Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

DỌN ĐƯỜNG XÉT LẠI LỊCH SỬ

 

DỌN ĐƯỜNG XÉT LẠI LỊCH SỬ

Nhằm đạt mục đích cuối cùng là xoá bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS và lật đổ chế độ XHCN ở Việt nam. Sau khi âm mưu " chuyển lửa về quê nhà " thất bại trên đất nước ta. Bằng nhiều thủ đoạn lưu manh, thâm độc, những năm 90 của thế kỷ XX giới sử học "cấp tiến " đã liên minh chặt chẽ với các thế lực chống cộng trong và ngoài nước mở hàng loạt chiến dịch lũng đoạn, phá hoại tư tưởng niềm tin người dân vào vai trò của Đảng với Lịch sử truyền thống dân tộc. Chiêu trò đánh tráo khái niệm, cào bằng Lịch sử từng bước có hiệu quả trên khắp cả nước. Bị người dân và cộng đồng mạng yêu nước chân chính, kịch liệt lên án phản đối cái gọi là góc " nhìn mới " về lịch sử của các nhà lật sử, ( được giới học giả cực đoan lưu vong tâng bốc là " nhà sử học chánh thống")

Để thăm dò dư luận và dọn đường cho âm mưu dựng dậy thây ma ngụy quyền Sài gòn, để đặt ngang hàng với chính quyền VNDCCH..Và tẩy trắng tội ác làm tay sai cho Đế quốc Mỹ chống lại nhân ta...và xóa sạch tội ác của ĐQ Mỹ và chư hầu trong chiến tranh Việt nam 1954-1975.

Họ vụ cáo các nhà Sử học Việt Nam trước đây sai lầm trong vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã sa vào chủ nghĩa giáo điều, máy móc, từ đó phủ nhận tất cả Công lao của nhà Nguyễn. Làm cho di sản lịch sử ,văn hóa dân tộc đã bị hủy hoại, là một trong những lỗ hổng của lịch sử VN . Nên đòi hỏi người làm sử hôm nay phải đánh giá lại một cách khách quan và đầy đủ hơn?

Với cách nhìn bệnh hoạn đó.Ngay từ những năm 80, 90 của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI. Với uy quyền của Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam, Gs Phan Huy Lê cùng với Dương Trung Quốc, tổng thư ký HKHLS VN, GS Huỳnh Lứa, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP HCM, PGS TS Võ Xuân Đàn và Ông Nguyễn Hạnh , Phó Tổng Biên tập Tạp chí Xưa & Nay và cựu học sinh trường Phan Thanh Giản, Bến tre định cư ở nước ngoài, Tổ chức nhiều cuộc hội thảo tọa đàm phục hồi, rửa nhục cho " Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn. Trong đó có nhiều Hội thảo và toạ đàm đã đánh giá lại nhân cách, công lao, cuộc đời, sự nghiệp của Phan Thanh Giản, Nguyễn Ánh và Trương Vĩnh Ký ?

Ngày 20/01/2008, Viện Sử học VN ra văn bản quyết định công nhận Nguyễn Ánh, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký là danh nhân, đại học sỹ yêu nước, có những đóng góp xứng đáng về chính trị, ngoại giao, văn hóa cho đất nước.

Ngày 24/01/2008 Cục Di sản Văn hoá ra chỉ thị kiểm kê, phục dựng, trùng tu các di tích văn hoá liên quan đến Phan Thanh Giản. Cho phép Tỉnh Bến Tre, Đồng tháp lập đền thờ, dựng tượng Phan Thanh Giản,Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Ánh.

Ngày 14/10/2009 Cần Thơ, tổ chức Hội thảo lấy tên Phan Thanh Giản thay cho tên trường Châu Văn Liêm.

Những cuộc hội thảo, tọa đàm này là mũi dao đâm thẳng vào trái tim dân tộc, giới sử học chân chân chính và nhân dân Việt Nam. Ngược lại, đây là niềm vui vỡ oà của giới sử học, học giả, các tổ chức phản quốc lưu vong, CCCĐ tại Mỹ, Úc, Canada... ghi ơn các nhà sử học " Chánh thống " đồng hành, kiên trì giải oan cho các " đại học sỹ và danh nhân yêu nước hơn 150 năm oan nghiệt."

Sau những Hội thảo, tọa đàm " đột phá-chạy tội" cho chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn cùng với việc cho phép lập đền thờ,dựng tượng ác nhân, tội đồ Nguyễn Ánh, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký tại một số tỉnh Nam bộ, đã gây nhức nhối, bức xúc cao độ trong truyền thông chính thống, các tầng lớp nhân dân nặng lòng với lịch sử dân tộc.

Tượng Phan Thanh Giản được chúng dựng lên ở Vĩnh Long

Trước làn sóng phản bác của truyền thông chính thống, học giả và nhà sử học chân chính, buộc Viện sử học và cục Di sản tạm dừng cấp phép gắn tên Phan Thanh Giản cho một số trường học, thay tên các anh hùng dân tộc.

Thế nhưng chỉ một cuộc điện của Ts Huỳnh Long Vân từ Úc châu cho Ông TS Đặng Văn Bài cục trưởng và ông TS Nguyễn Quốc Hùng cục phó cục Di sản Văn hoá. Và cuộc gặp mặt trực tiếp giữa Ts Huỳnh Long Vân, Huỳnh Thị Kim Chung, Gs Nguyễn Trung Quân( cựu hiệu trưởng trường Trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ) với Cục Di sản Văn hoá và một số cơ quan chức năng TƯ (. vào trung tuần tháng 5/2008 ). Ông Ts Việt kiều" yêu nước ", tỉnh Bến Tre và Cần Thơ, Vĩnh Long, được cấp Quyết định cho phép đặt tên Phan Thanh Giản cho trường học ...và được phép tôn tạo, phục dựng các đi tích văn hoá liên quan đến Phan Thanh Giản.

Tháng 8/2008 Khánh thành tượng Phan Thanh Giản tại Vĩnh Long. 18/4/2009 hoàn thành và an vị tượng Phan Thanh Giản tại Văn Thánh Miếu. Cuối năm 2008 Bến tre khánh thành tượng Phan Thanh Giản tại Trường THPT Ba Tri. Ngày 21/5/2009 Cần Thơ tổ chức Hội thảo trả lại tên trường Phản Thanh Giản Cần Thơ.

Năm 2009 và sau đó, nhiều học giả, nhà báo phê phán chiến dịch dọn đường, thăm dò dư luận của Gs Phan Huy Lê. Đồng thời " Đánh thức", cảnh báo với các cấp quản lý Viện sử học, Cục Di sản Văn hoá quốc gia về Tư tưởng xét lại lịch sử của Phan Huy Lê và học trò. Nhưng tất cả đều rơi vào im lặng ? Tạo điều kiện cho Phan huy Lê chiêu mộ lực lượng đẩy mạnh âm mưu Xét lại Lịch sử lên tầm " chiến lược" ?

Là công dân sống làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, chúng tôi được quyền kiến nghị, yêu cầu các cơ quan chức năng của Đảng, nhà nước làm rõ bản lĩnh chính trị, tư tưởng, trách nhiệm của các cơ quản lý Gs Phan Huy Lê, Viện sử học Việt Nam, Cử nhân Dương Trung Quốc và Cục Di sản Văn hoá quốc gia, đã vô tình ủng hộ tư tưởng xét lại lịch sử với cái gọi là "cách nhìn mới về lịch sử " của Gs Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Đức Cường, Nguyễn Nhã... đã khuấy đảo niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của về bảo vệ Lịch sử của dân tộc./.

BH.

Quý vị tìm đọc.

- Vũ Hạnh công an Tp HCM 2009 với bài " Đột phá Hay chạy tội",

- Nguyễn Khải Hoàn với bài " Dựng tượng Phan Thanh Giản dạy chúng ta bài học gì?" Văn nghệ Tp HCM số 53 tháng 3/2009

- Hoàng Lại Giang với: "Trao đổi với đồng nghiệp". Văn Nghệ TW số 11, tháng 03/2009.

- Cao Đức Trường: Đâu là “Sử học minh họa” và đâu là “Sử gia công chức”. Văn Nghệ TP HCM số 49, tháng 02/2009.

- Đặng Trần Nguyên: "Lẽ phải và lòng người." Văn Nghệ TP HCM s ố 50, tháng 02/2009.

- Lê Văn Duy: "Quê hương Đồng Khởi dựng tượng Phan Thanh Giản?" Văn Nghệ TP HCM số 51, tháng 02/2009.

- Nguyễn Văn Thịnh: " Đừng tung hỏa mù vào lịch sử ". Văn Nghệ TP HCM số 49, tháng 02/2009.

- Nguyễn Văn Thịnh: "Dựng tượng ai?" Văn Nghệ TP HCM số 56, tháng 04/2009.

- Nguyễn Văn Thịnh - Nhị Hà: " Phan Thanh Giản & Trương Vĩnh Ký những tội đồ của lịch sử ". Văn Nghệ TP HCM s ố 52, tháng 03/2009.

- Nhị Hà: " Vị quốc vong thân và mại quốc - không thể đánh đồng." Văn Nghệ TP HCM số 51, tháng 02/2009.

- Nhị Hà: Sự thật lịch sử chỉ có một. Văn Nghệ TP HCM số 56, tháng 04/2009.

- Trí Nhân: Vài lời đàm với ông Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam. Văn Nghệ TP HCM số 50, tháng 02/2009.

- Trương Sinh: Sao tỉnh Bến Tre lại dựng tượng Phan Thanh Giản? Văn Nghệ TP HCM số 54, tr.1, 18, tháng 03/2009.

- Vũ Hạnh: Vương Triều Nguyễn dưới mắt người xưa. Văn Nghệ TP HCM s ố 52, tháng 03/2009.

- Vũ Hạnh - Dương Linh: "Có lẽ phải mới thuận lòng người". Văn Nghệ TP HCM số 52, tháng 03/2009.

..........................................

<iframe src="https://www.facebook.com/plugins/post.php?href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2Fpermalink.php%3Fstory_fbid%3D112939341143686%26id%3D100072828601470&show_text=true&width=500" width="500" height="787" style="border:none;overflow:hidden" scrolling="no" frameborder="0" allowfullscreen="true" allow="autoplay; clipboard-write; encrypted-media; picture-in-picture; web-share"></iframe>

2 nhận xét: