Muốn chia sẻ với bạn bè và người đọc về quan điểm về chính trị, về đất nước, quê hương, bè bạn
Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021
MỘT VỤ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH KẺ PHẢN BỘI
Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021
MẠ ƠI, BÂY GIỜ EM Ở ĐÂU ?
(Ký ức chiến trường - Viết nhân ngày PNVN 20-10-2021)
Đầu năm 1965, quân ngụy bắt đầu hỗn loạn, chúng co cụm về các thị xã, thị trấn hoặc dọc đường Quốc lộ số 1 mà không dám đi càn quét sâu vào vùng giải phóng nữa. Vùng giải phóng được mở rộng tạo thành thế bao vây hết các thị xã thành phố miền Nam. Nhiều thanh niên trong vùng ngụy kiềm kẹp thoát ly vào vùng giải phóng nhập ngũ, loạt thanh niên ở Nghĩa Hiệp chạy vào vùng giải phóng xin nhập ngũ năm ấy có tôi và Khoa. Tôi được đơn vị chú ý cho luyện tập kỹ năng tác chiến, nghiệp vụ trinh sát chỉ vài tuần đã trở thành một chiến sĩ trinh sát thực thụ. Lúc bây giờ đại đội huyện mới được có hai trung đội, người ta không gọi là trung đội một, hay trung đội hai mà lại gọi mật danh, đó là trung đội 275 và trung đội 268 có lẽ là lấy ngày, tháng thành lập trung đội mà đặt tên.
Tổ trinh sát của đại đội C16 chỉ có 3 người, tôi, Khoa và Đá, chúng tôi coi nhau như anh em ruột thịt, tôi và Khoa cùng tuổi 17, còn Đá chỉ nhích hơn một chút 18 tuổi. Đá người An Lạc Bắc, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, tuổi thiếu niên không được đến trường phải ở chăn trâu cho người chú ruột cũng lam lũ nghèo khổ. Khoa thì học đến lớp nhất (lớp 5 bây giờ) phải nghỉ học cũng vì điều kiện kinh tế gia đình, chỉ có tôi là được học trội hơn, học hết cấp 2 thời ấy. Chúng tôi được đại đội giao nhiệm vụ đi chuẩn bị chiến trường liên tục, có lẽ là chỉ huy muốn thử thách chúng tôi. Những đồn Núi Đất, Hải Châu, Hải Thuyền, Núi Ông... chúng tôi vào ra dễ dàng, các báo cáo hoàn thành chuẩn bị chiến trường và đề xuất tác chiến đều được chỉ huy Đại đội khen ngợi, so với Đá và Khoa thì tôi chậm và nhát hơn họ, bù lại tôi có khả năng vẻ bản đồ và thuyết minh lưu loát..nên chúng tôi bù cho nhau mà tiến !
Sau những trận đánh thì được nghỉ ngơi và huấn luyện, bây giờ đơn vị tôi đóng quân trong nhà dân ở Lâm Hạ, Đức Phong... đây là vùng giải phóng, phần đông người Lâm Hạ làm nghề trồng thuốc lá, đó là nghề truyền thống và thuốc rê Trà Niên nổi tiếng ở miền Trung vì nó cho vị thơm ngon, hút nặng nhưng không gắt, ai hút cũng đều khen như thế. Người Lâm Hạ nghèo nhưng chất phác và hiền lành, khu vực chúng tôi đóng quân các gia đình đều không có hàng rào mà nhà này sang nhà kia đi lối nào cũng được, thỉnh thoảng trong vườn người ta trồng ít cây đào lộn hột (cây điều) để lấy bóng mát...Nhà kế bên có một thiếu nữ rất xinh đẹp cũng trạc bằng tuổi bọn trinh sát chúng tôi, ban đầu chúng tôi làm quen nhau rất rụt rè, nhưng sau những buổi liên hoan văn nghệ giữa bộ đội và nhân dân địa phương, dần dần chúng tôi quen nhau lắm từ bao giờ mà không biết. Mạ là tên cô gái đó, Mạ cũng mồ côi cha mẹ và ở với một bà dì đã có tuổi. chúng tôi và Mạ cũng thường trò chuyện, học hát, tập đàn với nhau dưới tán những cây điều trong vườn nhà cô ấy.
Tuổi mười bảy cũng là tuổi đà biết yêu đương, bồng bột rồi, nhưng hồi đó tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện yêu đương, tình tứ mà chỉ lo luyện tập để hoàn thành nhiệm vụ của đại đội giao và nhiều khi trong lòng ngẩn ngơ tiếc nuối nhớ thuở còn là học sinh trung học, ngày ngày cùng bạn bè hai buổi đến trường học tập, vui tươi lắm, bỗng chiến tranh đến mà phải trở thành dang dở...
Nhưng trong tổ trinh sát của chúng tôi thì Đá đã để ý và yêu Mạ từ lúc nào tôi không biết, một hôm Đá đưa cho tôi một gói thuốc lá Rubi và thầm thì bảo "Tớ nhờ cậu một chút việc quan trọng nhé..." Tối đó khoảng hạ tuần tháng 10 tôi nhớ là trời quê tôi vào ngày ấy tháng 10 trời mưa rất to... Đá bảo là rất yêu Mạ và muốn nói với cô ấy biết nhưng không dám, Đá muốn nhờ tôi viết hộ cho Đá một bức thư gửi cho Mạ để bày tỏ tình cảm của mình với Mạ...Tôi chưa viết thư tình bao giờ, nhưng cũng đã thuộc nhiều bức thư tình mẫu và tôi chọn lọc từ ngữ cho phù hợp với tâm tư của Đá mà tâm tình với Mạ, viết thư xong, tôi đọc cho Đá nghe, Đá thấy vừa lòng lắm và dặn tôi mai nhờ đưa tận tay cho Mạ ! Sau này tôi tự trách mình ghê lắm, sao mà tôi lại dễ tính thế, chỉ giúp Đá cái mà Đá không làm được, đằng này lại giúp luôn cái mà Đá đáng lẽ phải làm...Sáng hôm sau khi thấy Mạ đi bón phân cho cây thuốc lá về, nàng ghé mắt về phía nhà chúng tôi như đợi chờ xem có ai rỗi thì rủ sang chơi, tôi nhanh chóng chạy ra đưa cho em lá thư của Đá mà không nói năng gì, và hình như hai người đều thấy hồi hộp, bẽn lẽn...
Ảnh Minh Họa |
Đọc thư rồi có lẽ Mạ giận tôi vì đã vừa viết thư hộ cho Đá mà còn vừa làm con "chim xanh" vô duyên cho mối tình không thành này nữa... Sau chuyện này có lẽ Mạ giận tất cả chúng tôi nên em không bạo dạn như trước nữa và luôn lẫn tránh chúng tôi cho đến ngày chúng tôi chia tay để chuyển quân ra mặt trận vì tình hình quân Mỹ đã đổ bộ vào Đà Nẵng, chiến sự căng thẳng leo thang từng ngày...hôm ấy nàng không nói gì nhiều với chúng tôi, chỉ thấy nàng buồn lắm và đôi mắt đỏ hoe...
Ngày 23 tháng 2 năm sau thì Khoa hy sinh ngay trên quê hương của mình khi đơn vị chúng tôi đánh phục kích vận động tiêu diệt đại đội bảo an số 339 của ngụy ở Nghĩa Hiệp quê tôi; tháng sau nữa thì Đá hy sinh ngay ở Sân bay Quảng Ngãi khi đơn vị chúng tôi tập kích một đại đội Cộng hòa đóng bảo vệ bên ngoài, tôi thì được đơn vị cử đi học lớp cán bộ trung đội...
Từ ngày ấy chúng tôi và Mạ không có tin tức gì với nhau nữa. Đến một ngày vào mùa thu năm 1970, trời miền núi mùa Thu mưa tầm tã. Lúc bây giờ tôi đã về đại đội C21 đặc công Quảng Ngãi đang hành quân ra mặt trận, cùng đơn vị mình nghỉ chân phía thượng nguồn con suối Lâm, bỗng từ xa xa tôi thấy ai có dáng thân quen quá, và đó chính là Mạ, em cùng bộ phận dược H10 vận chuyển thuốc men và dụng cụ cứu thương cũng cùng tôi ra mặt trận. Sau bốn năm trời hôm nay mới gặp nhau, không trò chuyện được nhiều chỉ hỏi thăm nhau qua mấy năm xa cách. Em cũng vào bộ đội học nghề dược và em nói sau khi các anh đi thì em cũng vào bộ đội. Qua ánh mắt tôi biết Mạ vẫn còn giận tôi vì cái chuyện vô duyên ngày xưa ấy và bây giờ chiến trường căng thẳng lắm không phải là lúc giải bày...Năm sau tôi bị thương nặng nằm ở Viện B23 Trà Bồng, nghe tôi bị thương em tìm cách đến thăm, nhưng khi đến được thì tôi đã chuyển đi ra Bắc rồi...
Thế là xa mãi người em gái thân mến năm xưa, bao năm trôi qua, cuộc đời của em giờ đã ra sao, bao nhiêu lời hỏi thăm, biết bao nhiêu là tin nhắn mà chẳng biết bây giờ em đang ở nơi đâu !
Trung Hiếu
Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021
ÂM MƯU GIẢI THIÊNG ANH HÙNG LÊ VĂN TÁM CỦA PHAN HUY LÊ BỊ THẤT BẠI NHỤC NHÃ !
Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021
PHAN HUY LÊ CANH CÁNH MỘT ĐIỀU LÀ LÀM SAO RỬA MẶT CHO PHAN THANH GIẢN !
Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021
TÂM SỰ VỚI TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG
TÂM SỰ VỚI
TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG
Vừa qua , ngày 30/10/2021 Theo Thông báo của Ủy Ban kiểm tra TW Đảng về việc kỷ luật một loạt các sĩ quan cao cấp gồm 9 tướng (có 2 trung tướng, 7 Thiếu tướng) đều vi phạm các lỗi gần giống nhau là:
"Bản thân các đồng chí suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, mua sắm vật tư, phê duyệt thanh, quyết toán xăng dầu nhưng thiếu kiểm tra, giám sát, dẫn đến gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước, thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu trên biển, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm; xử lý vi phạm không đúng quy định, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.v.v..."
Trước đó vài ngày Ban
Kiểm Tra Trung ương Đảng cũng ra thông báo là Nguyên Bộ trưởng bộ Công thương
ông Trần Tuấn Anh (Nay là UVBCT), và Nguyên bộ trưởng bộ tài chính ông Đinh
Tiến Dũng(Nay là UVBCT) cũng có những khuyết điểm lớn trong thời gian đương chức bộ trưởng và buộc phải kiểm điểm.
Đây là điều rất đau lòng cho toàn Đảng,
toàn dân. Nhiều người bộc phát nói: "Cảm thấy vừa mừng, vừa đau đớn, mừng vì bọn tham nhũng trong Đảng
được vạch mặt, còn đau buồn vì trong Đảng có những người cán bộ rất cao cấp lại vi phạm
pháp luật, đạo đức lối sống của người Đảng viên hết sức nghiêm trọng , dẫn đến
mất uy tín nghiêm trọng cho Đảng ta như vậy !"
Là một Đảng viên có 53 tuổi Đảng, và là
một CCB đã chiến đấu khốc liệt với Mỹ-Ngụy ở chiến trường đủ 10 năm, là thương binh hạng 2/4; còn về gia đình thì đã có tới 3 người hy sinh cho Cách mạng Giải phóng miền Nam, Mẹ thì bị ngụy quyền Sài
gòn bắt giam trong tù, bị kẻ thù đánh đập, tra tấn vô cũng dã man trong một
thời gian dài khi Mỹ-ngụy còn kiềm kẹp.
Tuy nhiên bản thân tôi thấy rất
chân thành cảm ơn Đảng, cảm ơn Cách mạng do Bác hồ lãnh đạo đã giải phóng Quê
hương miền Nam ra khỏi nanh vuốt quân thù, nhờ Cách mạng mà Nhân dân ta được tự
do, độc lập, đất nước được đổi mới, nhân dân ta ngày càng No ấm và Hạnh phúc.
Nhờ có cách mạng mà gia đình tôi hiện nay cả bên nội, bên ngoại đều hưởng được
phúc lợi của xã hội, như lương hưu, tiền thương tật, tiền gia đình có công với
Cách mạng; con cái tôi đều được học
hành và đã trưởng thành, có công ăn việc
làm ổn định trong chế độ mới. Một Chế độ
do Đảng ta lãnh đạo như vậy cần phải được bảo vệ và duy trì để tiếp tục tiến
tới đạt những chỉ tiêu quan trọng như Nghị quyết của Đại hội Đảng XIII đã đưa
ra. Tôi nhận định rằng, nếu chế độ này mất, cái lớn nhất là Nhân dân ta , Đất
nước ta bị mất Độc lập và Tự do ; nhỏ
hơn và riêng tư hơn, là gia đình tôi mất lương hưu, mất phúc lợi. Mất tất cả là
mất Tự do và nguy hại hơn là máu sẽ đổ. Những hậu quả của các "cuộc cách
mạng màu" đã cho chúng ta thấy phần
lớn những người làm cho chế độ cũ thường bị cướp hết quyền lợi và thậm chí còn
bị trả thù hoặc bị giết chết !
Do đó theo quan điểm của tôi phải bảo vệ cho bằng được sự an toàn của Đảng, của chế độ ta ! Với tâm tình của một người đảng viên tôi có tâm sự với Tổng bí thư vài điều theo quan điểm hiểu biết và thẳng thắn của mình nhằm bảo vệ chế độ:
1/ CÔNG TÁC CÁN BỘ PHẢI THAY ĐỔI:
Theo chủ quan của tôi, trên thế giới chẳng ở đâu mà có quá nhiều cán bộ cao cấp hư hỏng hàng loạt như vậy, các đồng chí cử tướng lĩnh Cảnh sát biển ra bảo vệ Biển của Tổ Quốc mà đều bị vi phạm pháp luật nghiêm trọng từ Chính ủy, Tư lệnh Trung ương đến các Chính ủy và Tư lênh các vùng thì lấy ai mà giữ Tổ quốc khi giặc đến... Sự vi phạm này diễn ra hàng chục năm trời mà không phát hiện để đến bây giờ...Trách nhiệm này cần phải đặt ra với:
1/ Bộ chính trị, Thủ tướng chính phủ, Bộ quốc phòng phải chịu trách nhiệm về công tác đề bạt cán bộ, về phẩm chất cán bộ được đề bạt và việc giới thiệu cán bộ. Nếu một người chỉ huy hay một cán bộ cao cấp có dấu hiệu sai phạm, nếu là một Bộ chính trị , một Thủ tướng ,một Bộ quốc phòng sẽ phải lập tức uốn nắn, phê phán dẫn hướng cho họ quay lại. Nhưng nay đã để họ đi sâu vào tội lỗi lớn quá, nghiêm trọng quá chẳng qua là thiếu kiểm tra người mà mình đề bạt. Người ta nói:"nhân bất thập toàn", hay "là người ai cũng có khuyết điểm" đúng, ai cũng có khuyết điểm, nhưng không phải ai cũng vi phạm pháp luật như số cán bộ cao cấp trên kia, nguyên nhân chính đó là vì CÔNG TÁC CÁN BỘ !
Một Trần Văn Nam bí thư Bình Dương, kẻ đã vi phạm pháp luật Nhà nước về đất đai khi còn là Phó chủ tịch tịch tỉnh đã bị Công An huýt còi cảnh báo, nhưng rồi hắn vẫn lên chủ tịch, phó bí thư rồi Bí thư tỉnh ủy, hai lần Ủy viên Trung ương Đảng, cũng chẳng qua là vì CÔNG TÁC CÁN BỘ bị tha hóa, tha hóa tức là chạy chọt, hối lộ, mơn trớn, vây cánh, cả nể, đền ơn, xuê xoa vậy ! Công tác cán bộ mà như vậy là xa lạ với lời dặn và tấm gương của Bác Hồ và những Lãnh đạo tiền bối của Đảng ta vậy !
Kết luận vấn đề Công tác cán bộ tôi xin trích dẫn một câu nói nổi tiếng của nhà Triết học Trung Hoa, Khổng Tử cách đây hơn 2000 năm :" Người không phải họ hàng ta, nhưng giỏi, đạo đức tốt mà ta không đề bạt là ta bất nhân. Người họ hàng ta giỏi,có đạo đức tốt mà ta không đề bạt là ta bất nghĩa vậy !"
2/ĐẢNG PHẢI CÓ CHÍNH SÁCH CHỐNG THAM NHŨNG HỮU HIỆU:
Công tác phòng chống
tham nhũng cũng giống như công tác phòng
chống cháy nổ vậy, phòng cháy tốt hơn là
chủ quan không phòng để khi cháy mới lo đi chữa cháy; công tác chống tham nhũng
cũng vậy !
Đồng chí Tổng bí thư có trách nhiệm và tâm huyết chống tham nhũng rất cao, và
kết quả là nhiều Ủy viên Bộ chính trị, nhiều ủy viên trung ương đảng, nhiều
tướng tá bị kỷ luật, hay vào tù vì tham
nhũng; điều này đã làm cho toàn đảng và
Nhân dân ghi nhận. Tuy nhiên nạn tham nhũng vẫn còn phổ biến, ngày càng nghiêm
trọng. Đồng chí TBT thường kêu gọi "Con người ta nhân phẩm mới là quý
nhất, tiền bạc không quý bằng", hay "Tiền nhiều để làm gì, chết có
mang đi được đâu". Thưa đồng chí: đối với bọn tham nhũng thì kêu gọi và
than vãn như vậy không có hiệu quả, mà chỉ có pháp luật mới làm chúng sợ, khi
nào tham nhũng bị tố giác và lập tức kẻ tham nhũng bị tước đọat hết số của cải
mà hắn cướp đoạt và hắn phải bị vào tù tương xứng với tội lỗi mà hắn gây ra thì
hắn mới lo sợ, và sẽ không dám nghĩ đến tham nhũng nữa. Khi mà Bộ luật hình sự
và các Cơ quan thực thi pháp luật của ta còn lỏng lẻo, còn hàm ý bênh vực kẻ
tham nhũng, thì không bao giờ hết tham
nhũng trong hàng ngũ cán bộ của Đảng. Hãy nghiêm túc học tập gương chống tham
nhũng của Bác Hồ, nếu không , niềm tin
vào Đảng ta - một Đảng lành mạnh- của Nhân
dân vẫn chỉ là kỳ vọng !
3/ CHỐNG THAM NHŨNG KINH TẾ PHẢI ĐI ĐÔI VỚI CHỐNG THAM NHŨNG CHÍNH TRỊ, LỊCH SỬ:
Đồng chí TBT thường nói tham nhũng là nội thù, và kẻ tự diễn biến, tự chuyển hóa cũng là nội thù. Tiếc là Đảng ta vẫn còn coi nhẹ với loại tội phạm thứ 2 này, nếu bọn phản bội lịch sử Dân tộc , bọn giải thiêng Anh hùng cách mạng, bọn xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng bằng xuyên tạc lịch sử mà không bị trừng trị thì sự an nguy của Đảng , của chế độ vẫn thường xuyên bị đe dọa :
a/ Đảng phải có trách nhiệm làm rõ tội phạm giải thiêng Anh hùng Lê Văn Tám của ông Phan Huy Lê:
Năm 2005, ông Phan Huy Lê, lúc đó là Chủ tịch Hội sử học
Việt Nam, đã viết trên tạp chí Xưa và
Nay rằng:"Anh hùng Lê Văn Tám là không có thật, đó chỉ là chuyện bịa
của Nhà sử học Trần Huy Liệu, nhằm kích
động mọi người tham gia kháng chiến, và cụ Trần Huy Liệu trăng trối với ông Phan Huy Lê rằng, hãy nói lại cho nhân dân
biết sự thật này. Chuyện này đã gây là một làn sóng phản kháng rất lớn trong
Nhân dân, trong hàng ngũ Cựu chiến binh, trong
tầng lớp những trí thức lớn Cách mạng
với ông Phan Huy Lê từ đó đến nay. Đảng ta đã biết ông Lê nói dối, bởi vì các Danh hiệu, Đài kỷ niệm, những Con
đường, Trường học, Nhà hát, Công viên mang tên người Anh hùng Thiếu niên Lê Văn
Tám vẫn giữ nguyên mà không bị xóa đi. Tuy nhiên Nhân dân cần một tuyên bố công
khai của Đảng thay vì giữ âm thầm làm cho kẻ phản bội không bị trừng phạt, còn
kẻ thù thì hí hửng, huênh hoang, khiêu
khích, chúng có cớ tiếp tục giải thiêng
Anh hùng Cách mạng và xuyên tạc lịch sử của Dân tộc. Đảng là người lãnh đạo
tuyệt đối, trong đó có lĩnh vực lịch sử, thì Đảng phải có trách nhiệm làm rõ
trắng đen chuyện này để thông báo cho
Nhân dân có thông tin đúng sự thật.
b/ Bỏ chữ ngụy quân, ngụy quyền trong sách lịch sử, sách giáo khoa và phim ảnh là phản bội Lịch sử cần phải bị trửng phạt:
Gần đây trong bộ "Thông sử " 15 tập do Viện sử học phát hành, sách do ông Trần Đức Cường chủ biên, tại tập 12 những người soạn sử đã vô cớ xóa bỏ các từ ngụy quân, ngụy quyền, cụm từ để chỉ bọn bù nhìn làm tay sai cho thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, với sự giải thích là "Cụm từ này là không lịch sự, mang tính áp đặt, có tính miệt thị và nó không chỉ bản chất của đối tượng, nên phải bỏ, vì sử viết cho cả Quốc tế cần có từ ngữ văn minh...". Việc làm này của những người soạn sử là trái với Sự thật lịch sử của Dân tộc ta, nhất là trái với lịch sử hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm do Đảng ta lãnh đạo, mà trong đó Hồ Chủ tịch thường dùng các từ ngụy quân, ngụy quyền, ngụy binh, ngụy vận ...tại các chỉ thị của Người trong lãnh đạo hai cuộc kháng chiến thắng lợi. Sau bộ thông sử 15 tập do Trần Đức Cường chủ biên, tiếp theo là bộ Quốc sử 25 tập , do Phan Huy Lê chủ biên, thì những người phản bội lịch sử vẫn tiếp tục thực hiện ý đồ của mình như đã nêu trên.
Vậy chúng tôi muốn biết của quan điểm của Đồng chí Tổng bí thư, và tập thể Trung ương Đảng về việc bỏ cụm từ ngụy quân, ngụy quyền trong các bộ sách lịch sử được biên soạn nếu trên.
Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, người lãnh đạo mọi thắng lợi của Nhân dân ta, thì mọi thứ chính, tà đều cần phải rõ ràng, Trung thực và Chân chính. Nhờ đó mà Đảng ta đã đi hết từ thắng lợi này, đến thắng lợi khác. Nhân dân đang trông chờ các giải thích, các quyết sách của Đảng. Khi đã trong sáng, rõ ràng thì nguyện ước của các Đảng viên và Nhân dân là tâm huyết đi theo Đảng đến cùng, bởi vì ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam không thể có một tổ chức nào đủ sức mạnh, uy tín, tình cảm, quyết sách đúng đắn để lãnh đạo Cách mạng Việt Nam tiến tới Vinh quang .
Kính chúc đồng chí Tổng bí thư sức khỏe để lãnh đạo Đảng ta tiếp tục tiến lên giành thắng lợi to lớn trong nhiệm kỳ mới !
Chế Trung Hiếu
Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021
DỌN ĐƯỜNG XÉT LẠI LỊCH SỬ
DỌN ĐƯỜNG XÉT LẠI LỊCH SỬ
Nhằm đạt mục đích cuối cùng là xoá bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS và lật đổ chế độ XHCN ở Việt nam. Sau khi âm mưu " chuyển lửa về quê nhà " thất bại trên đất nước ta. Bằng nhiều thủ đoạn lưu manh, thâm độc, những năm 90 của thế kỷ XX giới sử học "cấp tiến " đã liên minh chặt chẽ với các thế lực chống cộng trong và ngoài nước mở hàng loạt chiến dịch lũng đoạn, phá hoại tư tưởng niềm tin người dân vào vai trò của Đảng với Lịch sử truyền thống dân tộc. Chiêu trò đánh tráo khái niệm, cào bằng Lịch sử từng bước có hiệu quả trên khắp cả nước. Bị người dân và cộng đồng mạng yêu nước chân chính, kịch liệt lên án phản đối cái gọi là góc " nhìn mới " về lịch sử của các nhà lật sử, ( được giới học giả cực đoan lưu vong tâng bốc là " nhà sử học chánh thống")
Để thăm dò dư luận và dọn đường cho âm mưu dựng dậy thây ma ngụy quyền Sài gòn, để đặt ngang hàng với chính quyền VNDCCH..Và tẩy trắng tội ác làm tay sai cho Đế quốc Mỹ chống lại nhân ta...và xóa sạch tội ác của ĐQ Mỹ và chư hầu trong chiến tranh Việt nam 1954-1975.
Họ vụ cáo các nhà Sử học Việt Nam trước đây sai lầm trong vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã sa vào chủ nghĩa giáo điều, máy móc, từ đó phủ nhận tất cả Công lao của nhà Nguyễn. Làm cho di sản lịch sử ,văn hóa dân tộc đã bị hủy hoại, là một trong những lỗ hổng của lịch sử VN . Nên đòi hỏi người làm sử hôm nay phải đánh giá lại một cách khách quan và đầy đủ hơn?
Với cách nhìn bệnh hoạn đó.Ngay từ những năm 80, 90 của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI. Với uy quyền của Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam, Gs Phan Huy Lê cùng với Dương Trung Quốc, tổng thư ký HKHLS VN, GS Huỳnh Lứa, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP HCM, PGS TS Võ Xuân Đàn và Ông Nguyễn Hạnh , Phó Tổng Biên tập Tạp chí Xưa & Nay và cựu học sinh trường Phan Thanh Giản, Bến tre định cư ở nước ngoài, Tổ chức nhiều cuộc hội thảo tọa đàm phục hồi, rửa nhục cho " Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn. Trong đó có nhiều Hội thảo và toạ đàm đã đánh giá lại nhân cách, công lao, cuộc đời, sự nghiệp của Phan Thanh Giản, Nguyễn Ánh và Trương Vĩnh Ký ?
Ngày 20/01/2008, Viện Sử học VN ra văn bản quyết định công nhận Nguyễn Ánh, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký là danh nhân, đại học sỹ yêu nước, có những đóng góp xứng đáng về chính trị, ngoại giao, văn hóa cho đất nước.
Ngày 24/01/2008 Cục Di sản Văn hoá ra chỉ thị kiểm kê, phục dựng, trùng tu các di tích văn hoá liên quan đến Phan Thanh Giản. Cho phép Tỉnh Bến Tre, Đồng tháp lập đền thờ, dựng tượng Phan Thanh Giản,Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Ánh.
Ngày 14/10/2009 Cần Thơ, tổ chức Hội thảo lấy tên Phan Thanh Giản thay cho tên trường Châu Văn Liêm.
Những cuộc hội thảo, tọa đàm này là mũi dao đâm thẳng vào trái tim dân tộc, giới sử học chân chân chính và nhân dân Việt Nam. Ngược lại, đây là niềm vui vỡ oà của giới sử học, học giả, các tổ chức phản quốc lưu vong, CCCĐ tại Mỹ, Úc, Canada... ghi ơn các nhà sử học " Chánh thống " đồng hành, kiên trì giải oan cho các " đại học sỹ và danh nhân yêu nước hơn 150 năm oan nghiệt."
Sau những Hội thảo, tọa đàm " đột
phá-chạy tội" cho chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn cùng với việc cho phép
lập đền thờ,dựng tượng ác nhân, tội đồ Nguyễn Ánh, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh
Ký tại một số tỉnh Nam bộ, đã gây nhức nhối, bức xúc cao độ trong truyền thông
chính thống, các tầng lớp nhân dân nặng lòng với lịch sử dân tộc.Tượng Phan Thanh Giản được chúng dựng lên ở Vĩnh Long
Trước làn sóng phản bác của truyền thông chính thống, học giả và nhà sử học chân chính, buộc Viện sử học và cục Di sản tạm dừng cấp phép gắn tên Phan Thanh Giản cho một số trường học, thay tên các anh hùng dân tộc.
Thế nhưng chỉ một cuộc điện của Ts Huỳnh Long Vân từ Úc châu cho Ông TS Đặng Văn Bài cục trưởng và ông TS Nguyễn Quốc Hùng cục phó cục Di sản Văn hoá. Và cuộc gặp mặt trực tiếp giữa Ts Huỳnh Long Vân, Huỳnh Thị Kim Chung, Gs Nguyễn Trung Quân( cựu hiệu trưởng trường Trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ) với Cục Di sản Văn hoá và một số cơ quan chức năng TƯ (. vào trung tuần tháng 5/2008 ). Ông Ts Việt kiều" yêu nước ", tỉnh Bến Tre và Cần Thơ, Vĩnh Long, được cấp Quyết định cho phép đặt tên Phan Thanh Giản cho trường học ...và được phép tôn tạo, phục dựng các đi tích văn hoá liên quan đến Phan Thanh Giản.
Tháng 8/2008 Khánh thành tượng Phan Thanh Giản tại Vĩnh Long. 18/4/2009 hoàn thành và an vị tượng Phan Thanh Giản tại Văn Thánh Miếu. Cuối năm 2008 Bến tre khánh thành tượng Phan Thanh Giản tại Trường THPT Ba Tri. Ngày 21/5/2009 Cần Thơ tổ chức Hội thảo trả lại tên trường Phản Thanh Giản Cần Thơ.
Năm 2009 và sau đó, nhiều học giả, nhà báo phê phán chiến dịch dọn đường, thăm dò dư luận của Gs Phan Huy Lê. Đồng thời " Đánh thức", cảnh báo với các cấp quản lý Viện sử học, Cục Di sản Văn hoá quốc gia về Tư tưởng xét lại lịch sử của Phan Huy Lê và học trò. Nhưng tất cả đều rơi vào im lặng ? Tạo điều kiện cho Phan huy Lê chiêu mộ lực lượng đẩy mạnh âm mưu Xét lại Lịch sử lên tầm " chiến lược" ?
Là công dân sống làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, chúng tôi được quyền kiến nghị, yêu cầu các cơ quan chức năng của Đảng, nhà nước làm rõ bản lĩnh chính trị, tư tưởng, trách nhiệm của các cơ quản lý Gs Phan Huy Lê, Viện sử học Việt Nam, Cử nhân Dương Trung Quốc và Cục Di sản Văn hoá quốc gia, đã vô tình ủng hộ tư tưởng xét lại lịch sử với cái gọi là "cách nhìn mới về lịch sử " của Gs Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Đức Cường, Nguyễn Nhã... đã khuấy đảo niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của về bảo vệ Lịch sử của dân tộc./.
BH.
Quý vị tìm đọc.
- Vũ Hạnh công an Tp HCM 2009 với bài " Đột phá Hay chạy tội",
- Nguyễn Khải Hoàn với bài " Dựng tượng Phan Thanh Giản dạy chúng ta bài học gì?" Văn nghệ Tp HCM số 53 tháng 3/2009
- Hoàng Lại Giang với: "Trao đổi với đồng nghiệp". Văn Nghệ TW số 11, tháng 03/2009.
- Cao Đức Trường: Đâu là “Sử học minh họa” và đâu là “Sử gia công chức”. Văn Nghệ TP HCM số 49, tháng 02/2009.
- Đặng Trần Nguyên: "Lẽ phải và lòng người." Văn Nghệ TP HCM s ố 50, tháng 02/2009.
- Lê Văn Duy: "Quê hương Đồng Khởi dựng tượng Phan Thanh Giản?" Văn Nghệ TP HCM số 51, tháng 02/2009.
- Nguyễn Văn Thịnh: " Đừng tung hỏa mù vào lịch sử ". Văn Nghệ TP HCM số 49, tháng 02/2009.
- Nguyễn Văn Thịnh: "Dựng tượng ai?" Văn Nghệ TP HCM số 56, tháng 04/2009.
- Nguyễn Văn Thịnh - Nhị Hà: " Phan Thanh Giản & Trương Vĩnh Ký những tội đồ của lịch sử ". Văn Nghệ TP HCM s ố 52, tháng 03/2009.
- Nhị Hà: " Vị quốc vong thân và mại quốc - không thể đánh đồng." Văn Nghệ TP HCM số 51, tháng 02/2009.
- Nhị Hà: Sự thật lịch sử chỉ có một. Văn Nghệ TP HCM số 56, tháng 04/2009.
- Trí Nhân: Vài lời đàm với ông Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam. Văn Nghệ TP HCM số 50, tháng 02/2009.
- Trương Sinh: Sao tỉnh Bến Tre lại dựng tượng Phan Thanh Giản? Văn Nghệ TP HCM số 54, tr.1, 18, tháng 03/2009.
- Vũ Hạnh: Vương Triều Nguyễn dưới mắt người xưa. Văn Nghệ TP HCM s ố 52, tháng 03/2009.
- Vũ Hạnh - Dương Linh: "Có lẽ phải mới thuận lòng người". Văn Nghệ TP HCM số 52, tháng 03/2009.
..........................................
<iframe src="https://www.facebook.com/plugins/post.php?href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2Fpermalink.php%3Fstory_fbid%3D112939341143686%26id%3D100072828601470&show_text=true&width=500" width="500" height="787" style="border:none;overflow:hidden" scrolling="no" frameborder="0" allowfullscreen="true" allow="autoplay; clipboard-write; encrypted-media; picture-in-picture; web-share"></iframe>