Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023

 CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG MỘT PHẦN LÀ DO:

TỔNG THỐNG NGA PUTIN ĐÃ ỦNG HỘ TRUNG QUỐC
VỀ ”ĐƯỜNG LƯỠI BÒ”,
PUTIN ĐÃ BÁC BỎ PHÁN QUYẾT CỦA TÒA PCA VỀ VỤ KIỆN BIỂN ĐÔNG.
1.NỘI DUNG VỤ KIỆN VÀ PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRONG TÀI PCA:

Sau khi Trung Quốc có những hành vi vi phạm lãnh thổ và chiếm đóng bãi cạn Scarborough của Philippines. Philippines đệ đơn vào ngày 22 tháng 1 năm 2013 để khởi kiện Trung Quốc theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) về một số tranh chấp giữa hai nước liên quan việc giải thích và áp dụng UNCLOS ở Biển Đông.
Tòa Trọng tài thường trực (PCA) được lựa chọn làm cơ quan thư ký của vụ kiện. Vào ngày 29 tháng 10 năm 2015, Tòa Trọng tài được thành lập hợp pháp theo Phụ lục VII đã ra phán quyết sơ bộ, tuyên bố có thẩm quyền thụ lý, xét xử vụ kiện này, bất chấp việc Trung Quốc từ chối tham gia vào quá trình xét xử, mặc du Tòa trọng tài đã nhiều lần triệu tập Đại diện Nhà nước Trung Quốc đến tòa như bên bị.
Phán quyết cuối cùng của Tòa Trọng tài được công bố vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, trong đó nhất trí tuyên bố : Trung Quốc không có "các quyền lịch sử" dựa trên cái gọi là bản đồ "đường chín đoạn" hay “đường lưỡi bò”.
Ngoài ra, Tòa bác bỏ khả năng Trung Quốc được yêu sách vùng biển từ các đảo nhân tạo mà nước này đã xây dựng trái phép ở Trường Sa, đồng thời xác định Trung Quốc đã gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển, mở rộng và làm phức tạp thêm tranh chấp.
Tóm lại Nội dung của đơn kiện gồm có nhiều điểm, nhưng Nội dung chính chỉ có hai điểm liên quan đến quyền lợi về biên giới trên biển và thêm lục địa của Việt Nam, đó là đường lưỡi bò và các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ngay trên thềm lục địa của chúng ta.
2.VIỆT NAM HOAN NGHÊNH PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRỌNG TÀI:
Ngày 12/7/2016 trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 trên cơ sở đề nghị của Philippines đã đưa ra Phán quyết cuối cùng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ:
“Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016. Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết.
Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của mình về vụ kiện này như đã được thể hiện đầy đủ trong Tuyên bố ngày 5/12/2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài. Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương” (1)
3. PUTIN BÁC BỎ NỘI DUNG PHÁN QUYẾT CỦA TÒA PCA VÌ ỦNG HỘ TRUNG QUỐC, TỨC PUTIN TRỰC TIẾP ỦNG HỘ TRUNG QUỐC VỀ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ. (2)
Phát biểu trước báo giới tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc ngày 5.9.2016, Tổng thống Vladimir Putin đã nêu rõ lập trường của Nga đối với vấn đề Biển Đông. Mặc dù Biển Đông là đề tài rất nóng suốt thời gian qua nhưng đây là một trong những lần hiếm hoi nhà lãnh đạo Nga công khai đề cập về vấn đề này cũng như vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
Sputnik News dẫn lời Tổng thống Putin nói: "Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tôi đã cùng phát triển mối quan hệ tin cậy và thân thiện. Nhưng tôi xin nhấn mạnh ông ấy chưa bao giờ đề nghị tôi đưa ra bình luận hay can thiệp gì vào vấn đề này (vấn đề Biển Đông). Chúng tôi dĩ nhiên có quan điểm riêng về vấn đề Biển Đông. Đầu tiên là Nga không can thiệp, và chúng tôi tin rằng bất cứ sự can thiệp nào của một cường quốc bên ngoài khu vực cũng chỉ làm phương hại đến việc giải quyết vấn đề này".
Tổng thống Nga nhấn mạnh: "Theo quan điểm của tôi, sự can thiệp của bên thứ ba là các cường quốc bên ngoài khu vực đều là thiếu tính xây dựng và gây hại".
Liên quan đến phán quyết của tòa trọng tài (thành lập theo Phụ lục 7 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển) đối với vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, Tổng thống Putin khẳng định Nga đứng về phía Trung Quốc.
Ông Putin nói: "Chúng tôi thống nhất và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề này, không công nhận quyết định mà tòa đưa ra. Đây không phải là lập trường chính trị mà hoàn toàn về mặt pháp lý".
Tổng thống Nga lý giải: "Điều này dựa trên thực tế rằng bất kỳ thủ tục tố tụng trọng tài nào cũng phải do các bên tranh chấp khởi xướng. Tòa trọng tài cần phải nghe những lập luận cũng như lập trường của các bên tranh chấp, nhưng Trung Quốc đã không trình bày những điều đó tại The Hague và không ai được nghe lập trường của Bắc Kinh ở đó cả. Vậy làm sao bạn có thể công nhận quyết định của tòa là công bằng?", và ông nhấn mạnh: "Chúng tôi ủng hộ lập trường của Trung Quốc".
Đây là lần hiếm hoi mà PUTIN nói về vấn đề Biển Đông. Trước nay, Nga đều khá im ắng. Kể cả sau khi phán quyết vụ kiện Biển Đông được đưa ra, phía Nga cũng rất kiệm lời, chỉ một mực khẳng định không để bị lôi kéo vào tranh chấp ở Biển Đông.
Quay lại vụ kiện Biển Đông, trên thực tế chính Trung Quốc là bên từ chối tham gia vụ kiện và khước từ việc trình bày lập luận của mình tại tòa. Nhiều chuyên gia phân tích nhận định việc không tham gia vụ kiện đó khiến Trung Quốc tự tước bỏ cơ hội của mình của bên bị để có thể giải trình trước tòa khi bị chất vấn, đây là tập quán của các loại tòa án, nhất là tại Tòa quốc tế. Việc Putin lấy lý do là vụ kiện không có giá trị vì Trung Quốc không có mặt tại tòa, là sự bao che lố bịch, Putin không có kiến thức tư pháp tối thiểu để hiểu về luật pháp quốc tế, lẽ ra không nên có một phát ngôn này từ một Tổng thống như Putin , bởi vì theo luật phổ quát bên bị (TQ) không hề đến dự các phiên tòa mặc dù tòa đã nhiều lần triệu tập để xử vụ kiện, thì mặc định TQ tự tước bỏ quyền lợi của mình, ấy vậy mà Putin lại nại ra một nguyên nhân sai trái, lỗi thời và vô trách nhiệm làm cho dư luận thấy rõ rằng Putin có mục đích bao che cho sai trái của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Khi Phán quyết của tòa trọng tài đưa ra, người phát ngôn của BNG Việt Nam đại diện cho Nhà nước Việt Nam ra tuyến bố hoan nghênh tòa trong tài PCA thì Putin lại to tiếng phản đối, điều đó cho thấy vì lợi ích ích kỷ của mình mà Putin đã đụng chạm đến lợi ích lãnh thổ của chúng ta, Putin đã đụng chạm đến điều thiêng liêng về đất đai và biển đảo của Tổ Quốc chúng ta !
4.QUAN ĐIỂM VỀ BIỂN ĐÔNG CỦA PUTIN LÀ HOÀN TOÀN KHÁC VỚI QUAN ĐIỂM VỀ BIỂN ĐÔNG CỦA ĐẢNG,NHÀ NƯỚC VIỆT NAM,QUAN ĐIỂM CỦA PUTIN CHỈ CÓ LỢI CHO TRUNG QUỐC !
Về Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong Tuyên bố tại cuộc họp Thượng đỉnh ASEAN và Trung Quốc ngày 3/11/2019 đã khẳng định duy trì hòa bình, an ninh và ổn định tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới và không gian an ninh, phát triển của khu vực là lợi ích và trách nhiệm chung của mọi quốc gia. Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam về tình hình Biển Đông là rất rõ ràng, nhất quán, đã được bày tỏ nhiều lần tại các diễn đàn ở các cấp. Thủ tướng khẳng định cần đẩy mạnh các nỗ lực ở cả CẤP ĐỘ SONG PHƯƠNG VÀ ĐA PHƯƠNG đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982,
Trong khi đó Putin khẳng định, ở Biển Đông chỉ có đàm phán song phương, không có đa phương, không có sự can thiệp của nước ngoài. Như vậy Putin đã về phía Trung Quốc đòi hỏi chỉ đàm phán song phương, đây là điều hoàn toàn có lợi cho Trung Quốc, những nước có lợi ích chung về hàng hải trên biển đông không có quyền phát biểu và tham dự ! (3)
Ảnh Reuters: Tàu chiến của Putin và Tập Cận Bình tập trận trên biển, sự phẫn nộ của người Philippines khi bị Trung Quốc bắt nạt lấy mất đảo cạn Scarborough !
-------------------------------------
4/https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fbaochinhphu.vn%2Fviet-nam-hoan-nghenh-toa-trong-tai-da-dua-ra-phan-quyet-cuoi-cung-102205703.htm%3Ffbclid%3DIwAR2U1QxxTHewYRGQJJJKRvMX8vyhBlNCeVvEbbdXBUf8hGvd9589DnvrG5E&h=AT3rjSzawnFMdC3qww7sJD2P5Wp3a_JKtVM99SKbYRIrYgNWKdjOB-Wp-EBoRTIXYm5uzrmnGflrI-6dCRkzH2HArVBY4sUe49Q-uFuM0gGNQQEJg9G6fe2mEohNuEv12H3_&__tn__=%2CmH-R&c[0]=AT1Pd9WjFlHMh-_oTzNmLbvoH25xHm3RoX0WYOuwi42nmN4fVmoJtWKaUkXYS5UetMyQfi6uNTADsPP0qyLL0I-6Ni84khLSEth_H3utzn7UGe6JCb7Ypd78rw1OJEOSrotnq2OwHvl8iRSlF7vkJkSckZk0QkWEnZeJRstzRKtERBiHYyk