vu cáo chế độ ta là "độc quyền Đảng trị", xã hội ta là "ngục tù",... Họ phủ nhận sự lãnh đạo xã hội và Nhà nước của Đảng đã được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 1992. Trong dịp Nhà nước ta tổ chức lấy ý kiến toàn dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, họ "kiến nghị" với Quốc hội phải "thực hiện cạnh tranh chính trị, xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 1992, thực hiện "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập"; rồi "gợi ý": "Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước" và Quốc hội nên "tham khảo" mô hình chế độ xã hội và thể chế nhà nước theo "Chế độ Cộng hòa tổng thống; có thượng nghị viện, hạ nghị viện cùng với các nghị sĩ"(?) Ai cũng biết, cái gọi là "ý kiến", "gợi ý" đó là phủ nhận chế độ chính trị hiện hữu, chuyển xã hội ta sang mô hình dân chủ tư sản, "tam quyền phân lập" theo kiểu phương Tây. Thiết nghĩ, đối với các chế độ xã hội, các nhà nước trên thế giới, không ai có quyền phê phán nếu đó là chế độ xã hội do nhân dân tự do lựa chọn. Đối với chúng ta, sự áp đặt, hoặc sao chép một mô hình chế độ xã hội nào đó là không thể chấp nhận và điều đó cũng không phải là bản lĩnh của dân tộc ta. Nhất là, khi Đảng ta, qua thực tiễn lãnh đạo cách mạng đã được quảng đại quần chúng nhân dân coi là đảng của mình; chế độ ta - chế độ XHCN đã được Đảng, Bác Hồ và nhân dân lựa chọn, dựng xây và đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, là con đường phát triển duy nhất đúng. Những đòi hỏi, "gợi ý" thực hiện "đa nguyên, đa đảng đối lập", áp đặt chế độ chính trị theo kiểu phương Tây, vì thế chỉ là ảo tưởng.

Những nhà "DC,NQM" còn cho rằng, đường lối xây dựng, phát triển, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN do Đại hội XI của Đảng đề ra là "mù mờ, sai trái"; việc khẳng định "kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo", hay Nhà nước thu hồi đất để "phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng",... trong Hiến pháp năm 2013 là nhằm "phục vụ cho lợi ích nhóm",... Nếu là người có ít nhiều hiểu biết về chính trị, thì phải thấy rằng, trên thế giới này không có nền kinh tế nào là không có "tính ngữ" nhằm xác định phương hướng cho sự vận hành của nền kinh tế đó do các đảng chính trị cầm quyền khởi xướng. Do vậy, việc Đảng ta xác định đường lối xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là khách quan, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và thực tiễn xã hội Việt Nam. Các nhà "DC,NQM" còn xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, nhất là từ khi tình hình tranh chấp về chủ quyền biển, đảo ở Biển Đông nóng lên. Họ vu cáo Đảng và Nhà nước ta "vì lợi ích ý thức hệ đã bán biển, đảo cho nước ngoài",... Dựa trên cái gọi là "tinh thần yêu nước", "tự hào dân tộc", họ bao che, bênh vực cho những người gây rối, làm mất trật tự công cộng, vi phạm pháp luật và an ninh quốc gia. Về thực chất, việc làm của họ chẳng qua chỉ nhằm mục đích phủ nhận sự thống nhất giữa lợi ích của Đảng với lợi ích của dân tộc.

Cùng với phủ nhận chế độ xã hội ta, các nhà "DC,NQM" còn ra sức tô vẽ, sùng bái mô hình kinh tế, xã hội, pháp luật của phương Tây. Họ tuyệt đối hóa các giá trị phổ quát về QCN theo mô hình của phương Tây, cố tình tảng lờ một số QCN sẽ bị hạn chế đã được ghi trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (năm 1966). Họ nói: Nhà nước ta đã vi phạm QCN ở các Điều 18 (Về quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo), Điều 19 (Về quyền tự do ngôn luận, báo chí), Điều 21, 22 (Về quyền hội họp hòa bình, quyền lập hội,...) trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (năm 1966) mà Việt Nam đã ký kết(!) Nhưng, họ không hề đề cập đến việc thực hiện những quyền nêu trên đều có thể bị hạn chế (trong pháp luật quốc gia) là vì "an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng, hoặc các quyền và tự do của người khác". Gần đây, họ có "sáng kiến": phát triển blog, hình thành "xã hội ảo", "công dân ảo" và các MXH nhằm phát tán, thu gom, lưu trữ các bài viết. Qua đó, họ ra "Tuyên bố", lập bản "Kiến nghị", kêu gọi "ký tên",... ủng hộ các quan điểm cực đoan, sai trái. Chẳng hạn như: Tuyên bố 72 ra bản "kiến nghị" về sửa đổi Hiến pháp theo mô hình dân chủ đa nguyên, chế độ cộng hòa tổng thống; Tuyên bố về việc thực thi các quyền dân sự, chính trị, kêu gọi Nhà nước thực thi các quyền tự do, dân chủ theo các "chuẩn mực nhân quyền phổ quát" (không tính tới tính đặc thù, lịch sử và văn hóa của mỗi dân tộc); Tuyên bố 258, kêu gọi xóa bỏ Điều 258 (Về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, Bộ luật Hình sự 1999 của Nhà nước ta),... Gắn liền với những hoạt động trên, các nhà "DC,NQM" còn lợi dụng bầu không khí dân chủ của đất nước để thực hiện một số hoạt động "thực", như: trao văn bản đến lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, đến các cơ quan chức năng, thậm chí trao văn bản tới các đại sứ quán, lãnh sự quán nước ngoài và tổ chức quốc tế ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,... Để tránh sự trừng phạt của pháp luật, họ "lách luật" bằng cách lợi dụng quyền "phản biện" (thực chất là để phản bác, phủ nhận), tuyên bố "chỉ thực hiện các QCN về quyền tự do, dân chủ được ghi trong các công ước quốc tế về QCN mà Nhà nước Việt Nam đã tham gia" và chỉ hoạt động "ôn hòa", "bất bạo động"(!)... Thực tiễn đời sống chính trị quốc tế cho thấy, các cuộc bạo loạn, lật đổ chế độ xã hội hiện hữu thường bắt đầu bằng những hành động gọi là "bất bạo động", "ôn hòa" kiểu đó,... Do vậy, những hành vi vi phạm pháp luật của họ sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm minh.

Lợi dụng các thông tin sai trái của các thế lực thù địch ở nước ngoài, một số nhà "DC,NQM" còn mưu toan lũng đoạn tình hình tư tưởng, chính trị trong xã hội ta. Có người đã lấy cớ nghiên cứu khoa học, dựa trên một cuốn sách của tác giả nước ngoài xuyên tạc thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh với ý đồ thâm độc, "đề nghị" làm sáng tỏ vụ việc: Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan(?) Ý đồ thật sự của họ là gì, không cần phải phân tích ai cũng biết.

Thực ra, với rất nhiều thủ đoạn xấu xa, thâm độc, mục tiêu cuối cùng của các nhà "DC,NQM" là nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta, đưa xã hội ta sang con đường TBCN, bao gồm: xóa bỏ hệ tư tưởng, vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng ta; xóa bỏ Nhà nước cùng với thể chế hiện hành và các thành phần khác trong hệ thống chính trị của xã hội ta; xóa bỏ thành quả của cách mạng Việt Nam trên 80 năm qua. Chiến lược của các nhà "DC,NQM" là thông qua xuyên tạc, vu cáo, phủ nhận vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tuyên truyền các quan điểm, tư tưởng DC,NQ phương Tây, từng bước hình thành các tổ chức chính trị "ôn hòa", "đối lập"; tiến tới chuyển xã hội ta sang con đường TBCN. Trong đó, kịch bản tối ưu là làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" về tư tưởng chính trị, kết hợp với "tình huống" bạo loạn, lật đổ.

Những hoạt động nói trên của các nhà "DC,NQM" cũng như của các thế lực thù địch chẳng qua chỉ là trò "chọc gậy bánh xe". Hành động của họ chẳng lừa được ai, chắc chắn sẽ bị lên án, bác bỏ.