Hồ Ngọc Thắng (*)
Đó là tên một bài báo đăng ngày 11-9-2019 của Nhà báo Đức Jens Berger
(*): Tên bài báo trong tiếng Đức: "Hongkong-Held" oder US-Marionette?
Dưới đây là toàn bộ bài viết do tôi chuyển ngữ:
Trong một buổi lễ kỳ quái, tờ báo BILD đã vinh danh "anh hùng Hồng Kông"
của họ trong tuần này. Ngoài các "chiến binh chiến đấu vì tự do" có
liên quan khác theo phong cách phương Tây, chẳng hạn như người đứng đầu
Mũ bảo hiểm trắng Syria và ông Klitschkos từ Ukraine, Hoàng Chi Phong
(Joshua Wong), 23 tuổi, đã có mặt ở Berlin theo lời mời của những người
sản xuất tờ báo BILD và xuất hiện với tư cách là khách mời đặc biệt
trong một lễ hội mùa hè được tổ chức trong nhà hàng trên sân thượng của
tòa nhà Quốc hội Đức được tờ báo này thuê. Người phê phán ông Putin
Mikhail Khodorkovsky, cựu bộ trưởng quốc phòng Đức Karl-Theodor zu
Guttenberg, đại sứ Hoa Kỳ Richard Grenell đã ghép đủ bộ cho "trục tuyến
của kẻ tốt". Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas nhân cơ hội này đã tỏ
lòng kính trọng với các "chiến binh chiến đấu vì tự do" được hội tụ.
Phương Tây của những giá trị tự kỷ niệm chính mình. Đủ lý do để xem xét
kỹ hơn về cuộc đời của "anh hùng Hồng Kông" Hoàng Chi Phong nổi tiếng và
khám phá ra một điều "đáng ngạc nhiên", nhưng thực sự không có gì đáng
ngạc nhiên cả.
Ở tuổi mười lăm, Hoàng Chi Phong thuộc vào một nhóm các nhà hoạt động
học sinh biểu tình ở Hồng Kông chống lại ảnh hưởng của chính phủ Trung
Quốc đối với chương trình giảng dạy. Hai năm sau, vào năm 2014, Hoàng
Chi Phong trở thành biểu tượng của phong trào phản kháng địa phương đang
phát triển chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong "Cuộc biểu tình của
Ô". Trước hết, các phương tiện truyền thông phương Tây đã làm cho cậu
thanh niên 17 tuổi có nét mặt nhút nhát trở thành gương mặt của phong
trào phản kháng. Tờ báo Wen Wei Po của Hồng Kông, thuộc nhà nước Trung
Quốc, cho biết Hoàng Chi Phong có các gặp gỡ thường xuyên với nhân viên
lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Hồng Kông và cung cấp “bằng chứng” cho thấy
Hoàng Chi Phong được người Mỹ hỗ trợ tài chính. Các phương tiện truyền
thông phương Tây như Tạp chí Phố Wall (Wall Street Journal) và Người bảo
vệ (Guardian) ngay lập tức phân loại các báo cáo này là tuyên truyền vô
căn cứ của Trung Quốc. Nhìn lại, rất khó để đánh giá những cáo buộc
này, đặc biệt là vì Wen Wei Po trong thực tế được coi là một “phương
tiện tuyên truyền”.
Tuy nhiên, có thể chứng minh được, giám đốc châu Á của Viện chính sách
Hoa Kỳ NDI (một sáng lập của tổ chức khét tiếng National Endowment for
Democracy) năm 2012 đã ca ngợi Hoàng Chi Phong và nhóm “Học thuyết” của
anh ta là một "thương hiệu mạnh mẽ" cho "hoạt động công dân" được mong
muốn và "Học thuyết" cũng được NDI hỗ trợ về mặt tổ chức. Nguồn tài
chính của tổ chức đến từ đâu (khi bị giải tán vào năm 2016, tài khoản
của phong trào học sinh vẫn còn 1,45 triệu đô la Hồng Kông), giống như
rất nhiều trong lĩnh vực “các cuộc cách mạng màu” không rõ ràng. Nhưng
điều đó cuối cùng cũng không hệ trọng. Có lẽ Wen Wei Po đã đi trước thời
đại, bởi vì trong những năm sau đó, đã xảy ra chính xác những gì tuyên
truyền của Trung Quốc từng quả quyết vào năm 2014.
Chậm nhất vào năm 2015, bắt đầu sự nghiệp của "tay sai ảnh hưởng phương
Tây" Hoàng Chi Phong. Sau khi Hoàng Chi Phong được tạp chí TIME bình
chọn là "Thiếu niên có ảnh hưởng nhất" năm 2014 và được tạp chí Fortune
and Foreign Foreign bình chọn là "Chiến binh chiến đấu vì tự do", giờ
đây, Hoàng Chi Phong cũng được chính thức mời chào bởi Washington và các
viện chính sách liên kết chặt chẽ với chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức
tiền duyên. Trong năm sau các cuộc biểu tình, anh ta đã gặp, trong số
những người khác, có Phát ngôn viên của Hạ viện bà Nancy Pelosi, nhân
vật diều hâu Tom Cotton và, lần đầu tiên, một người đặc biệt mà anh ta
rõ ràng kể từ đó thường xuyên lui tới – thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và
ứng cử viên tổng thống Marco Rubio. Một cuộc gặp mặt thứ hai đã diễn ra
vài ngày sau chiến thắng bầu cử của Trump vào tháng 11 năm 2016. Rubio
không phải là người lạ mặt. Ông là một người ủng hộ nhiệt tình của những
nhân vật diều hâu mới bảo thủ và đã là người giật dây trong cuộc đảo
chính thất bại ở Venezuela. Vào tháng 11 năm 2016, tờ Bưu điện Hoa Nam
buổi sáng, nơi chắc chắn không được coi là gần gũi với Bắc Kinh, đã cảnh
báo rằng Hoàng Chi Phong sẽ bị chinh phục bởi “giới thượng lưu cực kỳ
bảo thủ” của Hoa Kỳ và đặc biệt là mối liên hệ của Hoàng Chi Phong với
Rubio.
Lời cảnh báo đã được đưa ra mà không mang lại kết quả. Thay vào đó, giờ
đây, Hoàng Chi Phong cũng là khách mời thường xuyên tại các sự kiện của
các viện chính sách Mỹ như “Ngôi nhà tự do” (Freedom House) và cổ động
cho các tờ báo như Người bảo vệ Anh hoặc Tạp chí Phố Wall về một cuộc
trưng cầu dân ý, theo đó Hồng Kông từ bỏ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Vào năm 2017, Netflix đã thực hiện một “phim tài liệu” không phê phán
với Hoàng Chi Phong, với tiêu đề có nhiều ẩn ý "Teenager vs. Superpower"
và vào tháng 2 năm 2018, Rubio thậm chí còn đề cử giải Nobel Hòa bình
cho Hoàng Chi Phong.
Mỹ dính líu đến mức nào vào các cuộc biểu tình hiện tại ở Hồng Kông vẫn chưa được biết rõ.
Đặc biệt là Trung Quốc, đã tạo ra một tiếng vang qua một bức ảnh được
chụp bí mật khi xảy ra cuộc bàn luận của bà nhân viên chính trị thuộc
Tổng lãnh sự Mỹ ở Hồng Kông với bốn nhà hoạt động – một trong số đó
không thể ai khác là Hoàng Chi Phong.
Hoàng Chi Phong hoàn toàn không phải là một tờ giấy trắng và cũng như
các “chiến binh chiến đấu vì tự do” rất được ưa chuộng trong các vòng
tròn xuyên Đại Tây Dương của “phương Tây giá trị”. Tờ báo BILD hiện đang
tôn vinh anh ta là “anh hùng Hồng Kông” và tiếp theo là những nhân vật
đáng ngờ như Raed al-Saleh (người đứng đầu “Mũ bảo hiểm trắng”), Mikhail
Khodorkovsky hay Klitschkos, dường như rất logic. Đáng chú ý là Bộ
trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas, sau thảm họa ngoại giao của ông ta
trong sự hỗ trợ cởi mở cho bọn đảo chính thân Mỹ ở Venezuela, một lần
nữa lại tham gia vào các cuộc hẹn PR với các binh sĩ theo chân của Marco
Rubio.
Ngoài các yêu cầu chính trị, Hoàng Chi Phong – như chính anh ta viết –
đã khám phá với ông Maas khả năng biến nước Đức thành nơi trú ẩn an toàn
cho những người lưu vong khỏi Hồng Kông bằng cách áp dụng luật tị nạn.
Sự hỗ trợ của tờ báo BILD và đồng bọn sẽ chắc chắn cho anh ta. Thiệt hại
về ngoại giao cho Nhà nước Đức ngay bây giờ là vô cùng lớn. Bắc Kinh
ngày hôm qua đã chính thức phản đối việc đón tiếp Hoàng Chi Phong –
người hiện nay đang được hưởng án treo, của ngoại trưởng Đức.
Cần nói thêm, “anh hùng Hồng Kông” tiếp tục lưu diễn. Hôm nay anh ta đã
đến Quốc hội Đức, ngoài một số ra, đã đến với đảng FDP và Grünen. Chuyến
lưu diễn của anh ta sẽ tiếp tục cho đến ngày 23 tháng 9. Tiếp theo là
những cuộc nói chuyện ở Mỹ. Chắc chắn Thượng nghị sĩ Rubio đã ghi một
cuộc hẹn trong lịch của mình.
(*) Ông Jens Berger là một nhà báo tự do và blogger chính trị, biên tập
viên của trang mạng NachDenkSeiten. Ông bàn luận và viết bình luận về
các vấn đề xã hội, kinh tế và chính sách tài chính. Jens Berger là tác
giả của một số cuốn sách chuyên môn, chẳng hạn như cuốn “Cú đá tiền tệ”
(2015) và cuốn sách bán chạy nhất (Bestseller) con số do tạp chí Spiegel
thu thập “Ai sở hữu nước Đức?” (2014)
(*) Hồ Ngọc Thắng, Nguyên la một CCB QĐND Việt Nam, sau khi hòa bình 1975, Hồ Ngọc Thắng được cử đi học ở Đông Đức và sau khi tốt nghiệp anh công tác luôn bên Đức. Là một cộng tác viên của báo Nhân dân, anh Thắng đã co nhiều bài viết hay, sắc sảo tố cáo bọn phản động trong và ngoài nước.
Anh luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu của mình, cho dù anh cũng gặp nhiều khó khăn vì kẻ thù của Tổ Quốc đang rình rập khiêu khích anh. Nhưng anh luôn đứng về phía Tổ Quốc, nên sức mạnh của anh luôn chiến thắng !
Anh luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu của mình, cho dù anh cũng gặp nhiều khó khăn vì kẻ thù của Tổ Quốc đang rình rập khiêu khích anh. Nhưng anh luôn đứng về phía Tổ Quốc, nên sức mạnh của anh luôn chiến thắng !
Phải có nhiều người lên án và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch hơn nữa
Trả lờiXóaNgười dân Hong Kong đã bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động xuống đường biểu tình và đã để lai hậu quả rất lớn cho chính quyền địa phương và chính người dân hứng chịu
Trả lờiXóa