Muốn chia sẻ với bạn bè và người đọc về quan điểm về chính trị, về đất nước, quê hương, bè bạn
Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014
VC Hốt "rác" Cù Huy Hà Vũ đổ sang Mỹ !
Cù Huy Hà Vũ bị Chính quyền kết án 7 năm tù vì tội đòi lật đổ chế độ và phản bội Tổ Quốc...
Mới chịu án được 3 năm, nhưng thời gian trong tù y luôn chọc phá, không chấp hành các quy định của trại giam, đòi hỏi nhiều ưu đãi vô cớ, gây rất nhiều phiền toái cho trại giam.
Mỗi khi nhóm đội lốt "Dân chủ" , "Nhân quyền" bọn người xấu ở bên ngoài kích động Vũ càng hung hăng hơn. Vũ thường giở "trò khỉ" là tuyệt thực hay đòi tự thiêu nhằm đánh bóng thêm danh hiệu Cù Chí của mình.
Ngày 6/4/2014 hắn được Chính phủ Việt Nam tạm tha và được giới "Nhân quyền kiểu Mỹ" chấp nhận rước sang Mỹ điều trị để cắt "cơn bệnh Chí " của mình.
Cù Huy Hà Vũ hạ cánh xuống Sân bay Washington DC
và đưa tay ra hiệu là y đã chiến thắng
Giới "Nhân quyền Ngoại quốc", và hội "Rận chủ Quốc nội" nhảy cẩng lên hân hoan vui sướng vì "Vị lãnh tụ tương lai" của chúng được tự do sang Mỹ để điều trị và sẽ được chủ Mỹ mớm thêm chút kiến thức Dân chủ kiểu Mỹ để sau này đưa về Việt Nam làm Tổng thống kiểu Mikheil Saakashvili ở Georgia để giúp mở rộng biên giới Mỹ "tới tận vĩ tuyến 21" như Ngô Diệm đã tuyên bố rằng biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến tận Vĩ tuyến 17 !
Nhưng theo quan điểm của nhiều người hiểu biết và có đầu óc thực tế thì Nhà nước Việt Nam đã khôn ngoan và vui vẻ cho Cù Huy Hà Vũ sang Mỹ, chẳng khác gì họ cho hốt một đống rác bẩn ném sang Mỹ cho thêm sạch cửa, sạch nhà, bớt đi một con nhặng bay vo ve làm cho người tử tế bực mình vì sợ chúng làm bẩn thức ăn đồ uống ...
Rồi đây "đống rác thối" Cù Huy Hà Vũ sẽ cùng với " Vịt Tiềm" Trần Khải Thanh Thủy, "Luật Sư Điên" Bùi Kim Thành kết bè với "Hàng thân lơ láo" Bùi Bất Tín...phối hợp với nhúm lưu vong điên khùng chống Cộng dưới sự hà hơi tiếp sức của mấy "Cái đầu nóng thèm ballot người Việt" trong lưỡng viện Hoa Kỳ chắc sẽ làm nên chuyện đình đám lắm đây...
Xin những người lương thiện trong chúng ta hãy chờ xem !
Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014
Chuyện của những người đánh bom Sân bay Tân Sơn Nhất
Chuyện của những người đánh bom Sân bay Tân Sơn Nhất
Từ Đễ kể: Trước khi lên đường vào miền Nam nhận nhiệm vụ lái máy bay A37 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, cha anh dặn dò anh nhiều thứ, nhất là phải giữ gìn sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ. "Chả là ông là bác sĩ, là nhà dinh dưỡng học nổi tiếng thế giới mà!". Và hai cha con anh đã hẹn nhau sẽ gặp lại Sài Gòn. Hẹn với cha như vậy, nhưng thâm tâm người lính, tôi biết rằng có thể ngày về không thể đoán trước bởi những hiểm nguy khốc liệt khôn lường. Không ngờ chỉ ít ngày sau, lời hẹn ấy đã được thực hiện khi nhà khoa học, nhà báo Từ Giấy vào Sài Gòn tìm con trai và chúc mừng thành phố mới giải phóng.
Câu chuyện về tháng Tư lịch sử luôn trở về mỗi dịp kỷ niệm ngày toàn thắng. Chuyện Trung úy phi công ngụy Nguyễn Thành Trung là điệp viên của ta cài vào hàng ngũ địch đã hoàn thành nhiệm vụ khi lái máy bay F5E của Mỹ bất ngờ ném bom Dinh tổng thống ngụy rồi lái máy bay trở về an toàn tại sân bay Phước Long. Tiếng bom đánh vào Sài Gòn - sào huyệt của Mỹ ngụy của Nguyễn Thành Trung như phát pháo lệnh cáo chung ngày sụp đổ của chế độ Mỹ - ngụy tại miền Nam.
Tình hình chiến dịch diễn biến từng ngày, từng giờ. Các đồng chí ở Trung ương túc trực bên bàn tác chiến chỉ đạo. Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu thống nhất xin đưa không quân ta vào miền Nam sử dụng máy bay địch vừa thu được để đánh địch, tạo ra sự tan rã hoảng loạn của nội các và quân đội Sài Gòn. Tại Bộ tư lệnh chiến trường, các đồng chí Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Đại tướng Văn Tiến Dũng cũng đã bàn đến phương án để Nguyễn Thành Trung sử dụng số sĩ quan không quân ngụy chạy sang hàng ngũ ta tổ chức huấn luyện cấp tốc cho các phi công từ miền Bắc vào kịp thời dùng máy bay A37 và F5E của Mỹ để tham gia đánh địch.
Từ Hà Nội, Thiếu tướng Tư lệnh không quân Lê Văn Tri được lệnh đến Tổng hành dinh trực tiếp nhận lệnh của Đại tưởng Tổng tư lệnh về chuẩn bị phi đội A37 sắn sàng xuất kích tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh theo lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch. Nhận nhiệm vụ, ngày 22-4-1975, những phi công lái máy bay MIG17, MIG21 lên máy bay IL18 vào Đà Nẵng để tiếp nhận máy bay chiến lợi phẩm của Mỹ ngụy. Vừa chạm đất, trong cái nắng chói chang của miền Trung đầu hè, đã thấy Hồ Thanh Minh chuyên gia hàng đầu về máy bay đang làm nhiệm vụ tại đây. Các sĩ quan trẻ yên tâm bởi họ hiểu rằng không quân Việt Nam đã chiến thắng và sẽ chiến thắng.
Nhiều máy bay A37 cũ hỏng đã được gom lại để có những chiếc hoàn chỉnh có thể hoạt động ngay. Những sĩ quan và thợ máy của ngụy đã được sử dụng vào công việc sửa chữa lắp ráp máy bay. Từ sân bay Phù Cát, Bình Định, nhiều máy bay A 37 cũng được bộ đội ta gấp rút sửa chữa chuẩn bị tham gia chiến dịch.
Ngày 25-4, tướng Hoàng Văn Thái đã lệnh cho tướng Tư lệnh không quân Lê Văn Tri đưa máy bay vào sân bay Thành Sơn ở Phan Rang tập kết chuẩn bị cho trận đánh. Ngày 27-4 một phi đội mang tên Quyết Thắng ra đời do 5 phi công trực tiếp lái máy bay, ngoài Nguyễn Thành Trung ra còn có Từ Đễ, Nguyễn Văn Lục, Hoàng Mai Vượng, Hán Văn Quảng. Ngoài các phi công QĐND VN còn có Trần Văn On là phi công huấn luyện của không quân ngụy ra trình diện, xin đi chiến đấu được triệu tập sử dụng vào đơn vị đặc biệt.
Chiều hôm ấy thời tiết rất xấu. Khi đến Xuân Lộc lên độ cao 2.000 mét, phi công ta không nhìn thấy mặt đất. Lúc chui qua đám mây, khoang lái như tối sầm lại. Phi công Nguyễn Thành Trung dẫn đầu đơn vị bay về phía Vũng Tàu rồi ngược lên Biên Hòa. Lúc này trời lóe nắng thì đã thấy trước mặt là Sài Gòn, phía dưới là sân bay Tân Sơn Nhất với từng dãy máy bay cùng ôtô đỗ dày đặc. Nguyễn Thành Trung báo mục tiêu cho toàn đội rồi bổ nhào cắt bom, nhưng... bom không ra.
Tai nghe của phi công bỗng nghe tiếng nhốn nháo của sĩ quan truyền tin ngụy: "A37 của phi đoàn nào?". Phi công Từ Đễ đi sau Nguyễn Thành Trung đến lượt bổ nhào cắt bom, vừa trả lời đài không lưu địch: "Của phi đoàn America chúng mày đây!". Sau anh là máy bay của Lục, Quảng, Vượng và On lần lượt bổ nhào cắt bom... Nguyễn Thành Trung sau khi cắt bom không thành đã quay lại cắt cùng lúc bốn quả... Tiếng nổ liên hồi vang động làm rung chuyển hầu như cả Sài Gòn. Phi trường Tân Sơn Nhất chìm trong biển lửa. Cả thành phố náo động sau đòn sấm sét đánh vào Tân Sơn Nhất của không quân QĐNDVN.
Ba mươi sáu năm trôi qua, những người anh hùng làm nên trận không kích lịch sử ấy giờ trở về làm người bình thường, có người khuất lấp đâu đó giữa cuộc đời, nhưng tiếng bom làm nên sấm sét Sài Gòn ngày ấy, chiến công vang dội ấy còn mãi âm vang cùng lịch sử.
(ANTĐ) - Tháng Tư này, chúng tôi có may mắn được gặp lại những người anh hùng làm nên sấm sét chiều 28-4 ở Sân bay Tân Sơn Nhất, gây kinh hoàng Mỹ ngụy 36 năm trước...
Anh Từ Đễ, một sĩ quan Không quân Việt Nam, sau những năm tháng hào hùng ấy, anh trở lại đời thường, ở TP.HCM làm một người lao động bình thường với những đam mê thời trẻ là vẽ tranh. Từ Đễ là con trai Giáo sư - Anh hùng lao động Từ Giấy, người sáng lập Viện Dinh dưỡng đầu tiên ở Việt Nam. Vốn người làng Khê Hồi, xã Hà Hồi, Thường Tín, Hà Nội, Từ Đễ sớm trở thành phi công tham gia bảo vệ bầu trời miền Bắc và anh vinh dự có mặt trong Phi đội Quyết Thắng đánh bom sân bay Tân Sơn Nhất làm tan rã đội hình chiến đấu Mỹ ngụy, góp phần làm nên chiến thắng lấy lừng 30-4-1975...Từ Đễ kể: Trước khi lên đường vào miền Nam nhận nhiệm vụ lái máy bay A37 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, cha anh dặn dò anh nhiều thứ, nhất là phải giữ gìn sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ. "Chả là ông là bác sĩ, là nhà dinh dưỡng học nổi tiếng thế giới mà!". Và hai cha con anh đã hẹn nhau sẽ gặp lại Sài Gòn. Hẹn với cha như vậy, nhưng thâm tâm người lính, tôi biết rằng có thể ngày về không thể đoán trước bởi những hiểm nguy khốc liệt khôn lường. Không ngờ chỉ ít ngày sau, lời hẹn ấy đã được thực hiện khi nhà khoa học, nhà báo Từ Giấy vào Sài Gòn tìm con trai và chúc mừng thành phố mới giải phóng.
Câu chuyện về tháng Tư lịch sử luôn trở về mỗi dịp kỷ niệm ngày toàn thắng. Chuyện Trung úy phi công ngụy Nguyễn Thành Trung là điệp viên của ta cài vào hàng ngũ địch đã hoàn thành nhiệm vụ khi lái máy bay F5E của Mỹ bất ngờ ném bom Dinh tổng thống ngụy rồi lái máy bay trở về an toàn tại sân bay Phước Long. Tiếng bom đánh vào Sài Gòn - sào huyệt của Mỹ ngụy của Nguyễn Thành Trung như phát pháo lệnh cáo chung ngày sụp đổ của chế độ Mỹ - ngụy tại miền Nam.
Tình hình chiến dịch diễn biến từng ngày, từng giờ. Các đồng chí ở Trung ương túc trực bên bàn tác chiến chỉ đạo. Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu thống nhất xin đưa không quân ta vào miền Nam sử dụng máy bay địch vừa thu được để đánh địch, tạo ra sự tan rã hoảng loạn của nội các và quân đội Sài Gòn. Tại Bộ tư lệnh chiến trường, các đồng chí Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Đại tướng Văn Tiến Dũng cũng đã bàn đến phương án để Nguyễn Thành Trung sử dụng số sĩ quan không quân ngụy chạy sang hàng ngũ ta tổ chức huấn luyện cấp tốc cho các phi công từ miền Bắc vào kịp thời dùng máy bay A37 và F5E của Mỹ để tham gia đánh địch.
Từ Hà Nội, Thiếu tướng Tư lệnh không quân Lê Văn Tri được lệnh đến Tổng hành dinh trực tiếp nhận lệnh của Đại tưởng Tổng tư lệnh về chuẩn bị phi đội A37 sắn sàng xuất kích tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh theo lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch. Nhận nhiệm vụ, ngày 22-4-1975, những phi công lái máy bay MIG17, MIG21 lên máy bay IL18 vào Đà Nẵng để tiếp nhận máy bay chiến lợi phẩm của Mỹ ngụy. Vừa chạm đất, trong cái nắng chói chang của miền Trung đầu hè, đã thấy Hồ Thanh Minh chuyên gia hàng đầu về máy bay đang làm nhiệm vụ tại đây. Các sĩ quan trẻ yên tâm bởi họ hiểu rằng không quân Việt Nam đã chiến thắng và sẽ chiến thắng.
Nhiều máy bay A37 cũ hỏng đã được gom lại để có những chiếc hoàn chỉnh có thể hoạt động ngay. Những sĩ quan và thợ máy của ngụy đã được sử dụng vào công việc sửa chữa lắp ráp máy bay. Từ sân bay Phù Cát, Bình Định, nhiều máy bay A 37 cũng được bộ đội ta gấp rút sửa chữa chuẩn bị tham gia chiến dịch.
Ngày 25-4, tướng Hoàng Văn Thái đã lệnh cho tướng Tư lệnh không quân Lê Văn Tri đưa máy bay vào sân bay Thành Sơn ở Phan Rang tập kết chuẩn bị cho trận đánh. Ngày 27-4 một phi đội mang tên Quyết Thắng ra đời do 5 phi công trực tiếp lái máy bay, ngoài Nguyễn Thành Trung ra còn có Từ Đễ, Nguyễn Văn Lục, Hoàng Mai Vượng, Hán Văn Quảng. Ngoài các phi công QĐND VN còn có Trần Văn On là phi công huấn luyện của không quân ngụy ra trình diện, xin đi chiến đấu được triệu tập sử dụng vào đơn vị đặc biệt.
Chiều hôm ấy thời tiết rất xấu. Khi đến Xuân Lộc lên độ cao 2.000 mét, phi công ta không nhìn thấy mặt đất. Lúc chui qua đám mây, khoang lái như tối sầm lại. Phi công Nguyễn Thành Trung dẫn đầu đơn vị bay về phía Vũng Tàu rồi ngược lên Biên Hòa. Lúc này trời lóe nắng thì đã thấy trước mặt là Sài Gòn, phía dưới là sân bay Tân Sơn Nhất với từng dãy máy bay cùng ôtô đỗ dày đặc. Nguyễn Thành Trung báo mục tiêu cho toàn đội rồi bổ nhào cắt bom, nhưng... bom không ra.
Tai nghe của phi công bỗng nghe tiếng nhốn nháo của sĩ quan truyền tin ngụy: "A37 của phi đoàn nào?". Phi công Từ Đễ đi sau Nguyễn Thành Trung đến lượt bổ nhào cắt bom, vừa trả lời đài không lưu địch: "Của phi đoàn America chúng mày đây!". Sau anh là máy bay của Lục, Quảng, Vượng và On lần lượt bổ nhào cắt bom... Nguyễn Thành Trung sau khi cắt bom không thành đã quay lại cắt cùng lúc bốn quả... Tiếng nổ liên hồi vang động làm rung chuyển hầu như cả Sài Gòn. Phi trường Tân Sơn Nhất chìm trong biển lửa. Cả thành phố náo động sau đòn sấm sét đánh vào Tân Sơn Nhất của không quân QĐNDVN.
Ba mươi sáu năm trôi qua, những người anh hùng làm nên trận không kích lịch sử ấy giờ trở về làm người bình thường, có người khuất lấp đâu đó giữa cuộc đời, nhưng tiếng bom làm nên sấm sét Sài Gòn ngày ấy, chiến công vang dội ấy còn mãi âm vang cùng lịch sử.
Chiếc máy bay A-37 thu được của Mỹ đang được lưu giữ tại Trung đoàn Không quân 923.
Ảnh: Trịnh Dũng.
Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn và Cù Huy Hà Vũ là 3 tên Chí Phèo
Vì tuổi đã già, tài hèn, đức kém kiếm không ra tiền để ăn chơi, nhìn thấy các nhà "Doanh nghiệp" làm ra nhiều tiền, di du lịch nước ngoài, các tên Phạm Toàn, Nguyễn Huệ Chi đâm ra cay cú. Vì lười biếng, không chịu suy nghĩ để lương thiện làm ăn và không biết chấp nhận thực tế cuộc sống trong nền kinh tế thị trường, mặt khác vì ghen tức với những người mặc dù về danh nghĩa, có trình độ học vị thấp hơn mình nhưng họ lại có trí tuệ thông minh hơn, dám hy sinh và chịu khó học hỏi đến nay đã chiếm đỉnh tót vời, được xã hội Việt Nam, bạn bè Quốc tế kính trọng ... còn chúng thì chúi mũi viết lách láo lếu nên chẳng ai thèm biết đến, chẳng ai kính phục... Lẽ ra chúng phải yên thân chấp nhận, nhưng Toàn, Chi lại tỏ mặt bất mãn, bất cần đời và trở thành những tên du côn mạt hạng nhất thông qua cái lý do là "Chống khai thác bô-xit Tây Nguyên" chúng dựng lên một trang web để lôi kéo dư luận về phía mình, làm cái loa nối dài cho bọn Tàn quân - Lưu vong đang sống ẩn nấp dưới mối thù hận thất trận nhằm kích động bọn phản loạn trong nước ngóc đầu dậy, lật đổ chính quyền.
Sẵn có tên Cù Huy Hà Vũ, một kẻ có nhiều bằng cấp, nhưng trí tuệ thì ít lại có một lý lịch nổi tiếng như một tên côn đồ phố chợ do cậy có cha là Cù Huy Cận, từng là Thứ trưởng bộ Văn hoá Thông tin, một thi sĩ nổi tiếng được cả nước biết đến và được Chính quyền cách mạng ghi công vì những đóng góp cho Cách mạng. Nhà nước và Nhân dân ta đã chung thuỷ, trân trọng tài năng đức độ của các bậc hiền tài, tuy nhiên tên Cù Huy Hà Vũ lại không hiểu, y tưởng mình là một "Hoàng Tử" bất khả xâm phạm vì có cha là một bậc Công thần thì cho dù hắn làm mưa làm gió tới đâu cũng không ai dám đụng đến, hắn đã nhiều lần huênh hoang rằng:"Không ai dám bắt bỏ tù tôi, kẻ nào đụng đến tôi, kẻ ấy sẽ chết..."
Lợi dụng tên này để tăng thêm vây cánh, Phạm Toàn, Nguyễn Huệ Chi kéo bè kết cánh với tên Chí Phèo Cù Huy Hà Vũ. Người ít hiểu biết nhất cũng biết việc lập hội với tên Vũ, Toàn và Chi đã làm một việc ngu si và thiếu suy nghĩ, tự thân chúng đã làm mất đi tính chính trực và tự vạch lưng cho dư luận trong nước rằng Toàn và Chi thực chất chỉ là những tên lưu manh, côn đồ bất mãn, càn quấy và muốn làm tay sai cho bọn Tàn quân Nguỵ đang sống ký sinh ở nước ngoài.
Khi tên Cù Huy Hà Vũ bị bắt, tưởng dùng chiêu bài quỳ lạy bọn ngoại bang như Mỹ, châu Âu dùng sức ép kinh tế để buộc Việt Nam thả tên Chí Phèo lưu manh Cù Huy Hà Vũ, nhưng chúng đã nhầm. Cách mạng, Nhân dân và sự an toàn chế độ của nó không phải là chuyện đùa. Nhân dân ta đã hi sinh xương máu để dành cho được độc lập, thống nhất đất nước là kỳ vọng thiêng liêng của cả Dân tộc nay Nhân dân đó phải được bảo vệ và tôn trọng, chỉ có số kiếp của bọn tay sai phản bội như Toàn, Vũ, Chi mới đáng bị ném vào đống rác của xã hội mà thôi.
Bọn Toàn, Chi kết hợp với bọn phản loạn đang ngóc dầu dậy hung hăng như một bầy thú dữ bị cùng đường, chúng kích động và dối trá, lừa đảo sự nhẹ dạ của Dương Thị Hà (Vợ Vũ) bày đặt viết nhiều bức thư "kêu cứu" các tổ chức phản động khác trên thế giới để gây sức ép lên chính phủ Việt Nam nhằm cứu bọn chúng, nhưng chúng đâu biết rằng bọn Mỹ, và châu Âu chính là những ông chủ, kẻ chơi trò "Suýt chó vào bụi rậm" chịu trận mà chính bọn Vũ, Toàn, Chi là bọn chó săn ngu ngốc đó...
Đất nước đang hồi sinh và đang từng ngày đổi mới kể cả về kinh tế và chính trị, Nhân dân ta đang nô nức xây dựng quê hương, đất nước, chỉ có kẻ ngu ngốc, côn đồ như bọn Chi, Toàn, Vũ ham hố ăn bơ thừa sữa thối của ngoại bang mới bị rơi vào cạm bẫy chuốc lấy cuộc đời tù đày nhục nhã. Thiết tưởng đây là cái gương tày liếp cho bọn muốn bám đít ngoại bang kiếm cháo !
Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn và Cù Chí.... |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)