Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

  Vài lời giới thiệu:
Gần đây khi Trung Quốc đặt Gian Khoan HD 981 ngay trong vùng Đặc quyền kinh tế Việt Nam. Đảng ta, Nhân dân, Chính Phủ , Quân đội ta cùng bè bạn khắp năm châu kịch liệt lên án hành vi lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc.
Trong lúc đó lại xuất hiện những tiếng nói lạc lõng đòi Việt Nam phải ngay lập tức tiến hành Đa nguyên, Đa đảng để các nước lớn như Mỹ và Châu Ấu có điều kiện "đồng chí" với ta để đến giúp đỡ chúng ta chống lại sự xâm lấn Biển đông của Trung Quốc.
Đây là một âm mưu cũ nhưng lại tái xuất hiện trong tình hình mới, nhằm lung lạc ý chí của Đảng ta, nhân dân ta của các thế lực phản động, phản bội ở trong nước, cũng như ở nước ngoài.
Khẳng định rằng, chỉ có Đảng CSVN mới có đủ trí tuệ, đủ sức mạnh lãnh đạo đất nước ta vượt qua những giai đoạn khó khăn này, xin giới thiệu bài viết dưới đây để làm rõ âm mưu xấu đó:


Đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam chỉ là mưu đồ của những kẻ xấu

Hãy nhìn Thái Lan làm bài học cho đa nguyên, đa đảng
Nam Phong
Trong bài viết Đa nguyên, đa đảng là đi ngược lại ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam”, Nam Phong tôi đã đưa ra những lập luận chứng minh sự thật của vấn đề đa nguyên, đa đảng đang được một số người rêu rao ở Việt Nam thực chất chỉ đi ngược lại với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Trong bài viết này, Nam Phong xin đưa ra những căn cứ chứng minh việc đòi đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam hiện nay chỉ là mưu đồ của những kẻ xấu, muốn phá hoại đất nước mà thôi.
Thực hiện đa nguyên, đa đảng tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, tranh giành quyền lực giữa các đảng phái đối lập, điều đó làm cho nhân tâm ly tán, đất nước hỗn loạn, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất ổn định chính trị đất nước, kinh tế lâm vào khủng hoảng, đất nước bất ổn và gặp muôn vàn khó khăn, đời sống thậm chí tính mạng của người dân bị đe dọa. Đó sẽ là điều kiện để các thế lực nước ngoài lợi dụng can thiệp, tác động “chia năm xẻ bảy” phá hoại đất nước, thực hiện các mưu đồ chính trị đen tối. Thực tế lịch sử đã cho chúng ta thấy, Liên Xô trong quá trình cải tổ, cái cách, đổi mới đất nước do không kiên định mục tiêu, thực hiện đa nguyên đa đảng cuối cùng đất nước rơi vào hỗn loạn, các đảng phái đấu đá, tranh giành quyền lực lẫn nhau, nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, trong khi đó các thế lực bên ngoài không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá và kết quả sự sụp đổ của một chế độ nhà nước là điều tất yếu.
Đa nguyên, đa đảng tất yếu các đảng phái chính trị phải tìm các thủ đoạn để chèn ép lẫn nhau, tìm các thế lực bên ngoài làm chỗ dựa. Và khi đó, việc liên minh chính trị với các nước khác để chống lại các lực lượng chính trị đối lập và có thể phụ thuộc để thực hiện tham vọng chính trị, quyền lực của mình.
Đất nước ta từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay đã gặt hái được biết bao thành công to lớn. Đảng lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, Đảng tiếp tục lãnh đạo nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước và công cuộc đổi mới đó đang gặt hái được những thành công quan trọng. Và điều đặc biệt quan trọng hơn đó là đất nước Việt Nam đang có một nền chính trị ổn định, hòa bình, người dân được tự do làm ăn, sinh sống. Vậy, tại sao lại muốn đổi hướng đi theo con đường khác làm gì? Mà thậm chí chưa biết con đường đó như thế nào? Mục đích của những con người kia là gì? Thực hiện đa nguyên, đa đảng rồi đất nước sẽ đi về đâu, hay lại chìm trong loạn lạc, tranh giành quyền lực, đấu đá, bất ổn như những gì đang xảy ra ở Ukraine, Thái Lan, Campuchia… và nhiều quốc gia khác nữa.
Rõ ràng, đòi đa nguyên, đa đảng chỉ là mưu đồ xấu của một số người nhằm thực hiện mưu đồ chính trị, tham vọng quyền lực đen tối của mình. Họ muốn thông qua đa nguyên, đa đảng để đất nước có biến, khi đó họ sẽ thừa cơ ngóc đầu dậy, với sự giúp đỡ của bên ngoài để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam để đưa họ lên nắm giữ các vị trí quyền lực để thỏa mãn tham vọng cá nhân của mình. Họ đâu có biết rằng, sống trong điều kiện, môi trường đấu đá, tranh giành quyền lực ấy thì cuộc sống của người dân sẽ ra sao? Đất nước bất ổn thế nào? Và nguy cơ về những cuộc xâm lăng từ bên ngoài ẩn hiện ra sao? Đó thực sự là những vấn đề mà người dân sẽ phải đối mặt khi thực hiện đa nguyên, đa đảng để phục vụ cho tham vọng cá nhân của một số người.

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

TRƯƠNG DUY NHẤT MỘT TRONG NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI.

CHÚNG TA ĐANG NHU NHƯỢC VỚI NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI

Có thể nói gần đây đã có không ít kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ để viết những bài báo thỏa mãn cái tôi cá nhân của mình. Nhưng có một điều lạ là rất ít kẻ có hành vi như vậy bị xử lý bằng pháp luật. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta đang nhu nhược với loại người này.

Trong những năm gần đây, có một số người đã lập blog, viết bài vu cáo, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, xâm phạm đời tư công dân, xúc phạm nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thậm chí cả các bậc tiền bối.

Thấy vậy một số thế lực thù địch ở phương Tây vội vàng "thổi" lên và gọi đó là những người bất đồng chính kiến, rồi ra sức bảo vệ. Mỗi khi có kẻ nào bị pháp luật xử lý, lập tức một số nước phương Tây nhao nhao lên bảo vệ và đòi Việt Nam phải trả tự do hoặc có những hành động can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam. Gần đây nhất, Trương Duy Nhất, từng là phóng viên Báo Đại Đoàn Kết lập blog cá nhân và viết đến 1.000 bài ký tên Trương Duy Nhất, trong đó đã xuyên tạc một cách trắng trợn về tình hình chính trị, kinh tế xã hội và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Không những vậy, Trương Duy Nhất còn có những bài viết bôi nhọ các cá nhân, tập thể, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức. Nhiều bài viết đặt tít cực kỳ độc địa như kiểu "Kinh tế tụt dốc, bấn loạn nát bươm". Không dừng ở đó, Trương Duy Nhất còn bịa đặt ra nhiều bài viết bôi nhọ nhiều tổ chức, cá nhân, thậm chí cho mình cái quyền được bình luận, đánh giá người khác bằng những quan điểm phiến diện của cá nhân.

Khi bày tỏ quan điểm về vấn đề gì đó thì rõ ràng đó là quan điểm cá nhân, nhưng "bày tỏ quan điểm" khác với kiểu chửi bới cho sướng miệng hoặc nhằm mục đích hạ uy tín của người khác. Vụ án Trương Duy Nhất cũng là một bài học cảnh tỉnh cho một số người hiện nay đang dùng blog để xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ.

Tất nhiên là với những loại bài viết như thế này, Trương Duy Nhất đã được một số nhóm phản động lưu vong và các thế lực thù địch ở nước ngoài tung hô nhiệt liệt. Các cơ quan chức năng đã nhắc nhở nhiều lần nhưng Trương Duy Nhất vẫn chứng nào tật nấy. Cuối cùng, cơ quan bảo vệ pháp luật đã phải khởi tố, bắt giam Trương Duy Nhất với tội danh Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Trương Duy Nhất sẽ được đưa ra xét xử trong nay mai.

Có thể nói gần đây đã có không ít kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ để viết những bài báo thỏa mãn cái tôi cá nhân của mình. Nhưng có một điều lạ là rất ít kẻ có hành vi như vậy bị xử lý bằng pháp luật. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta đang nhu nhược với loại người này.

Thực tế, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 đến nay, chưa có người nào vì bất đồng chính kiến mà bị pháp luật xử lý. Tất cả những người bị xử lý đều có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không ít kẻ đã nhận tiền từ các tổ chức phản động nước ngoài, không ít kẻ mưu đồ thành lập tổ chức để phá hoại công cuộc xây dựng đất nước. Các thế lực thù địch phương Tây nhiều khi chỉ thí cho một ít tiền thì những người này đã sẵn sàng hung hăng lập tổ chức, lập diễn đàn với âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng đất nước. Cũng đã có những người bị "suỵt chó bụi rậm", trót nhận tiền bạc của chúng nên mới phải gồng mình lên để có những bài viết theo yêu cầu.

Trong một chừng mực nào đó, pháp luật của chúng ta quá nương nhẹ với những loại người này. Một công dân nếu đến trụ sở cơ quan công quyền lăng mạ, chửi bới thì có thể bị bắt giữ, bị xử lý hành chính ngay lập tức… Nhưng một kẻ lập blog cá nhân, chửi bới bạt mạng, xúc phạm hết người này đến người khác, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bịa đặt, vu khống cho các tập thể và cá nhân thì lại nói là "bất đồng chính kiến".

Có một sự thật là Việt Nam chưa "quen" với văn hóa… "kiện". Lẽ ra với những kẻ đã xúc phạm tới tập thể và cá nhân, chủ thể đó phải khởi kiện và Tòa án sẽ là cơ quan phán xét… Nhưng ở Việt Nam, hầu như không có vụ kiện nào kiểu như thế này.

Một điều nữa là khi gặp những trường hợp như thế này, các tập thể, cá nhân hay có lối "dĩ hòa vi quý", không dám đấu tranh trực diện. Trên thực tế, có không ít người khoái trá, thậm chí quảng bá cho những kẻ như Trương Duy Nhất.

Người viết bài này cũng đã từng gặp gỡ không ít những đối tượng cơ hội chính trị - những kẻ đã ăn tiền của các nhóm phản động lưu vong, mưu đồ lập tổ chức hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại an ninh quốc gia. Quả thật, không ít những kẻ trong số này đáng được gọi là những kẻ "tâm thần chính trị". Có một điều lạ lùng ở những người này là sự huyễn hoặc, ảo tưởng và luôn nghĩ mình là nhất, ý kiến của mình là sáng suốt nhất và tất cả những ai không đồng tình với quan điểm của mình đều là những người mù quáng. Những kẻ này đã biết cách lợi dụng triệt để những yếu kém, sai lầm trong quản lý kinh tế, những bất cập trong cơ chế, chính sách, những vấn đề tiêu cực trong xã hội… Chúng tập hợp lại, rồi nhào nặn theo ý muốn.

Đáng tiếc là báo chí chúng ta bấy lâu nay hầu như không mạnh tay đấu tranh với những kẻ như này. Báo chí có thể lên án hết sức mạnh mẽ những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, những sự vi phạm dân chủ hoặc lao vào các vụ án, nhưng với những kẻ dùng ngòi bút chống lại chế độ, chống lại đất nước, chính các cơ quan báo chí nhiều khi lại né tránh, ngại đụng chạm. Đây là một điều không bình thường.

Vậy nên những người cầm bút khi viết gì, trước hết hãy nghĩ đến trách nhiệm công dân.

Theo NĂNG LƯỢNG MỚI

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

SAI LẦM TO LỚN VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG

SAI LẦM TO LỚN VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG



Từ bài báo tiếng Anh: China's Big Strategic Mistake in the South China Sea
Nguồn: http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/chinas-big-strategic-mistake-the-south-china-sea-10477

Ngày 1 tháng 5 Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan dầu bản địa khổng lồ, Hai Yang Shi You (HYSY) 981, về phía nam ở Biển Đông. Vị trí mới, mà chỉ 120 dặm từ bờ biển Việt Nam, là hoàn toàn bên trong thềm lục địa và Khu Kinh Tế Đặc Quyền (EEZ) của Việt Nam. Để hỗ trợ và bảo vệ cấu trúc khoan dầu này, Trung Quốc đã sai phái hơn 80 tàu lớn, một con số còn tiếp tục tăng lên. Những tàu nước ngoài đã được cảnh báo để tránh xa giàn khoan ấy vì sự an ninh và an toàn.

Động thái này phô bày một sự leo thang mới và nguy hiểm của Trung Quốc. Kể từ năm 2007, Bắc Kinh đã ngày càng quyết đoán và xâm lược trong việc bảo vệ những tham vọng lãnh thổ của mình ở Biển Đông. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã tấn công và bắt giữ những ngư dân nước ngoài đang làm ăn trong những khu đánh cá truyền thống trong khu vực. Những công ty dầu khí đã bị áp lực phải rút lui khỏi những hợp đồng với các bên tranh chấp ở Đông Nam Á vì sợ sự trả đũa của Trung Quốc.

Trong năm 2009, Bắc Kinh chính thức tuyên bố yêu sách đường chín đoạn của họ đối với hơn 80 phần trăm Biển Đông. Động thái này được theo sau bởi sự khẳng định trong năm 2010 rằng Biển Đông là một trong những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Trong năm 2012, Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, mà trung tâm chính quyền địa phương của nó đã được đặt tại đảo Phú Lâm, mà là một phần của quần đảo Hoàng Sa bị tranh giành với Việt Nam. Một đơn vị đồn trú mới được thành lập và đóng quân trên đảo Phú Lâm. Suốt trong giai đoạn này, những năng lực quân sự của Trung Quốc có cải thiện rồi một cách đáng kể, và nó bây giờ có thể tranh giành với Hoa Kỳ, cả trên không và trên biển, ở Biển Đông.

Sự leo thang mới nhất của Trung Quốc ở Biển Đông đã tiêu biểu cho một tính toán sai lầm nghiêm trọng của các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc. Họ đã làm nên bốn sai lầm về chiến lược.

Thứ nhất, sự phát triển mới ấy đã cho Việt Nam không s thay thế nào ngoài s phản ứng táo bạo và quyết tâm. Điều 56 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) đã thiết lập rằng một quốc gia ven biển thì có những quyền tối thượng cho mục đích thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý những tài nguyên thiên nhiên trong Khu Kinh Tế Đặc Quyền của mình. Do đó, không sự diễn dịch nào của UNCLOS có thể giải thích ý định của Trung Quốc để khoan một giếng dầu hoàn toàn bên trong Khu Kinh Tế Đặc Quyền của Việt Nam.

Việt Nam, giống như các nước khác, chẳng giải thích rõ ràng vị trí của mình liên quan đến những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Sự nhập nhằng về chiến lược này mang lại cho các quốc gia không gian để thương lượng và tráo trở. Tuy nhiên, động thái mới nhất của Trung Quốc đã vượt qua ranh giới được vẽ bởi các nhà lãnh đạo chóp đầu của Việt Nam. Hà Nội, do đó, đã phản ứng giận dữ. Phó Thủ tướng Việt Nam kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gọi Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì của Trung Quốc để phản đối động thái của Trung Quốc và khẳng định rằng Hà Nội sẽ "áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết và phù hợp để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình" ở các vùng biển. Cảnh sát biển Việt Nam và những tàu bảo vệ thủy sản đã được sai phái để ngăn chặn sự triển khai giàn khoan ấy.

Trung Quốc phản công động thái này bằng cách gửi trên 80 tàu lớn để bảo vệ tài sản của họ. Những va chạm đã xảy ra giữa tàu của hai bên và thêm những sự cố được mong đợi. Sự phát triển này đã đẩy Việt Nam xa hơn khỏi Trung Quốc và đã tăng cường quan hệ an ninh của mình với các cường quốc khác, như Hoa Kỳ. Nếu Hà Nội cân nhắc việc mở Vịnh Cam Ranh cho sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ, thì Washington sẽ là tắc trách khi khước từ cơ hội. Thật vậy, Washington nhanh chóng đã lên tiếng về vụ việc. Trong một thông cáo báo chí ngày 8 tháng 5, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao đã xác quyết rằng chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa là bị tranh chấp, và quyết định của Trung Quốc để triển khai giàn khoan dầu ấy, mà được hộ tống bởi vô số những tàu chiến và những tàu thẩm quyền, trong Khu Kinh Tế Đặc Quyền Việt Nam thì là đầy khiêu khích và làm tăng sự căng thẳng.

Thứ hai, hành động của Trung Quốc đã vi phạm những nguyên tắc của Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông và đào sâu những sự nghi ngờ giữa các nước trong khu vực về ý định thực sự của họ. Cùng với Việt Nam và Philippines, thì Singapore và Malaysia đang càng lúc bị khiến quan ngại về hành vi của Trung Quốc trong khu vực. Indonesia, mà một thời đã duy trì tính trung lập nghiêm ngặt đối với tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, thì đã đảo ngược vị trí của mình, và giờ đang tranh giành yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông bởi vì nó thách thức những quyền lợi của Jakarta trong những vùng nước quần đảo Natuna. Trong thực tế, những tàu thẩm quyền có vũ trang của Trung Quốc đã chạm trán những tàu thẩm quyền của Indonesia vài lần trong ít năm qua trong những vùng nước được yêu sách bởi Jakarta.

Nếu Trung Quốc xoay xở được để khoan dầu trong Khu Kinh Tế Đặc Quyền của Việt Nam, trên đỉnh điểm của việc chiếm quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough từ Philippines vào năm 2012, thì họ sẽ đi xa hơn về phía nam và những cuộc đụng độ sẽ được dự kiến với Malaysia và Indonesia. Với vai trò của Indonesia trong ASEAN, thì việc thay đổi vị trí gần đây của Jakarta đối với Trung Quốc là một trở ngại cho Bắc Kinh. Họ càng quyết đoán hơn trong các tranh chấp ở Biển Đông thì uy tín quốc tế của họ càng bị tổn hại. Những thành tựu của "chiêu thức tấn công quyến rũ" của Trung Quốc nhằm vào Đông Nam Á trong những năm 1990 thì có thể bị tẩy xoá bởi một làn sóng chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc ở Đông Nam Á. Với tư cách một tập thể, vào ngày 10 tháng Năm, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN trong phần của Hội nghị cấp cao ASEAN 24 tại Myanmar đã ban hành một tuyên bố chung độc lập về sự căng thẳng ở Biển Đông, bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng của họ đối với vụ việc và tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, và tự do hàng hải ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1995 ASEAN đã ban hành một tuyên bố chung tách bạch về một sự phát triển ở Biển Đông thừa nhận có các mối đe dọa đối với hòa bình, ổn định và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Điều này thể hiện sự phản xung về ngoại giao chống lại Trung Quốc ở Đông Nam Á .

Thứ ba, Trung Quốc đánh mất sự viện cớ của họ cho việc hiện đại hóa quân sự. Bắc Kinh kêu ca rằng hiện đại hóa quân sự của họ là phòng thủ về bản chất, và điều ấy sẽ không ngầm phá hoại sự an ninh khu vực. Suốt trong giai đoạn căng thẳng gia tăng ở Biển Đông từ 2007 đến 2013, Trung Quốc thường kìm nén việc sử dụng lực lượng hải quân. Thay vào đó, các lực lượng bán quân sự tiên tiến, chẳng hạn như Đội Hải giám Trung Quốc, đã thường được dàn quân để phục vụ những tham vọng lãnh thổ của họ. Trong thế giằng co Bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines vào năm 2012, thì không có tàu hải quân Đội Hải giám Trung Quốc nào đã được gửi đến hiện trường, và các lực lượng bán quân sự của Trung Quốc và các tàu đánh cá xoay xở được để đẩy những kẻ từ Philippines ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, để bảo vệ giàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc trong vùng Khu Kinh Tế Đặc Quyền của Việt Nam, thì Bắc Kinh đã gửi bảy tàu hải quân để kết nhập 33 tàu Hải giám và hàng tá cảnh sát hàng hải, giao thông vận tải, và những tàu cá. Lần đầu tiên trong ít năm qua, các tàu hải quân Trung Quốc có dự phần vào một vụ tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông. Các nước khác, do đó, có lý do để lo lắng về những ý định thực sự đằng sau chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc .

Cuối cùng, động thái của Trung Quốc có thể làm mất ổn định sự an ninh khu vực, tạo ra rào cản cho những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tái cơ cấu nền kinh tế và duy trì sự tăng trưởng của họ. Bắc Kinh đang đương đầu những thách thức nghiêm trọng trong nước, trong đó có sự suy thoái về môi trường, tình trạng dân số già lão, và những phong trào ly khai ở Tây Tạng và Tân Cương. Trong ít năm qua, những cuộc tấn công khủng bố của các lực lượng ly khai đã xảy ra trong những thành phố lớn, đe dọa sự ổn định xã hội của Trung Quốc. Thêm vào đó, sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có những dấu hiệu chậm lại. Các lãnh đạo Trung Quốc cần một môi trường quốc tế ổn định để tập trung những nguồn lực vào những thách thức nội bộ. Hành động của họ ở Biển Đông, tuy nhiên, có thể gây mất ổn định an ninh khu vực và ngầm phá hoại những nỗ lực để duy trì tăng trưởng.

Hành động của Trung Quốc với HYSY 981 để khoan bên trong Khu Kinh Tế Đặc Quyền của Việt Nam là một tính toán sai lầm chiến lược. Lần đầu tiên trong giai đoạn gần đây của sự căng thẳng ở Biển Đông, Bắc Kinh đã sử dụng bảy tàu hải quân để hộ tống giàn khoan dầu khổng lồ này. Điều này khiến cho Hà Nội không có sự lựa chọn ngoài việc đối hợp với hành động ấy bằng "tất cả các biện pháp cần thiết" để bảo vệ những quyền của mình được thiết lập trong luật pháp quốc tế. Với lịch sử gần đây của Trung Quốc về tính quyết đoán và tính xâm lược ở Biển Đông thì các quốc gia Đông Nam Á khác ở ven biển cũng đang được báo động bởi động thái này. Những nỗ lực của Bắc Kinh để giành trái tim và tâm trí Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh thì đã bị xói mòn, và chương trình hiện đại hóa quân sự của họ một lần nữa bị nghi vấn.

Để đáp trả hành vi của Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á đang xây dựng những khả năng không đối xứng để bảo vệ chủ quyền của họ chống lại Bắc Kinh. Họ cũng rõ ràng hoan nghênh sự tham gia của những cường quốc ngoài khu vực như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ, trong việc quản lý những tranh chấp ở Biển Đông. Nói cách khác, hành vi xâm lược của Trung Quốc đã tạo điều kiện và đã đẩy nhanh trục Hoa Kỳ hướng tới Đông Á, điều mà những nhà lãnh đạo chóp đầu của Trung Quốc không muốn để thấy.

Việc xâm lược và gây mất ổn định khu vực không giúp Trung Quốc nhận thức mục tiêu của họ đối với sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển xã hội. Cách tốt nhất để Trung Quốc trỗi lên tới một vị thế của một cường quốc toàn cầu là tính toán ra một cách mới để trỗi lên, một cách mà trong đó cái nguyên tắc cốt lõi cho những quan hệ đối ngoại của họ là hợp tác để cùng có lợi, tôn trọng những quyền chính đáng của những quốc gia khác, và giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình. Việc chạy nhanh không đảm bảo rằng nó sẽ đi đến nơi tại đích của nó.

Tác giả: Hà Anh Tuấn là một Nghiên cứu sinh Tiến sĩ chuyên ngành Chính trị và Quan hệ quốc tế tại Đại học New South Wales, Úc, và là một Nhà lãnh đạo trẻ Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Hoa Kỳ).

Người dịch:Bút Lông Kim
Nguồn: http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/chinas-big-strategic-mistake-the-south-china-sea-10477