BỘ PHIM:
VIỆT NAM THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH- BIÊN NIÊN SỬ TRUYỀN HÌNH, CẦN PHẢI ĐƯỢC ĐÍNH CHÍNH VÀ ĐIỀU CHỈNH NGHIÊM TÚC !
(Tiếp theo)
BỘ PHIM BỎ SÓT NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ QUAN TRỌNG.
Bộ phim dài 90 tập có format dễ hiểu, dễ tìm; những người làm phim có cố gắng đưa ra nhiều sử liệu, tài liệu mới, có nhiều dữ kiện mà lần đầu chúng ta mới biết.
Tuy nhiên, bộ phim có nhiều thiếu sót nghiêm trọng cả về tư duy, tư tưởng lập trường như được phân tích ở trên.
Lần nầy, những người làm phim lại vi phạm nghiêm trọng nữa là bỏ sót những sự kiện lịch sử quan trọng trong giai đoạn trước Tổng khởi nghĩa. Những sự kiện này hễ là người Việt Nam thì ai ai cũng đã biết. Thật khó hiểu tại sao những người chịu trách nhiệm về tư tưởng của bộ phim lại không đưa vào. Điều quan trọng là bộ phim cần phải hiệu đính và điều chỉnh nghiêm túc, nếu không nó sẽ không có giá trị như là một biên niên sử (Sử viết từng năm)
Những sự kiện quan trọng mà bộ sử bỏ quên như sau:
1/ KHỞI NGHĨA BA TƠ.
Chớp thời cơ phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp ngày 9.3.1945, đêm ngày 10.3.1945, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Trương Quang Giao đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân tích tình hình và đề ra một số nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Hội nghị nhận định: “Tình thế cách mạng nhiều nơi trong tỉnh đã chín muồi, không thể bỏ lỡ thời cơ mà phải mạnh dạn tiến hành khởi nghĩa. Trước mắt, khẩn trương huy động lực lượng khởi nghĩa cướp chính quyền ở Ba Tơ, sau đó phát động lan nhanh ra nhiều nơi, tiến hành võ trang tuyên truyền, xây dựng căn cứ chống Nhật, châm ngòi cho phong trào khởi nghĩa toàn tỉnh”.
Hội nghị cũng quyết định thành lập Ban lãnh đạo khởi nghĩa gồm các đồng chí Trương Quang Giao, Phạm Kiệt, Trần Lương, Trần Quý Hai và Nguyễn Đôn... do đồng chí Trương Quang Giao làm trưởng ban.
Trưa ngày 11.3, tại Suối Loa, Ban lãnh đạo khởi nghĩa đã họp để xác định quyết tâm tiến hành khởi nghĩa cướp chính quyền ở Ba Tơ. Hội nghị đã phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa phụ trách địa bàn và nhanh chóng tập trung lực lượng tại Ba Tơ để tiến hành khởi nghĩa. Quần chúng từ Trường An, Suối Loa, Nước Lá, Nước Gia... nổi dậy làm chủ xóm làng và tham gia giành chính quyền ở châu lỵ Ba Tơ.
Chiều 11.3.1945, từ các ngã đường, đồng bào Kinh - Thượng tay cầm giáo mác, dao, rựa, cờ đỏ sao vàng, giương cao biểu ngữ, kéo về sân vận động Ba Tơ tham dự mít tinh, nghe phát biểu của đại diện Tỉnh ủy và Mặt trận Việt Minh, hô vang các khẩu hiệu ủng hộ cách mạng.
Sau cuộc mít tinh, đội quân du kích gồm 17 đồng chí, cùng với quần chúng nhân dân nhanh chóng chiếm Đồn Khố xanh, Nha kiểm lý, buộc tên Tri châu Ba Tơ Bùi Danh Ngũ giao nộp toàn bộ vũ khí, giấy tờ, con dấu cho lực lượng khởi nghĩa. Chính quyền địch ở châu lỵ Ba Tơ nhanh chóng tan rã.
Thừa thắng, lực lượng khởi nghĩa tiến đánh đồn Ba Tơ. Tiếng thét, tiếng súng của các lực lượng khởi nghĩa; tiếng mõ, tiếng tù và, tiếng hô thanh viện của quần chúng vang động một góc trời. Toàn bộ bọn lính khố xanh và chỉ huy đồn Ba Tơ buông súng đầu hàng. Khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi.
Đến sáng 12.3, UBND cách mạng lâm thời và Đội du kích Ba Tơ chính thức ra mắt, thành lập chính quyền nhân dân cách mạng huyện Ba Tơ. Ban lãnh đạo khởi nghĩa đã thành lập Đội du kích Ba Tơ gồm 28 đội viên; làm lễ tuyên thệ tại bãi Hang Én với khẩu hiệu "Hy sinh vì Tổ quốc". Sau đó, đội nhanh chóng phát triển lực lượng, chuyển về đồng bằng xây dựng khu căn cứ Vĩnh Sơn và Núi Lớn; hình thành 2 đội võ trang Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám...
Từ thắng lợi của Khởi nghĩa Ba Tơ, Quảng Ngãi cũng là một trong những địa phương khởi nghĩa giành chính quyền sớm nhất trong cả nước, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Đây là cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng trước tháng 8-1945 giành thắng lợi trọn vẹn, đánh dấu mốc son lịch sử và tạo đà cho phong trào cách mạng ở tỉnh Quảng Ngãi, Liên khu 5 và cả nước phát triển mạnh mẽ, giành những thắng lợi to lớn để giải phóng dân tộc. Đội du kích Ba Tơ trở thành lực lượng tiền thân của lực lượng vũ trang Quân khu 5.
Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ công nhận sáu xã, thị trấn, gồm: Ba Chùa, Ba Động, Ba Giang, Ba Thành, Ba Vinh và thị trấn Ba Tơ thuộc vùng An toàn khu (ATK) của T.Ư trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Các địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Khởi nghĩa Ba Tơ thành công có ý nghĩa chính trị lớn lao, lần đầu tiên một cuộc khởi nghĩa cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thành công trước cuộc CM Tháng Tám ở một vùng xa xôi, nó có ý nghĩa rằng, hễ dù ở đâu, hoàn cảnh nào nếu có sự lãnh đạo của Đảng thì sự nghiệp CM ấy sẽ thành công .
Những người làm phim cần hiểu biết hơn nữa.
2/CHÍNH QUYỀN BÙ NHÌN TRẦN TRỌNG KIM.
Thật không hiểu tại sao những người làm phim không đưa sự kiện lịch sử “Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim” vào trong biên niên sử...?
Thực tế, ngày nay nhiều kẻ phản bội lịch sử khoác áo “đổi mới lịch sử và lấp khoảng trống của lịch sử”, chúng có những nhận định sai lầm và phản động về chính phủ bù nhìn tay sai Nhật này. Chúng la lối, đánh tráo lịch sử là “Nhật đã trả độc lập cho VN rồi, có chính quyền Trần Trọng Kim rồi thì cần gì cuộc Cách mạng Tháng tám nữa…”
Không hiểu là những người làm phim thật sự quên hay là không dám đưa vào. Lịch sử không được phép che giấu cái gì hết, đất nước đau thương đã có một lũ bù nhìn như thế, thì hãy viết ra để cho hậu thế biết mà lên án, mà tránh đi:
Chính phủ bù nhìn sống bằng cơm Nhật 4 tháng đã làm gì:
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi tình hình chiến tranh Thái Bình Dương thay đổi bất lợi, Nhật thay đổi chính sách và đảo chính Pháp, bắt giam các tướng lãnh và tước khí giới của quân đội Pháp ở Đông Dương.
Sau cuộc tập kích bất ngờ vào quân Pháp đêm 9-3-1945, vấn đề quan trọng nhất đối với quân Nhật là duy trì bằng được "trật tự và ổn định" nhằm tìm nguồn cung ứng vật chất tại chỗ cho gần 100.000 lính Nhật, cũng như để cung cấp cho việc phòng thủ nước Nhật trước đà tấn công của quân Đồng Minh. Tuy nhiên, đúng lúc đó, bộ máy hành chính thực dân mà Nhật kế thừa từ Pháp đã tan rã, vì thế việc thành lập "bộ máy tự trị bản xứ" là âm mưu của phat-xit Nhật sáng tạo ra trước giờ hấp hối như một liều thuốc cấp cứu nhờ vào bù nhìn Trần Trọng Kim kẻ đứng đầu của cái gọi là "Đế quốc Việt Nam" được đẻ ra trong bối cảnh như thế đó !
Ngay từ đêm 8/3, quân Nhật Bản đã được phái đến canh giữ nghiêm ngặt nhà của các quan lớn trong triều Nguyễn. Họ giữ các quan này ở trong nhà để chờ lệnh từ chỉ huy Nhật. Theo lời kể của "đại thần" Phạm Quỳnh, quân Nhật đi tìm tất cả các nhân vật quan trọng trong Viện cơ mật và giam họ lại một chỗ. Đến sáng 9/3, khi đã đưa được Bảo Đại về kinh đô, tên sĩ quan Nhật là Yokoyama đưa cho họ 2 văn bản đã viết sẵn: Bản tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước nhà Nguyễn đã ký với Pháp và Bản tuyên bố giải tán Viện cơ mật, tất cả nhằm dọn đường cho việc thành lập nội các Đế quốc Việt Nam. Yokoyama nói thẳng "tôi cho các vị 15 phút để suy nghĩ". Trong hoàn cảnh đó, các quan nhà Nguyễn không muốn ký cũng không được.
Nội các của Đế quốc Việt Nam ra mắt vào ngày 19/4/1945. Nó bao gồm phần lớn là những nhà trí thức, chuyên môn mà trước đó không nằm trong các đảng phái cách mạng chống Pháp (tức không có thành phần Việt minh-Cộng sản).
Mới ra mắt được 4 tháng, ngày 5/8/1945, hàng loạt thành viên nội các Trần Trọng Kim xin từ chức: 3 bộ trưởng xin từ nhiệm, Bộ trưởng Vũ Ngọc Anh qua đời vì trúng bom máy bay Mỹ. Các bộ trưởng khác tuyên bố bất lực, bởi không thể làm được việc gì nếu không được cố vấn tối cao Nhật đồng ý, trong khi vua Bảo Đại chỉ lo ăn chơi, săn bắn mà không quan tâm đến chính trị. Trần Trọng Kim cố gắng liên hệ nhưng các nhân vật cấp tiến đều khước từ cộng tác, đến đầu tháng 8 chính Trần Trọng Kim cũng nói mình bị "tăng huyết áp" và không ra khỏi nhà. Ban đầu Trần Trọng Kim ảo tưởng tin vào Nhật; nhưng khi trực tiếp được làm “thủ tướng bù nhìn” được 4 tháng, Kim đã tự nhận thấy mình là "con bù nhìn chính hiệu" để cho phát-xít Nhật giật dây, kéo dài sự chiếm đóng VN nữa mà thôi.
(Còn nữa)
VIỆT NAM THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH- BIÊN NIÊN SỬ TRUYỀN HÌNH, CẦN PHẢI ĐƯỢC ĐÍNH CHÍNH VÀ ĐIỀU CHỈNH NGHIÊM TÚC !
(Tiếp theo)
BỘ PHIM BỎ SÓT NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ QUAN TRỌNG.
Bộ phim dài 90 tập có format dễ hiểu, dễ tìm; những người làm phim có cố gắng đưa ra nhiều sử liệu, tài liệu mới, có nhiều dữ kiện mà lần đầu chúng ta mới biết.
Tuy nhiên, bộ phim có nhiều thiếu sót nghiêm trọng cả về tư duy, tư tưởng lập trường như được phân tích ở trên.
Lần nầy, những người làm phim lại vi phạm nghiêm trọng nữa là bỏ sót những sự kiện lịch sử quan trọng trong giai đoạn trước Tổng khởi nghĩa. Những sự kiện này hễ là người Việt Nam thì ai ai cũng đã biết. Thật khó hiểu tại sao những người chịu trách nhiệm về tư tưởng của bộ phim lại không đưa vào. Điều quan trọng là bộ phim cần phải hiệu đính và điều chỉnh nghiêm túc, nếu không nó sẽ không có giá trị như là một biên niên sử (Sử viết từng năm)
Những sự kiện quan trọng mà bộ sử bỏ quên như sau:
1/ KHỞI NGHĨA BA TƠ.
Chớp thời cơ phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp ngày 9.3.1945, đêm ngày 10.3.1945, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Trương Quang Giao đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân tích tình hình và đề ra một số nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Hội nghị nhận định: “Tình thế cách mạng nhiều nơi trong tỉnh đã chín muồi, không thể bỏ lỡ thời cơ mà phải mạnh dạn tiến hành khởi nghĩa. Trước mắt, khẩn trương huy động lực lượng khởi nghĩa cướp chính quyền ở Ba Tơ, sau đó phát động lan nhanh ra nhiều nơi, tiến hành võ trang tuyên truyền, xây dựng căn cứ chống Nhật, châm ngòi cho phong trào khởi nghĩa toàn tỉnh”.
Hội nghị cũng quyết định thành lập Ban lãnh đạo khởi nghĩa gồm các đồng chí Trương Quang Giao, Phạm Kiệt, Trần Lương, Trần Quý Hai và Nguyễn Đôn... do đồng chí Trương Quang Giao làm trưởng ban.
Di tích Lịch sử Khởi nghĩa Ba Tơ |
Trưa ngày 11.3, tại Suối Loa, Ban lãnh đạo khởi nghĩa đã họp để xác định quyết tâm tiến hành khởi nghĩa cướp chính quyền ở Ba Tơ. Hội nghị đã phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa phụ trách địa bàn và nhanh chóng tập trung lực lượng tại Ba Tơ để tiến hành khởi nghĩa. Quần chúng từ Trường An, Suối Loa, Nước Lá, Nước Gia... nổi dậy làm chủ xóm làng và tham gia giành chính quyền ở châu lỵ Ba Tơ.
Chiều 11.3.1945, từ các ngã đường, đồng bào Kinh - Thượng tay cầm giáo mác, dao, rựa, cờ đỏ sao vàng, giương cao biểu ngữ, kéo về sân vận động Ba Tơ tham dự mít tinh, nghe phát biểu của đại diện Tỉnh ủy và Mặt trận Việt Minh, hô vang các khẩu hiệu ủng hộ cách mạng.
Sau cuộc mít tinh, đội quân du kích gồm 17 đồng chí, cùng với quần chúng nhân dân nhanh chóng chiếm Đồn Khố xanh, Nha kiểm lý, buộc tên Tri châu Ba Tơ Bùi Danh Ngũ giao nộp toàn bộ vũ khí, giấy tờ, con dấu cho lực lượng khởi nghĩa. Chính quyền địch ở châu lỵ Ba Tơ nhanh chóng tan rã.
Thừa thắng, lực lượng khởi nghĩa tiến đánh đồn Ba Tơ. Tiếng thét, tiếng súng của các lực lượng khởi nghĩa; tiếng mõ, tiếng tù và, tiếng hô thanh viện của quần chúng vang động một góc trời. Toàn bộ bọn lính khố xanh và chỉ huy đồn Ba Tơ buông súng đầu hàng. Khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi.
Đến sáng 12.3, UBND cách mạng lâm thời và Đội du kích Ba Tơ chính thức ra mắt, thành lập chính quyền nhân dân cách mạng huyện Ba Tơ. Ban lãnh đạo khởi nghĩa đã thành lập Đội du kích Ba Tơ gồm 28 đội viên; làm lễ tuyên thệ tại bãi Hang Én với khẩu hiệu "Hy sinh vì Tổ quốc". Sau đó, đội nhanh chóng phát triển lực lượng, chuyển về đồng bằng xây dựng khu căn cứ Vĩnh Sơn và Núi Lớn; hình thành 2 đội võ trang Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám...
Núi Cao Muôn, căn cứ địa của Du kích Ba Tơ |
Từ thắng lợi của Khởi nghĩa Ba Tơ, Quảng Ngãi cũng là một trong những địa phương khởi nghĩa giành chính quyền sớm nhất trong cả nước, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Đây là cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng trước tháng 8-1945 giành thắng lợi trọn vẹn, đánh dấu mốc son lịch sử và tạo đà cho phong trào cách mạng ở tỉnh Quảng Ngãi, Liên khu 5 và cả nước phát triển mạnh mẽ, giành những thắng lợi to lớn để giải phóng dân tộc. Đội du kích Ba Tơ trở thành lực lượng tiền thân của lực lượng vũ trang Quân khu 5.
Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ công nhận sáu xã, thị trấn, gồm: Ba Chùa, Ba Động, Ba Giang, Ba Thành, Ba Vinh và thị trấn Ba Tơ thuộc vùng An toàn khu (ATK) của T.Ư trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Các địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Khởi nghĩa Ba Tơ thành công có ý nghĩa chính trị lớn lao, lần đầu tiên một cuộc khởi nghĩa cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thành công trước cuộc CM Tháng Tám ở một vùng xa xôi, nó có ý nghĩa rằng, hễ dù ở đâu, hoàn cảnh nào nếu có sự lãnh đạo của Đảng thì sự nghiệp CM ấy sẽ thành công .
Những người làm phim cần hiểu biết hơn nữa.
Đội Du kích Ba Tơ |
2/CHÍNH QUYỀN BÙ NHÌN TRẦN TRỌNG KIM.
Thật không hiểu tại sao những người làm phim không đưa sự kiện lịch sử “Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim” vào trong biên niên sử...?
Thực tế, ngày nay nhiều kẻ phản bội lịch sử khoác áo “đổi mới lịch sử và lấp khoảng trống của lịch sử”, chúng có những nhận định sai lầm và phản động về chính phủ bù nhìn tay sai Nhật này. Chúng la lối, đánh tráo lịch sử là “Nhật đã trả độc lập cho VN rồi, có chính quyền Trần Trọng Kim rồi thì cần gì cuộc Cách mạng Tháng tám nữa…”
"Thủ tướng Bù nhìn" Trần Trọng Kim |
Không hiểu là những người làm phim thật sự quên hay là không dám đưa vào. Lịch sử không được phép che giấu cái gì hết, đất nước đau thương đã có một lũ bù nhìn như thế, thì hãy viết ra để cho hậu thế biết mà lên án, mà tránh đi:
Chính phủ bù nhìn sống bằng cơm Nhật 4 tháng đã làm gì:
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi tình hình chiến tranh Thái Bình Dương thay đổi bất lợi, Nhật thay đổi chính sách và đảo chính Pháp, bắt giam các tướng lãnh và tước khí giới của quân đội Pháp ở Đông Dương.
Sau cuộc tập kích bất ngờ vào quân Pháp đêm 9-3-1945, vấn đề quan trọng nhất đối với quân Nhật là duy trì bằng được "trật tự và ổn định" nhằm tìm nguồn cung ứng vật chất tại chỗ cho gần 100.000 lính Nhật, cũng như để cung cấp cho việc phòng thủ nước Nhật trước đà tấn công của quân Đồng Minh. Tuy nhiên, đúng lúc đó, bộ máy hành chính thực dân mà Nhật kế thừa từ Pháp đã tan rã, vì thế việc thành lập "bộ máy tự trị bản xứ" là âm mưu của phat-xit Nhật sáng tạo ra trước giờ hấp hối như một liều thuốc cấp cứu nhờ vào bù nhìn Trần Trọng Kim kẻ đứng đầu của cái gọi là "Đế quốc Việt Nam" được đẻ ra trong bối cảnh như thế đó !
Cái gọi "Chính phủ Đế quốc Việt Nam" ra đời , ăn mặc sang trọng thì ngoài phố hàng ngàn người chết đói nằm khắp nơi |
Ngay từ đêm 8/3, quân Nhật Bản đã được phái đến canh giữ nghiêm ngặt nhà của các quan lớn trong triều Nguyễn. Họ giữ các quan này ở trong nhà để chờ lệnh từ chỉ huy Nhật. Theo lời kể của "đại thần" Phạm Quỳnh, quân Nhật đi tìm tất cả các nhân vật quan trọng trong Viện cơ mật và giam họ lại một chỗ. Đến sáng 9/3, khi đã đưa được Bảo Đại về kinh đô, tên sĩ quan Nhật là Yokoyama đưa cho họ 2 văn bản đã viết sẵn: Bản tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước nhà Nguyễn đã ký với Pháp và Bản tuyên bố giải tán Viện cơ mật, tất cả nhằm dọn đường cho việc thành lập nội các Đế quốc Việt Nam. Yokoyama nói thẳng "tôi cho các vị 15 phút để suy nghĩ". Trong hoàn cảnh đó, các quan nhà Nguyễn không muốn ký cũng không được.
Nội các của Đế quốc Việt Nam ra mắt vào ngày 19/4/1945. Nó bao gồm phần lớn là những nhà trí thức, chuyên môn mà trước đó không nằm trong các đảng phái cách mạng chống Pháp (tức không có thành phần Việt minh-Cộng sản).
Mới ra mắt được 4 tháng, ngày 5/8/1945, hàng loạt thành viên nội các Trần Trọng Kim xin từ chức: 3 bộ trưởng xin từ nhiệm, Bộ trưởng Vũ Ngọc Anh qua đời vì trúng bom máy bay Mỹ. Các bộ trưởng khác tuyên bố bất lực, bởi không thể làm được việc gì nếu không được cố vấn tối cao Nhật đồng ý, trong khi vua Bảo Đại chỉ lo ăn chơi, săn bắn mà không quan tâm đến chính trị. Trần Trọng Kim cố gắng liên hệ nhưng các nhân vật cấp tiến đều khước từ cộng tác, đến đầu tháng 8 chính Trần Trọng Kim cũng nói mình bị "tăng huyết áp" và không ra khỏi nhà. Ban đầu Trần Trọng Kim ảo tưởng tin vào Nhật; nhưng khi trực tiếp được làm “thủ tướng bù nhìn” được 4 tháng, Kim đã tự nhận thấy mình là "con bù nhìn chính hiệu" để cho phát-xít Nhật giật dây, kéo dài sự chiếm đóng VN nữa mà thôi.
(Còn nữa)
Những ngụy quyền không quan trọng trong lịch sử thì lướt qua cũng được nhưng đúng là bộ phim đã bỏ qua các cuộc khởi nghĩa tiền CMT8, trong đó có nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp - Nhật, phong trào dân chủ, phong trào kháng Nhật cứu nước ngay trước CMT8. Cao trào kháng Nhật là tiền đề của CMT8, vì ta cướp chính quyền từ tay Nhật, giành chính quyền về tay chính quyền nhân dân.
Trả lờiXóaBộ phim dài kinh dị đến thế mà bỏ qua giai đoạn lịch sử khởi nghĩa chống Nhật tiên đề của CMT8 là một thiếu sót quá lớn và khó hiểu.
Bộ phim cũng lạm dụng danh từ "Việt Nam Cộng Hòa" quá nhiều khiến có cảm tưởng như xem 1 bộ phim của Wiki hải ngoại hay ở Mỹ. Nói chung là không thích phim này.
Đúng vậy, bộ phim này cần phải được đính chính và điều chỉnh một cách nghiêm túc
XóaBộ phim này không hiểu do quá qua loa vội vã hay gì mà nói về sự kiện trọng đại CMT8, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập và bầu cử Quốc Hội 1946 với Hiến Pháp đầu tiên quá hời hợt và nghiêm trọng nhất là bỏ qua hoặc lướt qua những tiền đề dẫn đến CMT8. Một trong những tiền đề không thể thiếu đó là cao trào kháng Nhật, cứu nước, bị bỏ qua không được đề cập. Khó hiểu!
Trả lờiXóaDựng phim lịch sử phải tôn trọng lịch sử
Trả lờiXóađúng đó bạn
Xóa