Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

THƯ NGỎ: KHÔNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ BẰNG TÊN PHAN HUY LÊ

THƯ NGỎ: 
 
KHÔNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ BẰNG TÊN PHAN HUY LÊ
 
Kính gửi:
Các Giám đốc sở Văn Hóa-Thể Thao và Du lịch tại các tỉnh, thành phố Việt Nam.
Gần đây tại các tỉnh đã có hiện tượng đặt tên đường phố bằng tên những người có lịch sử phản bội, làm hại cho Dân tộc; khi còn sống những người này có các hoạt động hợp tác, phục vụ kẻ thù, gây chia rẻ Dân tộc đã bị người Việt Nam ta lên án qua nhiều thế hệ như Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Alexandre de Rhodes v.v…
 
Truyền thống của nhân dân ta là quý trọng những Anh hùng, những Danh nhân, những Lãnh tụ cách mạng đã không tiếc mạng sống của mình dám xả thân vì Tổ Quốc góp phần giành độc tự do cho Dân tộc, hoặc những người hết lòng vì bảo vệ cuộc sống của con người mà hy sinh cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đó cho dù họ là người nước ngoài như Alexandre Émile Jean Yersin chẳng hạn. Nhân dân Việt nam giàu lòng vị tha, nhưng không thể chấp nhận những người đã có thái độ phản bội lại dân tộc lại được vinh danh bằng đặt tên cho các đường phố trên lãnh thổ này.
 
VÌ SAO KHÔNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ BẰNG TÊN PHAN HUY LÊ?
 
Phan Huy Lê là nhà sử học, thực tế ông ta có đóng góp ít nhiều cho ngành sử học Việt Nam như soạn một số sách nghiên cứu lịch sử và giảng dạy lịch sử trong trường đại học. Tuy nhiên khi về già Phan Huy Lê đã trở mặt phản bội lại bản Lịch sử hảo hùng của Dân tộc Việt Nam, mà Lịch sử này đã được viết bằng máu của hàng triệu người. Nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh Vĩ đại !
Sự phản bội đó bằng các chứng cứ sau đây:
 
1/ GIẢI THIÊNG ANH HÙNG LÊ VĂN TÁM :
Tháng 2/2005, trong một cuộc họp báo, Phan Huy Lê lúc bấy giờ là Chủ tịch Hội sử học Việt nam đã nói :"Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Ðó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền anh Trần Huy Liệu viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi hy sinh khi đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: "Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa...". Tuy nhiên, Phan Huy Lê không đưa ra được bằng chứng xác thực cho sự phủ định nhân vật Lê Văn Tám mà ông nêu ra. Mặt khác, lời kể của Phan Huy Lê cũng bị chỉ ra là có mâu thuẫn lớn: ông Trần Huy Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền trong giai đoạn cuối 1945 - đầu 1946, khi đó ông Phan Huy Lê chỉ là một đứa trẻ chưa đầy 12 tuổi, không thể có chuyện ông Trần Huy Liệu (1901- 1969) lại tiếp đón ông Phan Huy Lê, gọi ông là "nhà sử học" và còn kể cho ông chuyện quan trọng như vậy...
Về việc này lập tức có những Cụ lão thành cách mạng, các Nhân sĩ trí thức , các nhà nghiên cứu nổi tiếng như: các ông Mai Bá Hui (1929),Trần Thắng Minh , Võ Thành Khiết (1929),Hồ Thanh Điền (1926) ,Giáo sư Trần Văn Giàu (1911), Trần Trọng Tân (1926), Nguyễn Đình Tư (1929), Lý Châu Hoàn, Nguyễn Văn Thịnh... đã đăng bài phân tích, đưa ra các bằng chứng, nhân chứng bác bỏ lời kể của ông Phan Huy Lê và chứng minh sự kiện Hy sinh của Anh hùng Lê Văn Tám là có thật và đòi đối chất để "làm ra nhẽ" với Phan Huy Lê. Nhưng Phan Huy Lê đã trốn nhẹm và sau đó một thời gian dài không còn thấy ông Phan Huy Lê nhắc lại chuyện này nữa. Đến 2009 Phan Huy Lê cùng một bầy phản bội lịch sử kết hợp với cả cựu thù của VN lại nhảy ra giải thích, nhưng nội dung của PHL lần này còn vụng về và thấp kém hơn.
Là một cán bộ đã có tuổi, lẽ ra Phan Huy Lê thấu hiểu rằng: “cái gì lợi cho Cách mạng thì nhỏ nhất cũng nên làm, cái gì có hại cho nhân dân, cho đất nước thì nhỏ nhất cũng nên tránh” Việc Phan Huy Lê dựng ra chuyện này đã làm tổn thương sâu sắc tình cảm của nhân dân ta qua nhiều thế hệ đã giành cho các Anh hùng, Liệt sĩ đã ngã xuống vì bảo vệ đất nước, nó vô cùng có hại cho sự bình yên và phát triển của đất nước. Phan Huy Lê cao ngạo vô cảm đã nói là “đến lúc đất nước đã có hòa bình, dân ta đã đầy đủ nhận thức, nên cần phải nói cho nhân dân ta rõ”. Sự giả dối là ở chỗ đó. Một giáo sư sử học có có tầm cỡ lãnh tụ, là người có nhân cách lớn gấp bội, có tuổi cao đáng tuổi ông nội của Phan Huy Lê (1) , thì cụ Trần Huy Liệu không bao giờ lại mắc sai sầm đến “buồn nôn” như Phan Huy Lê dựng chuyện, chỗ này Phan Huy Lê tưởng có thể đánh sập uy tín của Đảng để tiến tới đánh sập hoàn toàn Nhà nước VN, nhưng không phải vậy, Phan Huy Lê mới chính là kẻ chịu búa rìu dư luận và danh dự của Lê thực tế đã bị hoen ố vậy !
 
2/ PHAN HUY LÊ CÔNG KÍCH BÁC HỒ NHƯ THẾ NÀO ? (2)
Mấy năm gần đây, có vài người đứng đầu trong giới sử học đã viết nhiều bài ca ngợi những nhân vật đã bị lịch sử dân tộc lên án là bán nước, đầu hàng phản bội là người có công to với đất nước, nhân dân. Ông Phan Huy Lê gọi đó “xác lập quan điểm mới cho khoảng trống lịch sử”, “Không né tránh lịch sử”.
 
Mọi người đều biết hơn 200 năm qua, những lời buộc tội về việc “Gia Long cõng rắn cắn gà nhà”,”rước voi giầy mả tổ” đã lưu truyền rộng rãi trong nhân dân mọi miền đất nước. Ngay trong thời kỳ thực Pháp đô hộ nước ta, những câu này cũng đã được các thầy giáo dạy sử ghi vào giáo án để lên lớp giảng cho học trò. Ấy vậy mà những năm qua, nhằm thực hiện cái gọi là ”tạo ra bước đột phá trong nhận thức về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn”, môt số người đã quay lưng lại với lịch sử. Tại cuộc hội thảo về “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt nam” tổ chức ở Thanh Hóa mới đây, ông Phan Huy Lê chủ tịch Hội khoa học lịch sử đã lên tiếng công kích: “Trước đây có người lên án Nguyễn Ánh là “cõng rắn cắn gà nhà”, Gia Long là bán nước, đó là quan điểm hết sức cực đoan !”
Có một điều lạ nữa là sau khi kết thúc cuộc hội thảo về Chúa Nguyễn và vương triều nhà Nguyễn trong một bài trả lời phóng vấn của các báo chí, ông chủ tịch Hội khoa học lịch sử đã chất vấn ngược lại bạn đọc:”Ai là tác giả của câu cực đoan Gia Long cõng rắn cắn gà nhà ?” rồi ông giải đáp: “Tôi truy tìm mãi vẫn không lần ra manh mối…!”
Tiếng là người đứng hàng đầu ”các nhà sử học” Việt Nam mà ông Phan Huy Lê không nhớ: 66 năm trước đây trong bài “nên học sử ta” đăng trên báo Việt nam Độc Lập ngày 1/2/1942 và trong bài Diễn ca ”Lịch sử nước ta” do Việt Minh tuyên truyền bộ xuất bản tháng 2/1942 có một người đã lên án gay gắt Gia Long “cõng rắn cắn gà nhà”,” rước voi giầy mả tổ”,”thông với Tây…” “hàng Tây”,”rước Tây vào nhà”, “đem nước ta bán cho Tây…” Người lên án Nguyễn Ánh” mà ông Lê công kích đó, chính là Nguyễn Aí Quốc, là Bác Hồ, là Chủ tịch Hồ Chí Minh !
Xin trích một đoạn trong diễn ca “Lịch sử nước ta” của Bác Hồ:
 
”Gia Long lại dấy can qua,
Bị Tây Sơn đuổi chạy ra nước ngoài.
Tự mình đã chẳng có tài,
Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây.
Nay ta mất nước thế này,
Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà.
Khác gì cõng rắn cắn gà,
Rước voi giầy mả thật là ngu si” 
 
Rõ ràng Phan Huy Lê vì bảo vệ cho Nguyễn Ánh nên đâm ra cay cú và vô lễ đã công kích Bác Hồ, điều này cho ta thấy rõ dã tâm phản bội lịch sử của Lê !
 
3 / PHAN HUY LÊ KẺ PHẢN BỘI LỊCH SỬ VÌ CẢ GAN BỎ CHỮ NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN RA KHỎI BỘ SỬ MÀ ÔNG CHỦ BIÊN.
Trong bộ Thông sử 15 tập do Trần Đức Cường chủ biên do Phan Huy Lê làm cố vấn (3) và Bộ Quốc sử 25 tập do Phan Huy Lê làm chủ biên đã hoàn toàn biến mất chữ ngụy quân, ngụy quyền, những cụm từ này Đảng, Bác Hồ, Nhân dân và quân đội ta đã dùng trong các văn kiện kháng chiến, trong các lời kêu gọi, để chỉ đích danh bọn tay sai bán nước người Việt dưới thời Bù Nhìn Bảo đại từ 1946-1954 và dưới thời Đế Quốc Mỹ xâm lược miền nam Việt Nam từ 1955-1975.
Theo lý giải của nhóm viết sử dưới sự chỉ huy của Phan Huy Lê thì trong hai bộ sử nói trên không dùng từ ngụy quân, ngụy quyền, vì dùng như thế là miệt thị, là biểu cảm chứ không đúng bản chất. Viết sử phải dùng những từ ngữ sao cho người ta dễ nghe và Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể, một chính quyền, ta cần công nhận để có tính pháp lý là người thụ đắc lâu dài Quần đảo Hoàng Sa nhằm giúp ta sẽ đòi lại quần đảo này !
Đó là những lời ngụy biện trơ trẽn nhất của nhóm soạn sử dưới sự chỉ đạo của Phan Huy Lê. Họ nói bừa mà không hề biết rằng sau Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập thông qua cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên của Dân tộc, có Quốc hội, có Hiến pháp, có Quân đội Nhân dân, có đầy đủ quyền hạn của một nhà nước Pháp quyền để điều hành đất nước. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa, thì mọi người dân Việt Nam từ lớn, bé, trẻ, già đều lao mình ra kháng chiến diệt giặc để bảo vệ nền Độc lập non trẻ của Tổ Quốc. Thì có một bộ phận người lại chạy sang đầu hàng giặc, làm tay sai, cầm súng giặc bắn lại đồng bào mình, rồi chúng được giặc Pháp dựng lên thành một Chính phủ bù nhìn, dù được chúng khoác cho cái tên mĩ miều là “Chính phủ Quốc gia Việt Nam” trước kia và sau này là “Việt Nam Cộng hòa” thì đều là loài bù nhìn, là tay sai là ngụy quân, ngụy quyền ! vì đất nước ta đã có một Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hợp hiến, được Nhân dân bầu ra qua Tổng tuyển cử, thì ở đâu đó trên dải đất Việt Nam lại lòi ra một chính phủ khác do quân xâm lược dựng lên, thì đó là chính phủ bù nhìn, chính phủ giả, là ngụy quyền; trong chính phủ ngụy quyền đó đã từng có một “Thủ tướng” Phan Huy Quát, là anh ruột của Phan Huy Lê, kẻ đã hết gặm giầy Pháp rồi nhảy qua gặm quần Mỹ. Dư luận cho rằng, có lẽ mấu chốt làm cho Phan Huy Lê phản bội lịch sử là chỗ này đây: đòi bỏ chữ ngụy quân, ngụy quyền, công nhận VNCH là âm mưu biến kẻ tay sai, phi nghĩa thành chính nghĩa, nhằm giành thế hợp pháp để lật đổ nhà nước CHXHCNVN bằng pháp lý trên trường Quốc tế !
Những điều trên đây cho chúng ta thấy Phan Huy Lê không xứng đáng là nhân vật để đặt tên cho bất cứ một đường phố nào. Vì vậy chúng ta nên gạch tên ông ta ra khỏi “các ngân hàng tên đường phố”; nếu nơi nào đã trót đặt tên đường phố bằng tên ông ta thì nên gỡ đi, thay đổi bằng một tên Danh nhân xứng tầm khác như
Nghị định 91/2005/NĐ-CP về Quy chế đặt tên, đổi tên đường phố đã quy định ,tại đó nghị định nói rõ: nhân vật nào còn tranh cãi thì không đặt tên đường phố và Phan Huy Lê chính là kẻ như vậy.
 
Chế Trung Hiếu
--------------------------------------------------------------------
(1) Cụ Trần Huy Liệu sinh năm 1901, Phan Huy Lê sinh năm 1934
(2) Trích trong cuốn Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng; Tác giả Đặng Minh Phương, nguyên trưởng đại diện báo Nhân dân tại Đà Nẵng. Nhà XB Hội Nhà văn- 2017.
(3) Theo Nguyễn Mạnh Hà phát biểu trong “Video tại cà phê số”

 

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

MỘT VỤ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH KẺ PHẢN BỘI

 

MỘT VỤ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH
KẺ PHẢN BỘI
 
(Viết theo Ký ức chiến trường !)
Bước qua năm 1966, tình hình chiến trường miền Trung rất căng thẳng. Mỹ đưa quân vào rất đông, chúng chia nhau chiếm đóng khắp nơi. Phía bắc, từ tháng 5/1965 Quân Mỹ nhanh chóng xây dựng sân bay chiến lược Chu Lai đưa sư đoàn 9 Marines Mỹ vào lập sân bay, Sau đó chúng tiếp tục đưa thêm Trung đoàn 3, sư đoàn 9 Hải quân Mỹ vào tăng cường, tháng 8/1965 chúng lại tăng cường đưa tiếp tiểu đoàn 3 thuộc sư 11 Marines. Chúng đẩy Sư đoàn 2 Ngụy nống ra chiếm gần hết vùng giải phóng của ta ở Bình Sơn, Sơn Tịnh để bảo vệ cho đầu não của căn cứ.
 
Phía nam, quân Mỹ đổ quân chiếm Gò Hội, Phổ Minh, Phổ Thuận, Phổ Khánh, Phổ Phong lập sân bay lớn ở Gò Hội đặt tên là LZ Bronco với lực lượng lớn quân Mỹ từ sư đoàn 5th Marines and 7th Marines .
Về quân Ngụy, chúng được Mỹ hỗ trợ phi, pháo xe tăng, sắp xếp lại lực lượng cho đóng chiếm lại hầu hết những vùng ta đã giải phóng từ 1964-1965. Chỗ nào không chiếm lại được thì tuyên bố đó là vùng tự do bắn phá (bombardment free zone).
Chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, nhiều vùng giải phóng bị xóa trắng, nhiều đội du kích hy sinh, các lực lượng bộ đội địa phương nhỏ bé, thiếu vũ khí, thiếu lương thực, cũng đều bị giạt lên rừng hay tạm lánh dưới hầm bí mật.
Trước tình hình căng thẳng đó, Tỉnh ủy Quảng Ngãi ra nhiều nghị quyết động viên cán bộ chiến sĩ và nhân dân ra sức trụ bám, “một tấc không đi, một ly không rời”. Nhưng âm mưu của Mỹ-Ngụy vô cùng man rợ, chúng dùng chiêu thức chiêu hồi, tâm lý chiến ra sức phỉnh phờ những người nhẹ dạ chạy vào vùng Mỹ Ngụy kiểm soát. Truyền đơn của Mỹ-Ngụy thả xuống trắng xóa cả những cánh rừng Trường Sơn, trắng xóa cả bờ biển Quảng Ngãi, đêm đêm chúng dùng máy bay phát loa kêu gọi chiêu hồi, nếu ai trở về với “chính nghĩa Quốc gia” sẽ được “đãi ngộ sẽ được sung sướng”.
 
Lúc bấy giờ Đại đội C75 - huyện Tư Nghĩa của tôi buộc phải rút vào đóng tạm trong dân thuộc vùng Đức Minh, Mộ Đức, một đại đội chỉ có 2 trung đội mà phải chia ra đóng rải rác khắp xã tránh tập trung vì có thể bị phi pháo địch gây tổn thất. Nhiệm vụ của Đại đội là chia ra hỗ trợ các đội công tác- (du kích) vùng đông Tư Nghĩa đêm nào cũng vượt ba, bốn chục cây số đầm lầy và cát trắng, vượt qua bao nhiêu ổ phục kích của Mỹ-Ngụy căng dày để trở về với dân, nhất thiết không được để mất dân, không để quân thù lung lạc là “Cộng sản chết hết rồi..”. Mỗi lần ra đi, khi sáng trở về mới biết ai còn, ai mất. Nhiều trận phúc kích dọc theo đường đi có trận không một đồng chí trở về. Những địa điểm địch hay phục kích đến bây giờ hơn 50 năm rồi là tôi vẫn còn nhớ trong lòng đầy căng thẳng, những tên đất, tên làng thân thương ấy, mà bây giờ bỗng trở thành nơi quá nguy hiểm như Gò Đường, An Mô, Gò Rậm, Xóm Đùi, Bụi tre Ông Đường, Bến Lỡ, Vực Hồng, cầu Đá, cầu Võ Hồi v.v…là những địa điểm đội công tác bắt buộc phải đi qua...và không biết bao nhiêu đồng đội tôi đã hy sinh ở đó !
 
Một hôm, khi cùng đội công tác đi phát động quần chúng từ vùng địch trở về, điểm quân thấy thiếu mất một người: Trung đội phó, Đảng viên Nguyễn Phương; Phương là người rất dũng cảm, có trình độ chỉ huy tác chiến tốt, có lý lịch xuất thân rất tốt, có chị gái là phó Chủ tịch hội phụ nữ huyện. Không ai nghĩ là Phương lại trốn lại vùng địch để đi đầu hàng. Trước đó Phương vẫn sinh hoạt bình thường, không tỏ ra dấu hiệu hoang mang hay dao động gì cả, vẫn vui vẻ thân thiện như ngày thường, chúng tôi lo là khi vượt sông Vệ mùa lũ tháng 10 trở về có khi Phương bị cuốn trôi chăng…Bây giờ tôi không còn nhớ rõ đêm Phương bị mất tích là ngày mấy, chỉ còn nhớ là đó là một đêm cuối tháng 10 Âm lịch năm 1966, trời rất tối và rét mướt. Thông báo tin Phương mất tích lên Huyện đội và chờ tin đến từ vùng đông Tư Nghĩa. Chỉ một ngày sau thì cơ sở báo là Nguyễn Phương đã chạy đầu hàng địch, hàng loạt cơ sở nơi Phương được tiếp tế gạo muối và những liên lạc khác đã bị địch bắt và giết, ba căn hầm bí mật ở Nghĩa Dõng quê của Phương đã bị địch giật mìn đánh sập gây thương vong cho nhiều đồng chí. Phương xưng khai với kẻ thù tên họ từng người dân, những người đã cho đội công tác thậm chí từng bơ gạo, từng hộp sữa ! Địch cho săn lùng rất ác liệt những cơ sở mà Phương đã xưng khai với kẻ thù. Nhiều người không còn sống hợp pháp được với địch nữa mà buộc phải chạy giạt vào vùng giải phóng. Cơ sở Nghĩa Dõng (nay là xã Nghĩa Dũng), miền đông Tư Nghĩa bị xóa trắng, nhiều đồng chí bị địch giết ngay khi Phương báo cho địch, nhiều người bị bắt đánh đập vô cùng tàn nhẫn; phong trào tan vỡ từng mảnh rất đau lòng.
 
Đơn vị chúng tôi rất lấy làm xấu hổ, trước đó Đại đội C75 của chúng tôi đang chuẩn bị được tuyên dương là Đại đội Anh hùng duy nhất và đầu tiên của tỉnh Quảng ngãi vì có thành tích đoàn kết chiến đấu, và tham gia phong trào phát động quần chúng tốt. Nay xảy cớ sự như thế này thì thật là đau khổ cho đơn vị. Đại đội viết quyết tâm thư bằng máu để đi tìm diệt tên chiêu hồi- ác ôn Nguyễn Phương, nhưng Huyện ủy và Huyện đội chưa đồng ý vì cần phải điều tra cẩn thận và phải báo cáo lên Quân khu 5 xem có vấn đề gì thuộc nội tuyến hay không ?
 
Tết Đình Mùi 1967, lần đầu tiên Mặt trân Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam ra lời tuyên bố đơn phương ngừng bắn 7 ngày để đồng bào được yên ổn ăn tết và “Anh em binh sĩ thuộc quân đội Sài Gòn (ngụy quân), và nhân viên ngụy quyền được tự do trở về vùng giải phóng vui tết với điều kiện không mang theo vũ khí và phương thiện do thám…” Đại đội tôi và Đội công tác Nghĩa Dõng được cơ sở báo là thằng Phương sẽ về nhà ăn tết và sẽ đi với một số lính ngụy, cùng lúc chúng tôi cũng được cấp trên cho phép bắt cho bằng được tên Chiêu hồi về vùng giải phóng trừng trị. Phương án tác chiến được lên và được chuẩn bị chu đáo; việc bắt tên Phương xảy ra hoàn toàn như Phương án 1: Bốn đồng chí du kích đột nhập vào ẩn kín trong nhà của Phương, đúng 9 giờ sáng mùng một tết Phương và ba tên Biệt Chính đoàn (Một thứ lính Biệt động quân địa phương) có mang vũ khí nghênh ngang bước vào sân nhà. Hai tên đứng ngắm giàn bầu ở sân, còn Phương và một tên trung úy bước ngay vào nhà. Cùng lúc có 4 người dân (hai nam hai nữ) mặc lễ phục truyền thống cũng từ ngoài cổng bước nhanh vào sân, miệng chào hỏi chúc tết chủ nhà với động tác kiềm chế một cách yên ả hai tên ngụy ở sân, chúng không có một lời kháng cự. Bốn đồng chí du kích trong nhà cũng nhanh chóng ập đến trấn áp ngay tên Phương và tên Trung úy Biệt chính đoàn cùng đi. Mấy tên Biệt Chính đoàn ngoan ngoãn không chống cự và đồng ý với lời đề nghị của Mặt trận: “Hoan nghênh các anh về vùng giải phóng vui tết, nhưng vì do làm trái lệnh của MT nên chúng tôi được quyền thu vũ khí, các anh cứ yên tâm vui tết ở đây, còn anh Nguyễn Phương nguyên là bộ đội của đơn vị chúng tôi, vì đi lạc nên hôm nay đưa trở lại về đơn vị..” Tên Chiêu hồi-ác ôn-gián điệp nợ máu mặt cắt không còn hột máu ấm ứ phản đối, nhưng việc gì xảy ra đã được đơn vị của tôi lo chu đáo ! Nghĩa Dõng là vùng tranh chấp nên đơn vị của tôi rút nhanh qua An Mô và đưa tên chiêu hồi về Đức Minh ngay trong đêm.
Ba ngày sau, vào một buổi tối , tại bãi cát bên kia Bàu Ốc, thuộc thôn Minh Tân Bắc, xã Đức Minh, Tòa án Nhân dân Huyện Tư nghĩa thi hành án tử hình tên Nguyễn Phương vì các tội : Phản bội, chiêu hồi, gây nợ máu giết nhiều người vô tội, làm hỏng Phong trào giải phóng của miền Đông Tư nghĩa.
 
Cái chết ô nhục của tên chiêu hồi Nguyễn Phương đã làm cho nhiều người thấy được yên lòng, vì kẻ nào gieo tội ác nhất định sẽ bị nhân dân trừng phạt. Phong trào miền đông Tư Nghĩa dân dần được phục hồi và mạnh mẽ cho đến ngày toàn thắng !
Nỗi niềm của Mẹ:
Hồi đó vì chiến tranh quá ác liệt và bị địch chiêu dụ bằng vật chất và lũng đoạn tinh thần, nên cũng có một số người lầm đường rời bỏ hàng ngũ Giải phóng quân chạy về chiêu hồi với địch. Những ai về với địch mà không xưng khai là chúng thủ tiêu. Còn ai phản bội lại đồng đội, chỉ điểm để kẻ thù tàn sát nhân dân thì được chúng trọng dụng một thời gian ngắn rồi lại bị đẩy ra chiến trường chết thay cho chúng.
 
Một hôm, tôi được giao liên đưa cho một bức thư của Me tôi gửi, vì bà không biết chữ nên giòng chữ ngoằn nghoèo là do em gái của tôi viết, bức thư ngắn nhưng nội dung đoan quyết:”Dù gian khổ, ác liệt đến dường nào, con Hiếu ngoan của mẹ nhất định không được đầu hàng giặc, nhất định không chiêu hồi ! Chiêu hồi là nhục nhã cho gia đình, cho giòng họ và nhục nhã nhất là Ba yêu của con đang ở nơi xa, đang làm nhiệm vụ cho Đảng. Nếu không chịu được nữa thì chạy về ở với mẹ, Nhất định là không đầu hàng kẻ thù …”.Lúc ấy tôi đã 18 tuổi rồi, tôi đọc mà khóc trong lòng, sau đó lại cười, vì những điều mẹ nhắc từ lâu con đã nằm lòng, và không bao giờ, không bao giờ con lại làm thế ! Kẻ thù đã làm tan nát quê hương mình, chúng đã giết chết hết người thân và bè bạn của con rồi, sao lại con lại đi đầu hàng chúng; con phải vượt lên cùng với đồng đội giết chúng mà trả thù…!
Rất tiếc bức thư này trước khi ra trận tôi chôn ở hang Đá Chẹt (Sơn Tịnh) cùng với nhiều quyển nhật ký của tôi, rồi trong đêm đi đánh giặc bị thương nặng ra Bắc luôn, chưa bao giờ trở lại nơi chôn bức thư của Mẹ, nhưng trong lòng tôi vẫn nhớ mãi lời dặn dò của mẹ như ngày nào…!

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

 

MẠ ƠI, BÂY GIỜ EM Ở ĐÂU ?

 

(Ký ức chiến trường - Viết nhân ngày PNVN 20-10-2021)

Đầu năm 1965, quân ngụy bắt đầu hỗn loạn, chúng co cụm về các thị xã, thị trấn hoặc dọc đường Quốc lộ số 1 mà không dám đi càn quét sâu vào vùng giải phóng nữa. Vùng giải phóng được mở rộng tạo thành thế bao vây hết các thị xã thành phố miền Nam. Nhiều thanh niên trong vùng ngụy kiềm kẹp thoát ly vào vùng giải phóng nhập ngũ, loạt thanh niên ở Nghĩa Hiệp chạy vào vùng giải phóng xin nhập ngũ năm ấy có tôi và Khoa. Tôi được đơn vị chú ý cho luyện tập kỹ năng tác chiến, nghiệp vụ trinh sát chỉ vài tuần đã trở thành một chiến sĩ trinh sát thực thụ. Lúc bây giờ đại đội huyện mới được có hai trung đội, người ta không gọi là trung đội một, hay trung đội hai mà lại gọi mật danh, đó là trung đội 275 và trung đội 268 có lẽ là lấy ngày, tháng thành lập trung đội mà đặt tên.

Tổ trinh sát của đại đội C16 chỉ có 3 người, tôi, Khoa và Đá, chúng tôi coi nhau như anh em ruột thịt, tôi và Khoa cùng tuổi 17, còn Đá chỉ nhích hơn một chút 18 tuổi. Đá người An Lạc Bắc, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, tuổi thiếu niên không được đến trường phải ở chăn trâu cho người chú ruột cũng lam lũ nghèo khổ. Khoa thì học đến lớp nhất (lớp 5 bây giờ) phải nghỉ học cũng vì điều kiện kinh tế gia đình, chỉ có tôi là được học trội hơn, học hết cấp 2 thời ấy. Chúng tôi được đại đội giao nhiệm vụ đi chuẩn bị chiến trường liên tục, có lẽ là chỉ huy muốn thử thách chúng tôi. Những đồn Núi Đất, Hải Châu, Hải Thuyền, Núi Ông... chúng tôi vào ra dễ dàng, các báo cáo hoàn thành chuẩn bị chiến trường và đề xuất tác chiến đều được chỉ huy Đại đội khen ngợi, so với Đá và Khoa thì tôi chậm và nhát hơn họ, bù lại tôi có khả năng vẻ bản đồ và thuyết minh lưu loát..nên chúng tôi bù cho nhau mà tiến !

Sau những trận đánh thì được nghỉ ngơi và huấn luyện, bây giờ đơn vị tôi đóng quân trong nhà dân ở Lâm Hạ, Đức Phong... đây là vùng giải phóng, phần đông người Lâm Hạ làm nghề trồng thuốc lá, đó là nghề truyền thống và thuốc rê Trà Niên nổi tiếng ở miền Trung vì nó cho vị thơm ngon, hút nặng nhưng không gắt, ai hút cũng đều khen như thế. Người Lâm Hạ nghèo nhưng chất phác và hiền lành, khu vực chúng tôi đóng quân các gia đình đều không có hàng rào mà nhà này sang nhà kia đi lối nào cũng được, thỉnh thoảng trong vườn người ta trồng ít cây đào lộn hột (cây điều) để lấy bóng mát...Nhà kế bên có một thiếu nữ rất xinh đẹp cũng trạc bằng tuổi bọn trinh sát chúng tôi, ban đầu chúng tôi làm quen nhau rất rụt rè, nhưng sau những buổi liên hoan văn nghệ giữa bộ đội và nhân dân địa phương, dần dần chúng tôi quen nhau lắm từ bao giờ mà không biết. Mạ là tên cô gái đó, Mạ cũng mồ côi cha mẹ và ở với một bà dì đã có tuổi. chúng tôi và Mạ cũng thường trò chuyện, học hát, tập đàn với nhau dưới tán những cây điều trong vườn nhà cô ấy.

 

Tuổi mười bảy cũng là tuổi đà biết yêu đương, bồng bột rồi, nhưng hồi đó tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện yêu đương, tình tứ mà chỉ lo luyện tập để hoàn thành nhiệm vụ của đại đội giao và nhiều khi trong lòng ngẩn ngơ tiếc nuối nhớ thuở còn là học sinh trung học, ngày ngày cùng bạn bè hai buổi đến trường học tập, vui tươi lắm, bỗng chiến tranh đến mà phải trở thành dang dở...

Nhưng trong tổ trinh sát của chúng tôi thì Đá đã để ý và yêu Mạ từ lúc nào tôi không biết, một hôm Đá đưa cho tôi một gói thuốc lá Rubi và thầm thì bảo "Tớ nhờ cậu một chút việc quan trọng nhé..." Tối đó khoảng hạ tuần tháng 10 tôi nhớ là trời quê tôi vào ngày ấy tháng 10 trời mưa rất to... Đá bảo là rất yêu Mạ và muốn nói với cô ấy biết nhưng không dám, Đá muốn nhờ tôi viết hộ cho Đá một bức thư gửi cho Mạ để bày tỏ tình cảm của mình với Mạ...Tôi chưa viết thư tình bao giờ, nhưng cũng đã thuộc nhiều bức thư tình mẫu và tôi chọn lọc từ ngữ cho phù hợp với tâm tư của Đá mà tâm tình với Mạ, viết thư xong, tôi đọc cho Đá nghe, Đá thấy vừa lòng lắm và dặn tôi mai nhờ đưa tận tay cho Mạ ! Sau này tôi tự trách mình ghê lắm, sao mà tôi lại dễ tính thế, chỉ giúp Đá cái mà Đá không làm được, đằng này lại giúp luôn cái mà Đá đáng lẽ phải làm...Sáng hôm sau khi thấy Mạ đi bón phân cho cây thuốc lá về, nàng ghé mắt về phía nhà chúng tôi như đợi chờ xem có ai rỗi thì rủ sang chơi, tôi nhanh chóng chạy ra đưa cho em lá thư của Đá mà không nói năng gì, và hình như hai người đều thấy hồi hộp, bẽn lẽn... 

Ảnh Minh Họa

 

Đọc thư rồi có lẽ Mạ giận tôi vì đã vừa viết thư hộ cho Đá mà còn vừa làm con "chim xanh" vô duyên cho mối tình không thành này nữa... Sau chuyện này có lẽ Mạ giận tất cả chúng tôi nên em không bạo dạn như trước nữa và luôn lẫn tránh chúng tôi cho đến ngày chúng tôi chia tay để chuyển quân ra mặt trận vì tình hình quân Mỹ đã đổ bộ vào Đà Nẵng, chiến sự căng thẳng leo thang từng ngày...hôm ấy nàng không nói gì nhiều với chúng tôi, chỉ thấy nàng buồn lắm và đôi mắt đỏ hoe...

 

Ngày 23 tháng 2 năm sau thì Khoa hy sinh ngay trên quê hương của mình khi đơn vị chúng tôi đánh phục kích vận động tiêu diệt đại đội bảo an số 339 của ngụy ở Nghĩa Hiệp quê tôi; tháng sau nữa thì Đá hy sinh ngay ở Sân bay Quảng Ngãi khi đơn vị chúng tôi tập kích một đại đội Cộng hòa đóng bảo vệ bên ngoài, tôi thì được đơn vị cử đi học lớp cán bộ trung đội...

 

Từ ngày ấy chúng tôi và Mạ không có tin tức gì với nhau nữa. Đến một ngày vào mùa thu năm 1970, trời miền núi mùa Thu mưa tầm tã. Lúc bây giờ tôi đã về đại đội C21 đặc công Quảng Ngãi đang hành quân ra mặt trận, cùng đơn vị mình nghỉ chân phía thượng nguồn con suối Lâm, bỗng từ xa xa tôi thấy ai có dáng thân quen quá, và đó chính là Mạ, em cùng bộ phận dược H10 vận chuyển thuốc men và dụng cụ cứu thương cũng cùng tôi ra mặt trận. Sau bốn năm trời hôm nay mới gặp nhau, không trò chuyện được nhiều chỉ hỏi thăm nhau qua mấy năm xa cách. Em cũng vào bộ đội học nghề dược và em nói sau khi các anh đi thì em cũng vào bộ đội. Qua ánh mắt tôi biết Mạ vẫn còn giận tôi vì cái chuyện vô duyên ngày xưa ấy và bây giờ chiến trường căng thẳng lắm không phải là lúc giải bày...Năm sau tôi bị thương nặng nằm ở Viện B23 Trà Bồng, nghe tôi bị thương em tìm cách đến thăm, nhưng khi đến được thì tôi đã chuyển đi ra Bắc rồi...

 

Thế là xa mãi người em gái thân mến năm xưa, bao năm trôi qua, cuộc đời của em giờ đã ra sao, bao nhiêu lời hỏi thăm, biết bao nhiêu là tin nhắn mà chẳng biết bây giờ em đang ở nơi đâu !

Trung Hiếu

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

ÂM MƯU GIẢI THIÊNG ANH HÙNG LÊ VĂN TÁM CỦA PHAN HUY LÊ BỊ THẤT BẠI NHỤC NHÃ !

 

ÂM MƯU GIẢI THIÊNG ANH HÙNG LÊ VĂN TÁM
CỦA PHAN HUY LÊ BỊ THẤT BẠI NHỤC NHÃ !
 
(Viết nhân Kỷ niệm lần thứ 76 ngày hy sinh của Anh hùng Đuốc Sống Lê Văn Tám 17/10/1945 - 17/10/2021)
 
1/ CHIẾN CÔNG ANH HÙNG:
Chặp tối ngày 17 tháng 10 năm 1945, một Thiếu niên đột ngột tẩm xăng vào người rồi tự châm lửa đốt xông vào kho vũ khí và xăng dầu Thị Nghè của thực dân Pháp (kho này còn có tên tiếng Pháp: kho xăng dầu Simon Piétri ) làm cho kho xăng cháy, nổ lớn mấy ngày liền, và anh cháy luôn cùng ngọn lửa, giặc hoảng loạn không dập tắt được đám cháy, gây cho thực dân Pháp tốn thất nặng về hậu cần xăng dầu và đạn dược. Đó chính là người Anh hùng thiếu nhì Lê Văn Tám đã được các báo chí thời đó ở trong nước,và cả nước ngoài như: Báo ĐỘC LẬP, Báo Cứu Quốc, Báo LA RÉPUBLIQUE, BBC và nhiều nhân chứng hiện nay vẫn còn sống xác nhận .
Vì chỉ 3 tuần sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì vào ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng tiến công vào các cơ quan cách mạng của ta tại khắp Sài Gòn- Chợ Lớn, thực hiện dã tâm xâm lược nước ta lần nữa. Với tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, đồng bào Nam Bộ, nòng cốt là quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã đứng lên chiến đấu, mở đầu cho cuộc kháng chiến trường kỳ bảo vệ nền độc lập, tự do của Dân tộc; khắp các nơi như: Thị Nghè; Bà Điểm ,Tham Lương, Phú Lâm , Nhà Bè, cầu Ông Lãnh, chợ Bến Thành, Tân Định, nhà đèn Chợ Quán, cầu Kiệu, xóm Muối, vv.. là nơi quân Pháp hung hãn bắn giết nhân dân ta và các chiến sĩ tự vệ của ta nhiều nhất, lúc bấy giờ xác người bị thực dân Pháp giết nằm vương vãi khắp nơi. Chứng kiến tội ác man rợ , lòng căm thù thực dân Pháp của Tám dâng lên cao độ; cậu thiếu niên mới 13 tuổi đầu, đã dám hy sinh thân mình để diệt quân thù, sự hy sinh vô cùng anh dũng của Lê Văn Tám đã làm cho quân thù khiếp đảm và lớp lớp người noi gương người Anh hùng Thiếu nhi để dùng tầm vông, dáo mác xông lên tiêu diệt kẻ thù, bắt đầu cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ gian khổ và thắng lợi !
 
2/ SỰ VINH DANH ANH HÙNG LÊ VĂN TÁM:
Sau khi Lê Văn Tám lập chiến công và hy sinh, đã được Hồ Chủ tịch khen ngợi Ngày 23/10/1945 Người đã viết trên báo Cứu Quốc (Cơ quan của Tổng bộ Việt Minh, ngày 23-10-1945) như sau: “ Lê Văn Tám là một " Anh hùng đuốc sống"… một Dân tộc có tinh thần cao đến bực ấy, thì không có sức mạnh nào có thể đè bẹp được !” Và biểu tượng “Đuốc sống” Lê Văn Tám ấy đã cùng góp một viên gạch cho bức “Thành đồng Tổ quốc” mà Bác Hồ khen tặng cho Sài Gòn và Nam Bộ !
 

Nhưng những năm tháng chiến đấu chống thực dân Pháp gian khổ và ác liệt, chúng ta chưa có điều kiện để vinh danh người Anh hùng thiếu niên này. Khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc và khi thống nhất đất nước thì khắp nơi có nhiều công trình, nhiều đường phố, Trường học, Nhà hát, Công viên, Tượng đài được mang tên người Anh hùng. Cùng với Lê Văn Tám, Dân tộc ta còn biết bao nhiêu Anh hùng thiếu nhi khác đã dũng cảm hy sinh tuổi thơ của mình cho đất nước như Kim Đồng, Kpa-Klơng, Phạm Ngọc Đa, Dương Văn Mạnh, Dương Văn Nội, Vừ- A- Dính , Đoàn Văn Luyện, Hồ Thị Thu, Ngô Nết, và chính các em đã làm cho kẻ thù run sợ !
 
3/ KẺ GIẢI THIÊNG ANH HÙNG LÊ VĂN TÁM BỊ VẠCH MẶT:
Tháng 2/2005, trong một cuộc họp báo, Phan Huy Lê lúc bấy giờ là Chủ tịch Hội sử học Việt nam đã nói :"Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Ðó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền anh Trần Huy Liệu viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi hy sinh khi đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: "Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa...". Tuy nhiên, Phan Huy Lê không đưa ra được bằng chứng xác thực cho sự phủ định nhân vật Lê Văn Tám mà ông nêu ra. Mặt khác, lời kể của Phan Huy Lê cũng bị chỉ ra là có mâu thuẫn lớn: ông Trần Huy Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền trong giai đoạn cuối 1945 - đầu 1946, khi đó ông Phan Huy Lê chỉ là một đứa trẻ chưa đầy 12 tuổi, không thể có chuyện ông Trần Huy Liệu lại tiếp đón ông Phan Huy Lê, gọi ông là "nhà sử học" và còn kể cho ông chuyện quan trọng như vậy...
Về việc này lập tức có những Cụ lão thành cách mạng, các nhân sĩ trí thức , nhà nghiên cứu như: các ông Mai Bá Hui (1929),Trần Thắng Minh , Võ Thành Khiết (1929),Hồ Thanh Điền (1926) ,Giáo sư Trần Văn Giàu (1911), Trần Trọng Tân (1926), Nguyễn Đình Tư (1929), Lý Châu Hoàn, Nguyễn Văn Thịnh... đã đăng bài phân tích, đưa ra các bằng chứng bác bỏ lời kể của ông Phan Huy Lê và chứng minh sự kiện hy sinh của Lê Văn Tám là có thực và đòi đối chất với Phan Huy Lê. Nhưng Phan Huy Lê đã trốn nhẹm và sau đó một thời gian dài không còn thấy ông Phan Huy Lê nhắc lại chuyện này nữa cho đến tháng 10/2009 Phan Huy Lê lại viết trên báo Xưa và Nay để giải thích thêm chuyện này: 
 
4/ LỜI BÀO CHỮA NGỤY BIỆN VỤNG VỀ CỦA MỘT KẺ PHẢN BỘI LỊCH SỬ.
Trên Tạp chí "Xưa & Nay" số 340 tháng 10 - 2009 Nghĩa là gần 5 năm sau trốn nhẹm vì búa rìu dư luận, Phan Huy Lê mới trở lại lên tiếng nhằm "làm rõ thân phận của Lê Văn Tám" trong bài viết rất dài Phan Huy Lê chủ ý ném ra một số giải thích như sau:
1/ "Khi cụ Trần Huy Liệu nói với tôi về Lê Văn Tám không phải là năm 1945 mà là "những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có dịp làm việc nhiều với Giáo sư Trần Huy Liệu và một một hôm cụ nói như vậy..."
 
2/ "Ông Trần Huy Liệu hối hận vì bịa ra câu chuyện Lê Văn Tám, nên lúc đó đài BBC bác bỏ câu chuyện này và nói con người không thể chạy mấy chục mét khi bị đốt cháy, mà chỉ vài bước là cùng, sau này tôi có trao đổi với vài Bác sĩ để xác nhận thêm."
 
3/ "Tôi nghĩ rằng tất cả các đường phố, trường học, công viên… mang tên Lê Văn Tám vẫn để nguyên, vẫn được tôn trọng như một biểu tượng với nội dung giải thích đúng sự thật và ngăn chặn mọi ý đồ dựng lên lý lịch Lê Văn Tám như một nhân vật có thật rồi có ngừơi lại nhận là hậu duệ của nhân vật này."
 
CHÚNG TA LẦN LƯỢT VẠCH TRẦN SỰ DỐI TRÁ CỦA PHAN HUY LÊ TỪNG ĐIỂM MỘT !
1/ Khi Phan Huy Lê nói tại cuộc họp báo là: "Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng...". Rõ ràng Phan Huy Lê nói dối bị lòi đuôi, vì nếu lúc cụ Liệu sáng tác là năm 1945 thì Phan Huy Lê mới có 11 tuổi (Phan Huy Lê sinh 1934). Nên những người phản biện phát hiện ngay ra sự dối trá trơ trẽn này,không đời nào cụ Trần Huy Liệu lại đem cái chuyện quan trọng này tâm sự với một thằng nhóc Lê mới có 12 tuổi"biết cái đếch gì", do đó Phan Huy Lê bị xấu hổ, lặng đi mãi đến 2009 mới cãi lại là "Anh Liệu nói với tôi vào những năm 60 !"
 
2/Trong 5 năm"hoãn binh" để nghĩ ra cách gian trá nhằm phủ định chuyện Anh Hùng Đuốc Sống Lê Văn Tám rằng "theo đài bbc và các bác sĩ thì một con người không thể chạy xa 50 mét khi bị cháy !"
- Phan Huy Lê luôn cho mình là nhà Khoa học, người cấp tiến mà tư duy ông ta chẳng biết chút gì là khoa học về con người , bởi vì Phan Huy Lê đã đem Lê Văn Tám người Anh hùng đi so với những người có thân phận tầm thường, thấp kém ngoài đời ! Ông Lê không biết rằng, Người Anh hùng chính là người BÌNH THƯỜNG nhưng họ đã có những hành động PHI THƯỜNG, Hành động phi thường đó xảy ra, khi họ thấy mình cần phải hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ Nhân dân , bảo vệ Cách mạng, thời điểm của việc làm phi thường ấy họ không còn là con người bình thường nữa, họ nhận thức được công việc mình làm là hệ trọng, quyết tâm phải hoàn thành, vượt lên cái tâm lý, cái sinh lý bản năng của con người bình thường, nên họ có sức mạnh thể lực PHI THƯỜNG bên trong, họ có một tinh thần mạnh mẽ phi thường,cái sức mạnh về cơ bắp chỉ là sức mạnh về đơn thuần vật chất, còn cái sức mạnh về ý chí lớn lao hơn nhiều, khoa học về con người đã từng chứng minh về sức mạnh phi thương này. Lê Văn Tám là một con người như thế, dù biết mình có thể cháy thành tro vẫn lao vào đồn giặc để trả thù cho nhân dân cho Tổ Quốc ! điều này, những người tầm thường như Phan Huy Lê còn xa mới đạt tới !

- Hòa Thượng Thích Quảng Đức đau buồn vì tên bù nhìn Ngô Đình Diệm đã thủ tiêu hàng ngàn Phật tử, giam cầm hàng ngàn người khác trong ngục tù phát xit, dùng xe tăng chà nát học sinh ngay trên đường phố, Niềm tin của Phật tử vào Đức Phật đã bị đánh cắp và sỉ nhục, cấm đoán, cả miền Nam đầy máu và nước mắt, các chùa chiền bị đốt phá, các học xá Phật Giáo bị chiếm giữ, giặc Mỹ lăm le đem quân đội, vũ khí và thuốc độc vào giết hại Nhân dân và Phật tử. Đây không phải là thảm họa của Dân tộc thì là gì ? Giờ phút PHI THƯƠNG ấy của một vị Chân Tu là phải hy sinh bản thân mình để bảo vệ Dân tộc, có bảo vệ được Dân tộc thì Phật Pháp mới tồn tại. Nhận thức đó đi nhanh qua Người, Người không cần tính toán, không so sánh và đã quyết chí Hy sinh, Ý chí hy sinh cao cả tạo cho Hòa Thượng một sức mạnh PHI THƯỜNG mà kẻ có thân phận kém cỏi như Phan Huy Lê không thể nào hiểu được và Ngài đã hy sinh như thế: "ngồi ung dung, tự tại, tay lần tràng hạt ,miệng Ngài vẫn cầu nguyện trong ngọn lửa ngàn độ hung tàn hàng vài chục phút mà không một chút run rẩy,không một chút đau đớn, kêu than trước sự yêu thương, kính trọng tột cùng của người Sài Gòn và sự hoảng loạn của đàn dơi Ngô Đình Diệm. Người ngồi đó đến khi thân xác mình thành than với trái tim bất diệt, đã làm cho chế độ phát xít sụp đổ tan tành,Bồ tát Thích Quảng Đức đã bác bỏ cái lộng ngôn sợ chết của bọn phản động, kẻ phản bội hèn hạ của bbc, của Phan Huy Lê và của vài bác sĩ vô học !
- Còn nữa, Anh hùng Ngô Thị Tuyển chỉ nặng có 46 kg mà dư sức vác hai hòm đạn nặng 98 kg chạy băng băng dưới làn mưa đạn Mỹ để tiếp tế đạn cho bộ đội vít đầu giặc Mỹ xuống đền tội, Hỏi ông Phan Huy Lê cái khoa học nhân văn của ông đâu hãy đem ra mà giải thích sức mạnh PHI THƯỜNG của chính nghĩa đã biến một người con gái bình thường, nhỏ bé , nghèo khổ ở Nam Ngạn để trở thành PHI THƯỜNG! Có lẽ ông và tôi tớ của ông sẽ nói đây chỉ là chuyện bịa !
- Dũng sĩ diệt Mỹ thiếu nhi Đoàn Văn Luyện 13 tuổi,căm thù Mỹ-Ngụy vô cớ giết chết mẹ và anh trai mình,bạo tàn rải bom Napal đốt cháy trụi xóm làng Bình Đông nơi em sinh sống. Không, không thể để giặc Mỹ rút đi mà không đền nợ máu. Bốn lần mưu kế vào sâu tận trong hang ổ kẻ thù, gài lựu đạn thông minh diệt 14 tên Mỹ, số Mỹ chết nhiều hơn số tuổi đời của Luyện, tin tức này làm rung động năm châu. Người ta hỏi tại sao Luyện lại diệt Mỹ tài giỏi như thế, em trả lời, em căm thù chúng nó nên ngày đêm em không ngủ, thức để nghĩ ra kế hay mà bắt kẻ thù đền nợ máu ! Tiếc là Phan Huy Lê đã chết, nếu không, ông phải về gặp Luyện mà "khai quật cái khoa học, cái đổi mới" để nâng cao trí tuệ cho mình, và biết đâu khi đó trước sự Anh hùng của Đoàn Văn Luyện sẽ làm cho Phan Huy Lê tìm ra con đường sáng !
 
3/ Cũng trong số báo này, Phan Huy Lê viết: "Nhà nước nên giữ lại các tên đường phố, tượng đài, trưởng học, công viên đã mang tên Lê Văn Tám, đừng thay đổi..."
Ha ha..Muộn rồi ông Phan Huy Lê à... Tử 2/2005 khi ông giở trò hèn hạ giải thiêng Anh hùng Lê Văn Tám tại cuộc họp báo, thì những công trình, Nhà hát, Công Viên, Trường học không những không đổi tên mà chúng ta còn đặt thêm tên Anh hùng Lê Văn Tám cho nhiều công trình mới nữa. Dù Nhân dân tôi không trừng phạt vì hành vi đen tối của ông, nhưng Đảng và Nhà nước biết là ông là kẻ nói dối một cách hèn hạ nên việc đề nghị của ông càng thấy tội nghiệp cho ông, ông có mê ngủ không mà đề nghị như vậy, đúng là ông đã quá già không còn minh mẫn nữa !
 
KẾT LUẬN:
Dư luận cho rằng, Phan Huy Lê đã có âm mưu này từ lâu nhằm phục thù cho gia đình mình, phục thù cho anh cả Phan Huy Quát, kẻ đã cam tâm bán mình cho giặc từ rất sớm. Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, hàng triệu người dù trai gái, trẻ già, đều lao mình ra ngăn giặc, còn Phan Huy Quát thì nhảy ra gặm giầy giặc làm thân trâu chó cầm súng Pháp để đàn áp lại nhân dân mình. Hắn đã leo lên đến chức Bộ trưởng Quốc phòng, đã có lần dẫn tên Nixon lên tận Điện Biên khảo sát để dùng bom nguyên tử nhằm giải vây cho quân giặc bị bao vây ở đây nhưng không thành. Pháp chạy, Quát bỏ Pháp nhảy sang đánh thuê cho Mỹ, và sau bao nhiêu năm giết chóc hắn đã leo đến tột cùng tội ác: Thủ tướng ngụy quyền Sài Gòn. Ngày giải phóng Sài Gòn lẽ ra Quát phải nhận ra con đường tội ác của mình thì sẽ được Nhân dân ta thứ, nhưng hắn trốn cải tạo định vượt biên thì bị bắt và tự trả nợ máu cho mình trong nhà tù; tôi nghĩ dư luận này cũng có phần đúng, vì lẽ ra Phan Huy Lê là người phải biết ơn cách mạng nuôi dưỡng mình, nhưng ông lại không làm như thế mà ngược lại định làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào Cách mạng bằng cách liên tục có những hành vi không thể nào chấp nhận. Việc xuyên tạc người Anh hùng Lê Văn Tám của Phan Huy Lê chỉ là liều thuốc thử , xem sự phản ứng của Đảng ta như thế nào, và quả vậy không một ai trong chính quyền gọi Phan Huy Lê ra phê phán và kỷ luật Lê về tội phát ngôn phản cách mạng, xuyên tạc, giải thiêng Anh hùng là phạm tội (theo bộ luật hình sự)...!
Thấy an toàn Phan Huy Lê liền tiến lên một bước nguy hiểm nữa: cho viết sử theo cái mà ông ta huênh hoang "tôn trọng sự thật, tìm ra sự thật, xác minh sự thật là một nguyên tắc cao cả thuộc về phẩm chất và chức năng của nhà sử học.." dưới cái nhãn dán lòe người đó Phan Huy Lê cho tôi tớ của mình gạt bỏ chữ ngụy quân, ngụy quyền để chỉ bọn tay sai bán nước ở Sài Gòn ra khỏi hai bộ sử , việc làm này đã làm "động long mạch của nhà họ Phan" nên Phan Huy Lê bị dư luận tố cáo, phát hiện ra âm mưu phản bội Lịch sử mấy năm nay. Bộ sử 30 tập do Phan Huy Lê chủ biên định cuối năm 2018 là phát hành, nhưng vi sai sót có cố ý đã động đến tai Trung ương Đảng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nên nó bị huýt còi, giao cho Ban thẩm định do Chính phủ thành lập để chỉnh sửa.
Không đơn giản là bỏ chữ ngụy trong bộ sách mà sâu xa như Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn Nguyên Cục trưởng Cục Tuyên Huấn QĐNDVN, và Thiếu tướng Hoàng Kiền, Anh hùng LLVT, nguyên Tư lệnh Công binh QĐNDVN đã phát biểu trên VTV1: "Bỏ chữ ngụy quân, ngụy quyền, công nhận VNCH là âm mưu chính trị, nhằm hợp pháp hóa vai trò đua quân xâm lược miền Nam của Mỹ là giúp cái gọi là VNCH bảo vệ đất nước, còn Quân đội NDVN là xâm lược...nhằm biến kẻ xâm lược thành chính nghĩa,và nạn nhân thành phi nghĩa, tiến tới lật đổ nước CHXHVN bằng pháp lý..." Rõ ràng, việc làm của Phan Huy Lê không trả thù Cách Mạng thay cho anh trai mình thì là gì ???
Sau các cuộc cách mạng màu ở Âu-Phi và Tây Á nhiều quốc gia đang hòa bình trở thành chiến tranh tàn khốc, Đế Quốc Mỹ và bọn phản bội ở các nước đó gây ra không biết bao nhiêu tang tóc cho các dân tộc như ở Iraq, Afghanistan, Syria, Libya....Nếu chúng ta không chặn âm mưu của bọn phản bội được bên ngoài tài trợ để chúng thao túng văn hóa, bóp méo lịch sử, giải thiêng Anh hùng, Lãnh tụ, gieo rắc nghi ngờ sự lãnh đạo của Đảng thì sức mạnh đoàn kết toàn dân sẽ vị xâm hại nghiêm trọng, chừng đó chúng dễ dàng gây rối loạn xã hội, và hậu quả là vô cùng tai hại. Chúng ta phải hết sức cảnh giác với các âm mưu này...
Chế Trung Hiếu

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021

PHAN HUY LÊ CANH CÁNH MỘT ĐIỀU LÀ LÀM SAO RỬA MẶT CHO PHAN THANH GIẢN !

 

Vừa qua , nhân vào các bài viết nói về ông Phan Huy Lê của một số nhà sử học thuộc lớp học trò của ông khi ông qua đời , rất nhiều người ca ngợi ông đã mạnh dạn thực hiện cách nhìn mới , nghiên cứu sâu và đã có nhiều bổ khuyết về lịch sử nước nhà , đặc biệt ông đã đổi mới phương pháp nghiến cứu lịch sử theo hướng khách quan , toàn thể , không đứng về một phía , không phụ thuộc vào ý thức hệ để nhìn nhận lịch sử một cách đúng đắn nhất ...v..v..và v...v . Với tôi tuy không phải là nhà sử học nhưng cũng rất say mê học sử , chính sử học đã cho tôi tiếp tục phát huy truyền thống của dân tộc , hun đúc cho tôi lòng yêu nước yêu quê hương , tiếp nối truyền thống gia đình mà ông bà , ba mẹ tôi đã góp phần tham gia sự nghiệp CM do Đảng ta khởi xướng .
 
Công tâm đánh giá ông Phản Huy Lê đã có nhiều công trình giá trị đã được Đảng , Nhà nước và xã hội thừa nhận , ông được tặng thưởng một số giải thưởng , danh hiệu có giá trị lớn của nhà nước ta . Thế nhưng những năm cuối đời , nhất là vào những năm đầu của thế kỷ XXI ông đã có những cách nhìn lệch lạc , và nguy hại hơn ông đã truyền cái tư duy lệch lạc lại cho nhiều học trò của ông mà hậu quả ngày nay đã và đang phân hoá xã hội ta , chia rẽ trong Đảng , chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc , chỉ có lợi cho bọn phản động và nhóm tay sai đế quốc sau gần 50 năm vẫn không nhận rõ tội lỗi của mình , tiếp tục quay lưng với dân tộc và chống phá đất nước .
Trong bài viết này tôi chỉ bàn về cái gọi là phương pháp luận khách quan , đứng giữa , không phụ thuộc vào ý thức hệ chính trị . Cái bản chất gọi là khoa học mà hiện nay một số nhà sử gia cố bỏ qua phương pháp luận Mác xít để đi theo phương pháp luận của thầy mình nhằm biện minh cho các hiện tượng xét lại lịch sử . Điều đầu tiên với tư cách là đảng viên của Đảng và là người có nhiều năm nghiên cứu liên tục về CN MLN , và đã đọc trước tác của MLN khi tôi vừa 14 tuổi , cho đến hiện nay tôi vẫn có lúc nghiên cứu lại , tôi có thể khẳng định không có bất cứ một phương pháp luận nào khoa học hơn phương pháp luận MLN gói gọn trong mấy chữ : khách quan , toàn diện , lịch sử , cụ thể , vận động và phát triển . Để từ đó tôi khẳng định cái gọi là phương pháp luận nghiên cứu lịch sử của ông PHL cũng chỉ là phương pháp luận suy diễn chủ quan và phi khoa học , thậm chí phục vụ cho một mục đích cá nhân của ông mà thôi . 
 
Có lẽ cả đời ông PHL canh cánh một điều làm sao rửa nhục cho Phan Thanh Giản và những con người như Giản trong đó có cha , anh ông , nên ông tìm mọi cách để dùng tài trí của mình xác định chỗ đứng ngày càng cao trong chế độ ta mà ông biết nếu với vị trí xuất thân của mình ông sẽ khó có thể được trọng dụng nếu ông không có tài năng thật sự , và nhờ chính sách trọng dùng tài năng của Đảng và NN ta , ông đã đạt đến đỉnh cao của lĩnh vực mà ông nghiên cứu đó là Viện trưởng Viện sử học , Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN , Giáo sư sử học và khi đã đứng trên đỉnh cao của ngành lịch sử , ông đã bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình , và để làm được nó ông nắm bắt cơ hội đổi mới của Đảng , đưa những tư tưởng gọi là sáng tạo của mình để thực hiện ý đồ xét lại lịch sử , núp dưới cái gọi là bổ khuyết khoảng trống , nhận thức lại cho đúng các sự kiện lịch sử , gọi lại cho đúng các tên gọi trong lịch sử và từ đó ông nhồi nhét vào tư duy của lớp học trò mình cái phương pháp luận xảo biện và phi khoa học , mang nặng chủ nghĩa chiết trung ngụy biện , đặc biệt đã cố tình tách lịch sử ra khỏi chính trị , phi chính trị hoá sử học nhưng thực chất là phục vụ cho chính trị chống dân tộc , chính trị tay sai cho bọn xâm lược , thực dân đế quốc , chính trị của hệ tư tưởng TBCN ; rất giống với việc bọn phản động ngày ngày ra rã việc đòi phi chính hoá quân đội mà họ thừa biết quân đội là lực lương phục vụ cho chính trị .
Thử hỏi tại sao các nhà sử học và ông Lê thích và hướng lái truyền thông nước nhà khi gọi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta là cuộc chiến tranh Việt Nam , gọi ngụy quân là quân đội VNCH , gọi ngụy quyền là chính quyền VNCH , gọi những người lính hải quân ngụy chết tại Hoàng Sa năm 1974 là những chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc , và nhiều thứ khác nữa . Vậy cách gọi đó là khách quan , là không phụ thuộc vào ý thức hệ như PHL thường xuyên đầu độc học trò mình có đúng không ? Vậy chúng ta thử bàn luận :
Chúng ta luôn lấy phương pháp luận CN MLN làm cơ sở , chúng ta luôn tôn trọng và phải tôn trọng khách quan ,chúng ta luôn cầu thị khi có những phát kiến mới thực sự khoa học ...vậy thử phân tích xem ông Lê và những học trò của mình khi bàn về viết sử không phụ thuộc vào ý thức hệ chính trị có đúng hay thực sự ngụy biện xảo trá , một bản chất đặc thù của CN xét lại lịch sử .
 
Vậy ông Lê và cộng sự với quan điểm “ khách quan, toàn thể ...không phụ thuộc vào ý thức hệ “ vậy ông gọi cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta là cuộc chiến tranh gì ( cũng xin nói với ông rằng đây không phải vì ý thức hệ CSCN mà Đảng ta gọi đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước , mà đây là tên gọi của những người yêu nước VN , của dân tộc VN và bạn bè thế giới khi nói về cuộc chiến tranh do Mỹ gây nên ở VN ) ; nếu với tài trí siêu Việt của ông và cộng sự các ông gọi cuộc chiến đấu của người VN chống MỸ là gì ? Ông một người được lớp học trò trung thành của ông ca ngợi đã chẳng tìm được cách gọi nào khác mà ông lại gọi theo cách của Mỹ đó là “cuộc chiến tranh Việt Nam” . Còn ngụy quyền Sài Gòn các ông cho rằng vì quan điểm ý thức hệ nên Đảng CS VN gọi là ngụy quyền , vậy không gọi ngụy quyền và để khách quan thì ông và cộng sự gọi là gì ? Chắc chắn và thực tế ông Lê cùng đồng sự chẳng thể tìm ra cách gọi nào khác mà lại gọi là chính quyền Sài Gòn , hoặc chính quyền VNCH , tương tự như vậy ngụy quân thì các ông gọi là quân đội VNCH ... như thế tất cả các tên gọi mà Đảng CS và dân tộc VN gọi Phan Huy Lê cho rằng do mang nặng ý thức hệ CS nên gọi sai , và các ông gọi lại cho đúng vậy cái đúng của các ông lại mang nặng ý thức hệ Tư bản , đế quốc . Các ông lấy cách gọi của kẻ xâm lược để tráo danh , lật sử , các ông đứng về phía kẻ thù của dân tộc , lại mang nặng tư tưởng chống Đảng Cộng sản VN . Mác và các nhà kinh điển đã khẳng định không có chủ nghĩa trung dung , và các nhà kinh điển đã lên án cái CN chiết trung ngụy biện thực chất là quan điểm của CNTB và ý thức hệ tư bản CN . Các ông đã lừa mỵ nhiều người bản lĩnh chính trị không vững vàng , và quần chúng nhẹ dạ cũng như những người trẻ đi tìm cái mới song chính các ông đã tự bộc lộ bản chất đối lập với CNXH , với phương pháp luận MLN và nền tảng tư tưởng của Đảng ta .
 
Gần đây Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh đã có bài Tư cách sử gia tôi rất đồng tình và đánh giá cao bài viết này . Và cũng kể thêm câu chuyện khi ông PHL còn sống , năm 2017 nhân sự kiện báo chia đưa tin về những điều mới trong Bộ sử 15 tập của Viện sử học VN tôi đã viết bài bác bỏ các quan điểm sai trái của ông Trần Đức Cường và đồng sự về việc cố tình bỏ cụm tự ngụy ... trong Bộ sử 15 tập của ông ta và Viện sử học bài viết đã được cộng đồng mạng hoan nghênh . Trong bài này tôi có nói bộ sử do ông Phan Huy Lê làm chủ nhiệm đề tài nhưng ngay sau đó tôi đã nhanh chóng sửa khi biết chính xác đề tài này do ông Trần Đức Cường làm CN , thế nhưng chắc có lẽ ông Lê muốn ra oai và để bảo vệ bộ sử đã cử hai học trò điện gặp tôi để làm rõ và giải oan cho thầy Lê , vì là người quen biết các học trò này lại cũng thường xuyên làm việc với nhau nên tôi đã đồng ý và sắp xếp buổi gặp mặt . Tại buổi làm việc này học trò ông Lê đã chuyền đạt tinh thần của thầy là yêu cầu tôi đính chính ông không làm CN đề tài và nếu không đính chính thì ông sẽ gởi đơn kiện tôi lên BQP và UBKTTƯ , cùng một số nội dung xoay quanh việc họ không dùng cụm từ ngụy , tôi đã trả lời tôi không viết về ông Lê mà chỉ nói về quan điểm sai trái khi các nhà sử gia đã bỏ cụm từ nguỵ ...trong bộ sử , các vị ấy nói nhưng vì bài báo đó xã hội lầm tưởng là do thầy Lê chỉ đạo nên đã tấn công thầy Lê trong lúc thầy tuổi cái sức yếu và hơn nữa các vị ấy cho rằng tôi có tiếng nói quan trọng trong cộng đồng mạng xã hội ... qua buổi làm việc học trò ông Lê đã khẳng định việc bỏ cụm từ ngụy , quan điểm của ông Cường là không phù hợp , chắc do muốn quảng cáo bộ sách để tiêu thụ nên nói quá , họ sẽ về có bài nói rõ không bỏ cụm từ ngụy... và mong tôi cũng có bài nói rõ cho cộng đồng mạng là bộ sử không phải do ông Lê chủ biên , mặc dù trong bài viết của tôi không còn nói về ông Lê , tôi đã đồng ý .
 
Sau đó tôn trọng lời hứa tôi đã viết bài và chụp ảnh ban chủ nhiệm đề tài nói rõ ông Lê không phải là chủ nhiệm đề tài , mong cộng đồng mạng đừng ghép sai lầm về việc bỏ từ ngụy lên đầu ông Lê . Thế nhưng trong khi tôi giữ lời hứa thì ông PHL lại làm ngược lại vẫn gởi đơn đến QUTW đề nghị xử lý tôi , và trong đơn ông ta đòi kiện tôi ra toà vì dám vụ cáo ông . Chỉ đáng tiếc là QUTW đã không thụ lý đơn mà bỏ vào tủ hồ sơ nên tôi không có cơ sở được đối mặt với ông L tại toà và hai vị học trò cũng chẳng có bài nào nói về tại sao bỏ cụm từ ngụy...
Tôi nhắc lại việc này để nói về tư cách của ông Lê , và cũng để chúng ta thấy rõ hơn những sai lầm nguy hại của chủ nghĩa xét lại lịch sử và cái gọi là phương pháp luận nghiên cứu lịch sử của thầy PHL .
 
Qua đây một lần nữa tôi đề nghị Bộ chính trị Đảng ta cần phải có đánh giá và kết luận rõ về vấn đề này và cũng đề nghị TV Quốc hội cần ban hành Pháp lệnh về nghiêm cấm xuyên tạc , sửa đổi lịch sử , nhất là lịch sử cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hòi Chí Minh vĩ đại 
 
Nguyễn Thanh Tuấn
nguồn:<iframe src="https://www.facebook.com/plugins/post.php?href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2Fpermalink.php%3Fstory_fbid%3D387862396312115%26id%3D100052650727356&show_text=true&width=500" width="500" height="265" style="border:none;overflow:hidden" scrolling="no" frameborder="0" allowfullscreen="true" allow="autoplay; clipboard-write; encrypted-media; picture-in-picture; web-share"></iframe>

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

TÂM SỰ VỚI TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG

 

TÂM SỰ VỚI  

TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG

Vừa qua , ngày 30/10/2021 Theo Thông báo của Ủy Ban kiểm tra TW Đảng về việc kỷ luật một loạt các sĩ quan cao cấp gồm 9 tướng (có 2 trung tướng, 7 Thiếu tướng) đều vi phạm các lỗi gần giống nhau là:

"Bản thân các đồng chí suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, mua sắm vật tư, phê duyệt thanh, quyết toán xăng dầu nhưng thiếu kiểm tra, giám sát, dẫn đến gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước, thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu trên biển, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm; xử lý vi phạm không đúng quy định, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.v.v..."

Trước đó vài ngày Ban Kiểm Tra Trung ương Đảng cũng ra thông báo là Nguyên Bộ trưởng bộ Công thương ông Trần Tuấn Anh (Nay là UVBCT), và Nguyên bộ trưởng bộ tài chính ông Đinh Tiến Dũng(Nay là UVBCT) cũng có những khuyết điểm lớn trong thời gian đương chức  bộ trưởng và buộc phải kiểm điểm.
Đây là điều rất đau lòng  cho toàn Đảng, toàn dân. Nhiều người bộc phát nói: "Cảm thấy vừa mừng, vừa  đau đớn, mừng vì bọn tham nhũng trong Đảng được vạch mặt, còn  đau buồn vì  trong Đảng  có những người cán bộ rất cao cấp lại vi phạm pháp luật, đạo đức lối sống của người Đảng viên hết sức nghiêm trọng , dẫn đến mất uy tín nghiêm trọng cho Đảng ta như vậy !"


Là một Đảng viên có  53 tuổi Đảng, và là một CCB đã chiến đấu khốc liệt với Mỹ-Ngụy ở chiến trường  đủ 10 năm, là thương binh hạng 2/4;  còn về gia đình  thì đã  có tới 3 người hy sinh cho Cách mạng  Giải phóng miền Nam, Mẹ thì bị ngụy quyền Sài gòn bắt giam trong tù, bị kẻ thù đánh đập, tra tấn vô cũng dã man trong một thời gian dài khi Mỹ-ngụy còn kiềm kẹp.  Tuy nhiên bản thân  tôi thấy rất chân thành cảm ơn Đảng, cảm ơn Cách mạng do Bác hồ lãnh đạo đã giải phóng Quê hương miền Nam ra khỏi nanh vuốt quân thù, nhờ Cách mạng mà Nhân dân ta được tự do, độc lập, đất nước được đổi mới, nhân dân ta ngày càng No ấm và Hạnh phúc. Nhờ có cách mạng mà gia đình tôi hiện nay cả bên nội, bên ngoại đều hưởng được phúc lợi của xã hội, như lương hưu, tiền thương tật, tiền gia đình có công với Cách mạng; con cái tôi đều  được học hành  và đã trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định trong  chế độ mới. Một Chế độ do Đảng ta lãnh đạo như vậy cần phải được bảo vệ và duy trì để tiếp tục tiến tới đạt những chỉ tiêu quan trọng như Nghị quyết của Đại hội Đảng XIII đã đưa ra. Tôi nhận định rằng, nếu chế độ này mất, cái lớn nhất là Nhân dân ta , Đất nước ta bị mất  Độc lập và Tự do ; nhỏ hơn và riêng tư hơn, là gia đình tôi mất lương hưu, mất phúc lợi. Mất tất cả là mất Tự do và nguy hại hơn là máu sẽ đổ. Những hậu quả của các "cuộc cách mạng màu"  đã cho chúng ta thấy phần lớn những người làm cho chế độ cũ thường bị cướp hết quyền lợi và thậm chí còn bị trả thù hoặc bị giết chết !

Do đó theo quan điểm của tôi phải bảo vệ cho bằng được sự an toàn của Đảng, của chế độ ta ! Với tâm tình của một người đảng viên tôi có tâm sự với Tổng bí thư vài điều theo quan điểm hiểu biết và thẳng thắn của mình nhằm bảo vệ chế độ:


1/ CÔNG TÁC CÁN BỘ PHẢI THAY ĐỔI:

Theo chủ quan của tôi, trên thế giới chẳng ở đâu mà có quá nhiều cán bộ cao cấp hư hỏng hàng loạt như vậy, các đồng chí cử tướng lĩnh Cảnh sát  biển ra bảo vệ Biển của Tổ Quốc mà đều bị vi phạm pháp luật nghiêm trọng từ Chính ủy, Tư lệnh Trung ương đến các Chính ủy và Tư lênh các vùng thì lấy ai mà giữ Tổ quốc khi giặc đến... Sự vi phạm này diễn ra hàng chục năm trời mà không phát hiện để đến bây giờ...Trách nhiệm này cần phải đặt ra với:

1/ Bộ chính trị, Thủ tướng chính phủ, Bộ quốc phòng  phải chịu trách nhiệm về công tác đề bạt cán bộ, về phẩm chất cán bộ được đề bạt và  việc giới thiệu cán bộ. Nếu một người chỉ huy hay một cán bộ cao cấp có dấu hiệu sai phạm, nếu là một Bộ chính trị , một Thủ tướng ,một Bộ quốc phòng  sẽ phải  lập tức uốn nắn, phê phán dẫn hướng cho họ quay lại. Nhưng nay đã để họ đi sâu vào tội lỗi lớn quá, nghiêm trọng quá chẳng qua là thiếu kiểm tra người mà mình đề bạt. Người ta nói:"nhân bất thập toàn", hay "là người ai cũng có khuyết điểm" đúng, ai cũng có khuyết điểm, nhưng không phải  ai cũng vi phạm pháp luật như số cán bộ cao cấp trên kia, nguyên nhân chính  đó là vì CÔNG TÁC CÁN BỘ !

Một Trần Văn Nam bí thư Bình Dương, kẻ đã vi phạm pháp luật  Nhà nước về đất đai khi còn là  Phó chủ tịch tịch tỉnh đã bị Công An huýt còi cảnh báo, nhưng rồi hắn vẫn lên chủ tịch, phó bí thư rồi Bí thư  tỉnh ủy, hai lần Ủy viên Trung ương Đảng, cũng chẳng qua là vì CÔNG TÁC CÁN BỘ bị tha hóa, tha hóa tức là chạy chọt, hối lộ, mơn trớn, vây cánh, cả nể, đền ơn, xuê  xoa vậy ! Công tác cán bộ mà như vậy là xa lạ với lời dặn và tấm gương của Bác Hồ và những Lãnh đạo tiền bối của Đảng ta vậy !

Kết luận vấn đề Công tác cán bộ tôi xin trích dẫn một câu nói  nổi tiếng  của nhà Triết học Trung Hoa, Khổng Tử cách đây hơn 2000 năm :" Người không phải họ hàng ta, nhưng  giỏi, đạo đức tốt mà ta không đề bạt là ta bất nhân. Người họ hàng ta giỏi,có đạo đức tốt  mà ta không đề bạt là ta bất nghĩa vậy !"

2/ĐẢNG PHẢI CÓ  CHÍNH SÁCH CHỐNG THAM NHŨNG HỮU HIỆU:

Công tác phòng chống tham nhũng cũng giống như  công tác phòng chống cháy nổ  vậy, phòng cháy tốt hơn là chủ quan không phòng để khi cháy mới lo đi chữa cháy; công tác chống tham nhũng cũng vậy !
Đồng chí Tổng bí thư có trách nhiệm và tâm huyết chống tham nhũng rất cao, và kết quả là nhiều Ủy viên Bộ chính trị, nhiều ủy viên trung ương đảng, nhiều tướng tá  bị kỷ luật, hay vào tù vì tham nhũng;  điều này đã làm cho toàn đảng và Nhân dân ghi nhận. Tuy nhiên nạn tham nhũng vẫn còn phổ biến, ngày càng nghiêm trọng. Đồng chí TBT thường kêu gọi "Con người ta nhân phẩm mới là quý nhất, tiền bạc không quý bằng", hay "Tiền nhiều để làm gì, chết có mang đi được đâu". Thưa đồng chí: đối với bọn tham nhũng thì kêu gọi và than vãn như vậy không có hiệu quả, mà chỉ có pháp luật mới làm chúng sợ, khi nào tham nhũng bị tố giác và lập tức kẻ tham nhũng bị tước đọat hết số của cải mà hắn cướp đoạt và hắn phải bị vào tù tương xứng với tội lỗi mà hắn gây ra thì hắn mới lo sợ, và sẽ không dám nghĩ đến tham nhũng nữa. Khi mà Bộ luật hình sự và các Cơ quan thực thi pháp luật của ta còn lỏng lẻo, còn hàm ý bênh vực kẻ tham nhũng, thì không bao giờ  hết tham nhũng trong hàng ngũ cán bộ của Đảng. Hãy nghiêm túc học tập gương chống tham nhũng của  Bác Hồ, nếu không , niềm tin vào Đảng  ta - một Đảng lành mạnh- của Nhân dân vẫn  chỉ là kỳ vọng !

3/ CHỐNG THAM NHŨNG KINH TẾ PHẢI ĐI ĐÔI VỚI CHỐNG THAM NHŨNG CHÍNH TRỊ, LỊCH SỬ:

Đồng chí TBT thường nói tham nhũng là nội thù, và kẻ tự diễn biến, tự chuyển hóa cũng là nội thù. Tiếc là Đảng ta vẫn còn coi nhẹ với loại tội phạm  thứ 2 này, nếu bọn phản bội lịch sử Dân tộc , bọn giải thiêng  Anh hùng cách mạng, bọn xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng bằng  xuyên tạc lịch sử mà không bị trừng trị thì  sự  an nguy của Đảng , của chế độ vẫn thường xuyên  bị đe dọa :

a/  Đảng phải có trách nhiệm làm rõ tội phạm giải thiêng Anh hùng Lê Văn Tám của ông Phan Huy Lê:


Năm 2005,  ông  Phan Huy Lê, lúc đó là Chủ tịch Hội sử học Việt Nam, đã viết trên tạp chí  Xưa và Nay rằng:"Anh hùng Lê Văn Tám là không có thật, đó chỉ là chuyện bịa của  Nhà sử học Trần Huy Liệu, nhằm kích động mọi người tham gia kháng chiến, và cụ Trần Huy Liệu trăng trối với  ông Phan Huy Lê rằng, hãy nói lại cho nhân dân biết sự thật này. Chuyện này đã gây là một làn sóng phản kháng rất lớn trong Nhân dân, trong hàng ngũ Cựu chiến binh, trong  tầng lớp những trí thức lớn Cách mạng  với ông Phan Huy Lê từ đó đến nay. Đảng ta  đã biết ông Lê nói dối, bởi  vì các Danh hiệu, Đài kỷ niệm, những Con đường, Trường học, Nhà hát, Công viên mang tên người Anh hùng Thiếu niên Lê Văn Tám vẫn giữ nguyên mà không bị xóa đi. Tuy nhiên Nhân dân cần một tuyên bố công khai của Đảng thay vì giữ âm thầm làm cho kẻ phản bội không bị trừng phạt, còn kẻ thù thì  hí hửng, huênh hoang, khiêu khích, chúng có cớ tiếp tục  giải thiêng Anh hùng Cách mạng và xuyên tạc lịch sử của Dân tộc. Đảng là người lãnh đạo tuyệt đối, trong đó có lĩnh vực lịch sử, thì Đảng phải có trách nhiệm làm rõ trắng đen chuyện này để  thông báo cho Nhân dân có thông tin đúng sự thật.

b/ Bỏ chữ ngụy quân, ngụy quyền trong sách lịch sử, sách giáo khoa và phim ảnh là phản bội Lịch sử cần phải bị trửng phạt:

Gần đây trong bộ "Thông sử " 15 tập do Viện  sử học phát hành, sách do ông Trần Đức Cường chủ biên, tại tập 12 những người soạn sử đã vô cớ xóa bỏ các từ ngụy quân, ngụy quyền, cụm từ để chỉ bọn  bù nhìn làm tay sai cho thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, với sự giải thích là "Cụm từ này là không lịch sự, mang tính áp đặt, có tính miệt thị và nó không chỉ bản chất của đối tượng, nên phải bỏ, vì sử viết cho cả Quốc tế cần có từ ngữ văn minh...".  Việc làm  này của những người soạn sử  là trái với Sự thật lịch sử của Dân tộc ta, nhất là trái với lịch sử hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm do Đảng ta lãnh đạo, mà trong đó Hồ Chủ tịch  thường  dùng các từ ngụy quân, ngụy quyền, ngụy binh, ngụy vận ...tại các chỉ thị của Người trong lãnh đạo hai cuộc kháng chiến thắng lợi. Sau  bộ thông sử 15 tập do Trần Đức Cường chủ biên, tiếp theo là bộ Quốc sử 25 tập , do Phan Huy Lê chủ biên, thì những người phản bội lịch sử  vẫn tiếp tục thực hiện ý đồ của mình như đã nêu trên.

Vậy chúng tôi muốn biết của quan điểm của Đồng chí Tổng bí thư, và tập thể Trung ương Đảng về việc bỏ cụm từ ngụy quân, ngụy quyền trong các bộ sách lịch sử được biên soạn nếu trên.

Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, người lãnh đạo mọi thắng lợi  của Nhân dân ta, thì mọi thứ chính, tà đều cần phải rõ ràng, Trung thực và Chân chính. Nhờ đó mà Đảng ta đã đi hết từ thắng lợi này, đến thắng lợi khác. Nhân dân đang trông chờ các giải thích, các quyết sách của Đảng.  Khi đã trong sáng, rõ ràng thì nguyện ước của các Đảng viên và Nhân dân là tâm huyết đi theo Đảng đến cùng, bởi vì ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam không thể có một tổ chức nào đủ sức mạnh, uy tín, tình cảm, quyết sách đúng đắn để lãnh đạo Cách mạng Việt Nam tiến tới  Vinh quang .

Kính chúc đồng chí Tổng bí thư  sức khỏe để lãnh đạo Đảng ta tiếp tục tiến lên giành thắng lợi to lớn trong nhiệm kỳ mới !

Chế Trung Hiếu