Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

THƯ NGỎ: KHÔNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ BẰNG TÊN PHAN HUY LÊ

THƯ NGỎ: 
 
KHÔNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ BẰNG TÊN PHAN HUY LÊ
 
Kính gửi:
Các Giám đốc sở Văn Hóa-Thể Thao và Du lịch tại các tỉnh, thành phố Việt Nam.
Gần đây tại các tỉnh đã có hiện tượng đặt tên đường phố bằng tên những người có lịch sử phản bội, làm hại cho Dân tộc; khi còn sống những người này có các hoạt động hợp tác, phục vụ kẻ thù, gây chia rẻ Dân tộc đã bị người Việt Nam ta lên án qua nhiều thế hệ như Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Alexandre de Rhodes v.v…
 
Truyền thống của nhân dân ta là quý trọng những Anh hùng, những Danh nhân, những Lãnh tụ cách mạng đã không tiếc mạng sống của mình dám xả thân vì Tổ Quốc góp phần giành độc tự do cho Dân tộc, hoặc những người hết lòng vì bảo vệ cuộc sống của con người mà hy sinh cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đó cho dù họ là người nước ngoài như Alexandre Émile Jean Yersin chẳng hạn. Nhân dân Việt nam giàu lòng vị tha, nhưng không thể chấp nhận những người đã có thái độ phản bội lại dân tộc lại được vinh danh bằng đặt tên cho các đường phố trên lãnh thổ này.
 
VÌ SAO KHÔNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ BẰNG TÊN PHAN HUY LÊ?
 
Phan Huy Lê là nhà sử học, thực tế ông ta có đóng góp ít nhiều cho ngành sử học Việt Nam như soạn một số sách nghiên cứu lịch sử và giảng dạy lịch sử trong trường đại học. Tuy nhiên khi về già Phan Huy Lê đã trở mặt phản bội lại bản Lịch sử hảo hùng của Dân tộc Việt Nam, mà Lịch sử này đã được viết bằng máu của hàng triệu người. Nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh Vĩ đại !
Sự phản bội đó bằng các chứng cứ sau đây:
 
1/ GIẢI THIÊNG ANH HÙNG LÊ VĂN TÁM :
Tháng 2/2005, trong một cuộc họp báo, Phan Huy Lê lúc bấy giờ là Chủ tịch Hội sử học Việt nam đã nói :"Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Ðó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền anh Trần Huy Liệu viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi hy sinh khi đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: "Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa...". Tuy nhiên, Phan Huy Lê không đưa ra được bằng chứng xác thực cho sự phủ định nhân vật Lê Văn Tám mà ông nêu ra. Mặt khác, lời kể của Phan Huy Lê cũng bị chỉ ra là có mâu thuẫn lớn: ông Trần Huy Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền trong giai đoạn cuối 1945 - đầu 1946, khi đó ông Phan Huy Lê chỉ là một đứa trẻ chưa đầy 12 tuổi, không thể có chuyện ông Trần Huy Liệu (1901- 1969) lại tiếp đón ông Phan Huy Lê, gọi ông là "nhà sử học" và còn kể cho ông chuyện quan trọng như vậy...
Về việc này lập tức có những Cụ lão thành cách mạng, các Nhân sĩ trí thức , các nhà nghiên cứu nổi tiếng như: các ông Mai Bá Hui (1929),Trần Thắng Minh , Võ Thành Khiết (1929),Hồ Thanh Điền (1926) ,Giáo sư Trần Văn Giàu (1911), Trần Trọng Tân (1926), Nguyễn Đình Tư (1929), Lý Châu Hoàn, Nguyễn Văn Thịnh... đã đăng bài phân tích, đưa ra các bằng chứng, nhân chứng bác bỏ lời kể của ông Phan Huy Lê và chứng minh sự kiện Hy sinh của Anh hùng Lê Văn Tám là có thật và đòi đối chất để "làm ra nhẽ" với Phan Huy Lê. Nhưng Phan Huy Lê đã trốn nhẹm và sau đó một thời gian dài không còn thấy ông Phan Huy Lê nhắc lại chuyện này nữa. Đến 2009 Phan Huy Lê cùng một bầy phản bội lịch sử kết hợp với cả cựu thù của VN lại nhảy ra giải thích, nhưng nội dung của PHL lần này còn vụng về và thấp kém hơn.
Là một cán bộ đã có tuổi, lẽ ra Phan Huy Lê thấu hiểu rằng: “cái gì lợi cho Cách mạng thì nhỏ nhất cũng nên làm, cái gì có hại cho nhân dân, cho đất nước thì nhỏ nhất cũng nên tránh” Việc Phan Huy Lê dựng ra chuyện này đã làm tổn thương sâu sắc tình cảm của nhân dân ta qua nhiều thế hệ đã giành cho các Anh hùng, Liệt sĩ đã ngã xuống vì bảo vệ đất nước, nó vô cùng có hại cho sự bình yên và phát triển của đất nước. Phan Huy Lê cao ngạo vô cảm đã nói là “đến lúc đất nước đã có hòa bình, dân ta đã đầy đủ nhận thức, nên cần phải nói cho nhân dân ta rõ”. Sự giả dối là ở chỗ đó. Một giáo sư sử học có có tầm cỡ lãnh tụ, là người có nhân cách lớn gấp bội, có tuổi cao đáng tuổi ông nội của Phan Huy Lê (1) , thì cụ Trần Huy Liệu không bao giờ lại mắc sai sầm đến “buồn nôn” như Phan Huy Lê dựng chuyện, chỗ này Phan Huy Lê tưởng có thể đánh sập uy tín của Đảng để tiến tới đánh sập hoàn toàn Nhà nước VN, nhưng không phải vậy, Phan Huy Lê mới chính là kẻ chịu búa rìu dư luận và danh dự của Lê thực tế đã bị hoen ố vậy !
 
2/ PHAN HUY LÊ CÔNG KÍCH BÁC HỒ NHƯ THẾ NÀO ? (2)
Mấy năm gần đây, có vài người đứng đầu trong giới sử học đã viết nhiều bài ca ngợi những nhân vật đã bị lịch sử dân tộc lên án là bán nước, đầu hàng phản bội là người có công to với đất nước, nhân dân. Ông Phan Huy Lê gọi đó “xác lập quan điểm mới cho khoảng trống lịch sử”, “Không né tránh lịch sử”.
 
Mọi người đều biết hơn 200 năm qua, những lời buộc tội về việc “Gia Long cõng rắn cắn gà nhà”,”rước voi giầy mả tổ” đã lưu truyền rộng rãi trong nhân dân mọi miền đất nước. Ngay trong thời kỳ thực Pháp đô hộ nước ta, những câu này cũng đã được các thầy giáo dạy sử ghi vào giáo án để lên lớp giảng cho học trò. Ấy vậy mà những năm qua, nhằm thực hiện cái gọi là ”tạo ra bước đột phá trong nhận thức về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn”, môt số người đã quay lưng lại với lịch sử. Tại cuộc hội thảo về “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt nam” tổ chức ở Thanh Hóa mới đây, ông Phan Huy Lê chủ tịch Hội khoa học lịch sử đã lên tiếng công kích: “Trước đây có người lên án Nguyễn Ánh là “cõng rắn cắn gà nhà”, Gia Long là bán nước, đó là quan điểm hết sức cực đoan !”
Có một điều lạ nữa là sau khi kết thúc cuộc hội thảo về Chúa Nguyễn và vương triều nhà Nguyễn trong một bài trả lời phóng vấn của các báo chí, ông chủ tịch Hội khoa học lịch sử đã chất vấn ngược lại bạn đọc:”Ai là tác giả của câu cực đoan Gia Long cõng rắn cắn gà nhà ?” rồi ông giải đáp: “Tôi truy tìm mãi vẫn không lần ra manh mối…!”
Tiếng là người đứng hàng đầu ”các nhà sử học” Việt Nam mà ông Phan Huy Lê không nhớ: 66 năm trước đây trong bài “nên học sử ta” đăng trên báo Việt nam Độc Lập ngày 1/2/1942 và trong bài Diễn ca ”Lịch sử nước ta” do Việt Minh tuyên truyền bộ xuất bản tháng 2/1942 có một người đã lên án gay gắt Gia Long “cõng rắn cắn gà nhà”,” rước voi giầy mả tổ”,”thông với Tây…” “hàng Tây”,”rước Tây vào nhà”, “đem nước ta bán cho Tây…” Người lên án Nguyễn Ánh” mà ông Lê công kích đó, chính là Nguyễn Aí Quốc, là Bác Hồ, là Chủ tịch Hồ Chí Minh !
Xin trích một đoạn trong diễn ca “Lịch sử nước ta” của Bác Hồ:
 
”Gia Long lại dấy can qua,
Bị Tây Sơn đuổi chạy ra nước ngoài.
Tự mình đã chẳng có tài,
Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây.
Nay ta mất nước thế này,
Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà.
Khác gì cõng rắn cắn gà,
Rước voi giầy mả thật là ngu si” 
 
Rõ ràng Phan Huy Lê vì bảo vệ cho Nguyễn Ánh nên đâm ra cay cú và vô lễ đã công kích Bác Hồ, điều này cho ta thấy rõ dã tâm phản bội lịch sử của Lê !
 
3 / PHAN HUY LÊ KẺ PHẢN BỘI LỊCH SỬ VÌ CẢ GAN BỎ CHỮ NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN RA KHỎI BỘ SỬ MÀ ÔNG CHỦ BIÊN.
Trong bộ Thông sử 15 tập do Trần Đức Cường chủ biên do Phan Huy Lê làm cố vấn (3) và Bộ Quốc sử 25 tập do Phan Huy Lê làm chủ biên đã hoàn toàn biến mất chữ ngụy quân, ngụy quyền, những cụm từ này Đảng, Bác Hồ, Nhân dân và quân đội ta đã dùng trong các văn kiện kháng chiến, trong các lời kêu gọi, để chỉ đích danh bọn tay sai bán nước người Việt dưới thời Bù Nhìn Bảo đại từ 1946-1954 và dưới thời Đế Quốc Mỹ xâm lược miền nam Việt Nam từ 1955-1975.
Theo lý giải của nhóm viết sử dưới sự chỉ huy của Phan Huy Lê thì trong hai bộ sử nói trên không dùng từ ngụy quân, ngụy quyền, vì dùng như thế là miệt thị, là biểu cảm chứ không đúng bản chất. Viết sử phải dùng những từ ngữ sao cho người ta dễ nghe và Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể, một chính quyền, ta cần công nhận để có tính pháp lý là người thụ đắc lâu dài Quần đảo Hoàng Sa nhằm giúp ta sẽ đòi lại quần đảo này !
Đó là những lời ngụy biện trơ trẽn nhất của nhóm soạn sử dưới sự chỉ đạo của Phan Huy Lê. Họ nói bừa mà không hề biết rằng sau Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập thông qua cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên của Dân tộc, có Quốc hội, có Hiến pháp, có Quân đội Nhân dân, có đầy đủ quyền hạn của một nhà nước Pháp quyền để điều hành đất nước. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa, thì mọi người dân Việt Nam từ lớn, bé, trẻ, già đều lao mình ra kháng chiến diệt giặc để bảo vệ nền Độc lập non trẻ của Tổ Quốc. Thì có một bộ phận người lại chạy sang đầu hàng giặc, làm tay sai, cầm súng giặc bắn lại đồng bào mình, rồi chúng được giặc Pháp dựng lên thành một Chính phủ bù nhìn, dù được chúng khoác cho cái tên mĩ miều là “Chính phủ Quốc gia Việt Nam” trước kia và sau này là “Việt Nam Cộng hòa” thì đều là loài bù nhìn, là tay sai là ngụy quân, ngụy quyền ! vì đất nước ta đã có một Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hợp hiến, được Nhân dân bầu ra qua Tổng tuyển cử, thì ở đâu đó trên dải đất Việt Nam lại lòi ra một chính phủ khác do quân xâm lược dựng lên, thì đó là chính phủ bù nhìn, chính phủ giả, là ngụy quyền; trong chính phủ ngụy quyền đó đã từng có một “Thủ tướng” Phan Huy Quát, là anh ruột của Phan Huy Lê, kẻ đã hết gặm giầy Pháp rồi nhảy qua gặm quần Mỹ. Dư luận cho rằng, có lẽ mấu chốt làm cho Phan Huy Lê phản bội lịch sử là chỗ này đây: đòi bỏ chữ ngụy quân, ngụy quyền, công nhận VNCH là âm mưu biến kẻ tay sai, phi nghĩa thành chính nghĩa, nhằm giành thế hợp pháp để lật đổ nhà nước CHXHCNVN bằng pháp lý trên trường Quốc tế !
Những điều trên đây cho chúng ta thấy Phan Huy Lê không xứng đáng là nhân vật để đặt tên cho bất cứ một đường phố nào. Vì vậy chúng ta nên gạch tên ông ta ra khỏi “các ngân hàng tên đường phố”; nếu nơi nào đã trót đặt tên đường phố bằng tên ông ta thì nên gỡ đi, thay đổi bằng một tên Danh nhân xứng tầm khác như
Nghị định 91/2005/NĐ-CP về Quy chế đặt tên, đổi tên đường phố đã quy định ,tại đó nghị định nói rõ: nhân vật nào còn tranh cãi thì không đặt tên đường phố và Phan Huy Lê chính là kẻ như vậy.
 
Chế Trung Hiếu
--------------------------------------------------------------------
(1) Cụ Trần Huy Liệu sinh năm 1901, Phan Huy Lê sinh năm 1934
(2) Trích trong cuốn Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng; Tác giả Đặng Minh Phương, nguyên trưởng đại diện báo Nhân dân tại Đà Nẵng. Nhà XB Hội Nhà văn- 2017.
(3) Theo Nguyễn Mạnh Hà phát biểu trong “Video tại cà phê số”

 

1 nhận xét: