Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

NGUYỄN QUANG A-VÀ HÀNH TRÌNH TỘI LỖI CỦA TÊN PHẢN BỘI

Cách đây không lâu, người ta thấy một ông già có bộ mặt xương xẩu, vẻ gian hùng đứng ngã ba đường, cầm mảnh giấy có mấy dòng chữ viết nguệch ngoạc giơ trước ngực, ai nhìn thấy cũng tưởng một lão già hành khất. Nhưng không phải, có người biết mặt nói, đấy là Tiến sỹ Nguyễn Quang A, (TS). Ông Tiến sỹ đứng đường, để đòi dân chủ, nhân quyền cho VN.

(Bài của VietVision tại:http://vietvision.org/hanh-trinh-toi-loi-cua-nguyen-quang-a/#comment-260)


 Đọc tờ giấy ông ta trương trước ngực với nội dung“Thách cộng sản VN dám làm như Myanma”. Về gõ Google để xem NQA là ai và hắn ta là hạng người gì.
  Nguyễn Quang A sinh năm 1946 tại Huyện Quế võ Tỉnh Bắc ninh, là con trai duy nhất trong một gia đình CM có cha là Liệt sỹ chống Pháp, vì là con Liệt sỹ nên ông ta được Đảng và Nhà nước ưu tiên cho đi du học ở Hung Ga ri năm 1965, rồi trở thành Tiến sỹ khoa học năm 1982, Ngành Điện tử Viễn thông. Về nước mang tấm bằng TS danh giá, trở thành một Sỹ quan Quân đội Nhân dân VN. Đáng lẽ ra Nguyễn Quang A phải nhận thức được rằng, mình là con nhà CM đã được Đảng và Nhà nước quan tâm cho ăn, cho học đến”Thành tài”để thành danh ông TS.
Khi đã được ân sủng của chế độ, thì ông phải biết phát huy truyền thống CM của gia đình, mang trí tuệ, sức lực, cùng tài năng của tuổi trẻ, kể cả lúc tuổi già để cống hiến, để phục vụ tổ quốc, phụng sự Nhân dân và trả ơn cho chế độ. Thế nhưng NQA đã không làm như vậy, ông ta đã tự biến mình thành một kẻ vô ơn, bạc nghĩa, bất hiếu lẫn bất trung. Một con người trí thức nhưng đầy rẫy những mâu thuẫn, ham hố quyền lực, cùng với tham vọng cá nhân, nên từ năm 1987- 1993 NQA chuyển ngành ra khỏi QĐ, lần lượt chuyển công việc đến nhiều lần, ở rất nhiều cơ quan Nhà nước và cả tư nhân, cùng các hội đoàn…..Từ một cán bộ y đã biến chất, thành con buôn kinh tế lẫn cả con buôn chính trị.
Hành trình và tội lỗi
 Khi danh vọng cùng những tham vọng không đạt được NQA nảy sinh tiêu cực, bất mãn, đổ oán trách lên chế độ, chính quyền. Ngày 27/8/2007 NQA cùng 8 nhà nghiên cứu có tên tuổi trong nước thành lập ra cái gọi “Viện nghiên cứu phát triển IDS”.Viện nghiên cứu IDS với tư cách một tổ chức độc lập, vừa là tổ chức mở, phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các cơ quan Nhà nước và các Tổ chức xã hội. Tuy nhiên từ khi thành lập Tổ chức IDS này chưa giúp được gì cho Nhà nước hay các Tổ chức xã hội, mà toàn “Phản biện” ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng,  Nhà nước làm XH và người dân bất bình. Vì thế theo quyết định số 97 của Thủ tướng chính phủ v/v “Thành lập các Tổ chức Khoa học và Công nghệ” cùng với nó là “yêu cầu xử lý nghiêm một số cá nhận trong tổ chức IDS có những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng”. Trước nguy cơ bị giải tán, tổ chức IDS đã tự giải thể trước khi quyết định 97 của TTCP có hiệu lực. Bất mãn với những tham vọng của cá nhân không đạt được NQA đã bắt đầu có nhiều lời nói và việc làm, cùng những hành vi tiêu cực trái với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
 Từ năm 2011 đến nay, trước những hành động gây hấn của Trung quốc(TQ), NQA đã tổ chức và tham gia nhiều cuộc biểu tình, được gọi là ôn hòa tại Hà Nội để phản đối (TQ). Nhưng mục đích, hành động, cùng việc làm của ông ta là kích động Nhân Dân, chống TQ thì ít, chống Chính phủ và Nhà nước VN thì nhiều. Người ta thấy NQA có mặt khắp mọi nơi, đầu têu, khơi mào trong các cuộc biểu tình. Dáng trí thức, vẻ gian manh, với đôi mắt giảo hoạt, láo liên, núp sau đôi mắt kính trí thức, được bảo hiểm bẳng chiếc dây nơ màu đen, tòng ten trên ngực áo, vắt ngang vai chẳng khác gì chiếc thòng lọng thắt cổ. Thời gian đầu để trở thành nhà dân chủ, lúc thì ông ta thể hiện là người ôn hòa, lúc thì NQA nhăn nhó với  vẻ mặt căng thẳng, bộ mặt xương xẩu, đầy các vết thẹo dọc ngang, cứ như dân giang hồ cộm cán để kích động mọi người, rồi lẩn nhanh như Lươn, trốn như Trạch khi có bóng Công an, hay ống kính quay về phía mình.
Giờ đây(thời điểm hiện tại) lợi dụng tự do dân chủ, dán mác “Dân quyền” NQA đã liều lĩnh hơn, y công khai, thách thức chính quyền trong các hành động chống phá của mình.Việc làm của NQA là sai trái, bất chấp pháp luật, ngày càng ngang nhiên và trắng trợn, với những hành vi ngông cuồng táo tợn, bỉ ổi mà không cần che dấu hay sợ sệt. Ông ta cứ oằn mình, lượn lờ suốt ngày đi khắp nơi, như con rối để “Túc chí đa mưu” với tâm địa đen tối,
Nhà "dân chủ' NQA vẫn lộ nguyên hình là một kiểu cách mạng "du côn đường phố"
 Ngày gần đây, NQA lại là người đầu trò thành lập ra cái gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự”(DDXHDS) thực chất diễn đàn này là tập hợp những kẻ bất mãn, những kẻ cơ hội chính trị, những kẻ được cho là bất đồng chính kiến, khoác áo dân oan cả dân giang hồ cộm cán…….. tiếp tục có các hành vi chống đối Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lợi dụng tự do dân chủ, cái gọi (DĐXHDS) đã kích động Nhân Dân đi biểu tình gây bất ổn chính trị xã hội, nói ngược chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, đi ngược lại lợi ích dân tộc, đòi đa Đảng, đa nguyên, đòi thay đổi Hiến pháp 1992 và cuối cùng mục tiêu là đòi thay đổi thể chế………
Thật đáng tiếc cho NQA, là con Liệt sỹ, ông ta đã chống lại Cha, phủ nhận con đường mà Cha đã chọn, đã cống hiến trọn đời mình cho TQ, cho Nhân dân. Giờ đây NQA đã vô ơn với Đảng, Nhà nước, đã tạo mọi điều kiện ông ta học hành, để trở thành ông Tiến sỹ NQA. Thế nhưng mang danh Tiến sỹ từ khi ông ta trở về Tổ quốc sau những năm tháng dài du học, kết quả là NQA chẳng có tài cán, làm nên cơm cháo, Công trạng gì. Là sỹ quan QĐNDVN hay ở bất cứ cơ quan nhà nước mà NQA đã từng công tác, ngay ở cái tổ chức IDS hay Diễn đàn XHDS ra đời chưa bao giờ Tiến sĩ NQA có một bài viết mang tính kinh tế, xã hội, hay một đề tài nghiên cứu khoa học cho ra hồn để cống hiến, để phục vụ Nhân dân để trả ơn đất nước, cùng chế độ. Sự thật là như vậy, Ông TS Nguyễn Quang A cũng chỉ là Tiến sỹ giấy háo danh, háo lợi cùng những tham vọng cá nhân, bẩn thỉu, thấp hèn nhất của một con người mang danh trí thức, nhưng lại ngẫn về chính trị, mất nhân cách và nay đang là một kẻ phản bội.
 Nguyễn Quang A đang trên con đường phản lại dân tộc, bằng những hành vi vô cùng đê tiện của một trí thức có học, nhưng không có hành, lại vô lương tâm và vô cảm, bàng quan đến mức tệ hại trước những thay đổi phi thường của đất nước. Bởi trong não trạng có vấn đề của ông ta, chỉ thấy những tiêu cực, những tệ nạn…… để kết luận xã hội VN, qua lăng kính mầu xám. bất chấp sự thật, lẽ phải, đạo lý cùng chân lý Vì thế NQA đang bước đến nấc thang cuối cùng là sự phản bội Tổ quốc.
   Hành vi ngông cuồng, trắng trợn và bất chấp đạo lý được thể hiện bằng việc tháng 6/2014 Nguyễn Quang A dẫn đầu một nhóm với cái gọi là(DĐXHDS) sang tận bên Thụy sỹ để đòi tự do, dân chủ cho VN trước Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhân dịp VN báo cáo rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ hai. Báo cáo đã được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đánh giá cao và thông qua ngày 8/2/2014 tại Geneva Thụy Sĩ. NQA một công dân Việt, Lợi dụng diễn đàn này để tố cáo, vu khống chính quyền VN về vấn đề tự do dân chủ, tự do tôn giáo và kêu gọi LHQ có những áp lực cần thiết để cô lập, gây sức ép với VN tổ quốc của mình…….Tuy nhiên NQA và đồng bọn đã bị hố, bị thất vọng vì không được “mời” phát biểu như dự kiến ở diễn đàn này. Để vớt vát thể diện ông ta đành viết một lá thư gửi lại Ủy ban nhân quyền LHQ để “Bày tỏ” nỗi thất vọng sâu xa, cùng với nội dung thư như thế nào thì ai cũng có thể đoán ra. Đó là sự khốn nạn của Nguyễn Quang A đối với Tổ quốc và Nhân dân.
 Thể hiện sự chống đối đến cùng, Ông ta tìm mọi cách, biến đủ thứ từ Viện nghiên cứu phát triển IDS đến Diễn đàn xã hội dân sự rồi “Treo đầu Dê bán thịt Chó” Biến diễn đàn (XHDS) thành diễn đàn “Dân quyền” để vừa mỵ dân, vừa chống lại Nhân dân, chống phá Nhà nước Việt nam. Nay ông ta lại dấn thêm một bước đi nguy hiểm, lợi dụng tự do dân chủ, bất chấp đạo lý NQA ra nước ngoài ở ngay diễn đàn LHQ và một số nước châu Âu để bôi xấu hình ảnh của đất nước thì ông ta chẳng khác gì tội đồ của dân tộc.
Nguyễn Quang A luôn là kẻ dẫn đầu các cuộc tụ tập gây rối lấy cờ là  Biểu tình chống TQ xâm lược  ở Hà Nội
Cái đống rác Dân quyền của Nguyễn Quang A nặn ra chỉ biết ăn cắp, thu nhặt các bài viết từ các trang báo lá cải, các Bloge được gọi là bất đồng chính kiến, cùng các rận chủ trong nước có các nội dung sai sự thật, vu khống, bịa đặt, cung cấp cho các phần tử phản động, những tổ chức thù nghịch, cùng những tờ báo lá cải ở ngoài nước bôi nhọ, chống phá đất nước, chứ chẳng có cái gì đáng được gọi là “chủ thuyết Tam Dân / Khai Dân Trí / Chấn Dân Khí / Hậu Dân Sinh” ở cái đống rác Dân Quyền mà NQA tự đẻ ra, tự vẽ ra cùng với tự khoe khoang, tự bêu riếu cái ngu, cái dốt và cái khốn nạn là phản nước, hại dân của mình.
 Người ta vẫn còn nhớ, Ngày 8/8/2014 nhân dịp ông Thượng nghị sỹ John McCain sang thăm và làm việc tại VN Nguyễn quang A dã có một hành động nhục nhã và đáng hổ thẹn. Tại buổi gặp 4 đại diện của các Tổ chức “Xã hội dân sự ở Hà Nội”,Nguyễn Quang A đã trao bức thư được gọi là  Thư chung của các tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam của 10 tổ chức Xã hội dân sự độc lập cho 2 Thượng nghị sĩ John McCain (Cộng hòa) và Sheldon Whitehouse (Dân chủ). Trong lúc khách đang có ý kiến đánh giá cao mối quan hệ Việt – Mỹ rằng “ Mỹ sẵn sàng đương đầu với những thách thức mới, những cách nghĩ mới và việc làm mới. Chúng tôi sẵn sàng đi đến hoàn tất Hiệp định TPP, cùng với Việt Nam với tư cách là đối tác toàn diện của Mỹ”.. ………….Ông John McCain còn nói “Chính phủ Mỹ “sẵn sàng tăng cường hợp tác quân sự với mức độ mà Việt Nam chấp nhận được”. Và “sẵn sàng gia tăng trợ giúp Việt Nam để Việt Nam bảo đảm an ninh và bảo vệ quyền chủ quyền của Việt Nam”. và việc Mỹ có động thái dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
 Phát biểu của phía Mỹ được người Việt nam chân chính đánh giá cao, thế nhưng lại làm cho nhà cầm quyền TQ và các thế lực chống Nhà nước như Nguyễn Quang A cứ như đỉa phải vôi, chúng cùng cảm thấy bực tức. Hành động này của Mỹ đã làm cho người dân VN cảm thấy hài lòng, bởi nó có ý nghĩa lớn đối đất nước trong bối cảnh chúng ta cần gia tăng sức mạnh quân sự nhằm bảo vệ Tổ quốc. Thế nhưng cái “Thư chung” của các tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam gửi Thượng Nghị Sĩ John McCain đăng trên trang mạng “Dân Quyền” đã làm cho chúng ta thất vọng và căm phẫn.Thất vọng, căm phẫn vì một nhóm các Tổ chức xã hội dân sự (XHDS) mang danh yêu nước(không đại diện cho Nhân dân VN) lại có những hành động vô liêm sỉ, chống lại đất nước, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Bởi họ đã và đang “Chọc gậy bánh xe”,cản phá quan hệ Việt – Mỹ đang phát triển tốt đẹp, họ cản trở việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tại sao Nguyễn Quang A cùng đồng đảng của y lại không muốn điều tốt đẹp đến với dân tộc mình?
 Nội dung thư đã bộc lộ ý đồ đen tối của 10 tổ chức XHDS khác mà Nguyễn Quang A đồng đại diện còn nhấn mạnh cụm từ: “Về: Hậu quả tiêu cực gián tiếp của việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam“. Người ta hiểu ngay đó là một ý đồ đen tối gửi đến chính quyền Mỹ rằng: Không nên và không thể dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào lúc này. Trong khi NQA đã một phần công nhận chính phủ VN “đã đẩy mạnh những nỗ lực trên trường quốc tế nhằm thể hiện sự tán dương của họ đối với các quyền con người bằng cách tham gia Công ước Liên hợp quốc về Chống tra tấn và giành được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn nghèo nàn, nếu không muốn nói là còn tệ hơn”.  
Thật khốn nạn, thật là tệ hại khi một công dân VN lại vô lương tâm, lẫn cả vô liêm sỉ đã bêu riếu Tổ quốc, Đất nước mình trước bàn dân thiên hạ. Trong khi cả thế giới đặc biệt là Hoa kỳ đều đánh giá tích cực Chính phủ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt là nhân quyền và mong muốn quan hệ Việt – Mỹ tiếp tục phát triển hơn nữa cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngay cả Nghị sỹ Mỹ Eni Falemavaega, thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cũng hoan nghênh báo cáo rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ hai của Việt Nam đã được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua ngày 8/2/2014 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ông ca ngợi “Những thành tựu của Việt Nam về tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, bảo đảm quyền của tù nhân, tự do tôn giáo”. Ông cũng đánh giá cao “Nỗ lực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền, trong đó có việc Việt Nam có các cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm với các đối tác như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).” 
 Vậy tại sao Nguyễn Quang A cùng đồng đảng của y lại vô trách nhiệm, đê tiện đến mức tệ hại mà nói ngược rằng: “Thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn nghèo nàn, nếu không muốn nói là còn tệ hơn”? Nói gần hay nói xa, chúng ta thừa biết rằng, NQA định sử dụng con bài nhân quyền để gây áp lực, ngăn cản, và kìm hãm sự phát triển kinh tế, ngăn cản tiến bộ về năng lực quốc phòng của đất nước. Nếu như vậy, quả thật NQA lộ nguyên hình là một tên phản quốc, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, khốn nạn hơn Nguyễn Quang A còn nói: “Trong một kịch bản như vậy, chúng tôi tin rằng họ sẽ đi ngược lại thiện chí của Quốc hội Hoa Kỳ nhằm có được vũ khí sát thương để chống lại công dân Việt Nam”.Đến lúc này, dã tâm của NQA đã được bộc lộ rõ ràng, y đã băng hoại về đạo đức, cùng nhân cách, đánh mất lòng tự tôn dân tộc, nhẫn tâm đến nỗi không còn lý trí của một con người bình thường, chứ chưa nói đến ông ta là một trí thức mang danh TS. NQA đã tìm mọi cách, tìm mọi kế kể cả hành vi đê hèn nhất, để chống lại đất nước đã sinh ra mình, nuôi dưỡng mình, cho mình ăn học để NQA trở thành Tiến sỹ. Một TS đã làm hổ danh cho giới trí thức, hổ danh cho cả dân tộc Việt Nam
 Trong lúc Tổ quốc đang cận kề với chiến tranh trước sự gia tăng đe dọa bằng vũ lực của nhà cầm quyền Bắc kinh. Đất nước đang cần có vũ khí để nâng cao năng lực bảo vệ bờ cõi, thì NQA lại nhẫn tâm, cố tình ngăn cản Hoa kỳ bán vũ khí cho VN bằng việc ông ta đưa ra những lời vu cáo, những khuyến cáo viển vông, xa rời thực tế. Xin được hỏi Tiến sỹ NQA cùng đồng đảng của y. Nếu Không bảo vệ được đất nước, liệu sẽ có chủ quyền?  Nếu mất nước liệu có được nhân quyền? Như thế không thể có thứ “Nhân quyền cao hơn chủ quyền”. Một người học cao, biết rộng, có tấm bằng danh giá cao “đến tận” Tiến sĩ, ắt NQA phải hiểu rõ hơn về điều này.
Lá thư chung mà Nguyễn Quang A đã trao tận tay cho 2 TNS Mỹ? Liệu nước Mỹ sẽ không bán vũ khí sát thương cho VN? Một cá nhân NQA cùng đồng đảng của y liệu có làm cho nước Mỹ thay đổi, để ngăn cản tiến trình phát triển của 2 đất nước, ngăn cản ý chí và nguyện vọng của người dân hai nước Mỹ – Việt?. Và thực tế là Việt Nam đang mong muốn điều tốt cho cả 2 dân tộc và cũng chính nước Mỹ, cùng người dân Mỹ cũng đang khát khao làm điều đó vì chính lợi ích của nước họ. Điều duy nhất mà Nguyễn Quang A và đồng đảng của y có thể gặt hái được qua hành vi nhơ bẩn này là: Người dân VN, cùng người dân Mỹ họ nhìn NQA với con mắt khác thường và xem NQA cùng đồng bọn của y là những người không bình thường trong những kẻ không bình thường mà thôi.
 Theo tin mới nhất ngày 01/8/2015 vừa qua Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, thành viên của “Diễn đàn xã hội xã hội dân sự Việt Nam” – một tổ chức do những người có quan điểm, tư tưởng đối lập, chống đối Nhà nước vừa tham dự một cuộc hội thảo về chủ đề quá trình dân chủ hóa tại Việt Nam tại Neckartenzlingen, ngoại ô thành phố Stuttgart, Đức.Tại cuộc hội thảo này, Nguyễn Quang A trình bày và giới thiệu tập tiểu luận có tên“Dân chủ hóa: vài bài học quốc tế và kịch bản khả dĩ cho Việt Nam”. Nội dung của tập tiểu luận này được giới thiệu là bao gồm các bước, các giai đoạn, lộ trình và những bước chuyển biến cho quá trình “dân chủ hóa” ở Việt Nam, hay nói cách khác là những bước đi và lộ trình thực hiện cho một cuộc lật đổ chế độ ở Việt Nam. Theo kịch bản Nguyễn Quang A vạch ra chẳng khác nào một kế hoạch cho cuộc lật đổ chế độ này ở Việt Nam được ngụy trang dưới cái mác “dân chủ hóa”.Với những gì đã và đang làm thời gian qua, Nguyễn Quang A đã ngày càng lộ rõ bộ mặt, bản chất thật của mình. Mang trên mình cái danh Tiến sĩ nhưng những gì mà ông TS đã làm là đang phá hoại đất nước, y đã lộ rõ nguyên hình một kẻ phản lại tổ quốc và Nhân Dân cần phải trừng trị
NQA cùng đồng đảng của y,  Không thể vì bất cứ lý do gì các vị cố tình làm đất nước này suy yếu, để rắp tâm lật đổ chính quyền, đẩy VN vào chỗ bất ổn chính trị, đó là hành vi tiếp tay cho bọn phản động và quân thù xâm lược, đồng nghĩa với nguy cơ chiến tranh, lại tàn phá đất nước này một lần nữa. NQA đang ngồi trên lưng cọp, y đang vuốt râu hùm, đang coi thường Luật pháp, đang “Đội đá vá Trời’, dám “Coi Trời bằng vung” . Một sai lầm lịch sử! đang biến thành tội ác NQA cùng đồng bọn. Hãy tỉnh ngộ dừng lại, trước khi quá muộn.
   Ngày 18 tháng 1 năm 2016 
Nguyễn Kim Khanh

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Nhân dịp cái gọi là" Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng" vừa kỷ niệm 2 năm ngày thành lập, tôi muốn đăng lại bài viết của mình về ông Lê Hiếu Đằng, người mà nhóm phản tỉnh ở miền nam lấy tên ông đặt cho câu lạc bộ của h nhằm ca ngợi, vinh anh ông. Để bạn đọc biết thêm vLê Hiếu Đằng, tôi xin giới thiu bài viết này.

Lời tác giả: Những ngày gần đây, Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên là Đảng viên Đảng CSVN, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP HCM liên tục đưa ra những tuyên bố rùm beng về “Tính sổ với Đảng trong những ngày nằm bịnh” rồi “Tiến hành thành lập Đảng Dân chủ Xã hội”….tuyến bố cuối cùng của ông là “Ly khai đảng CSVN…
Nội dung các tuyên ngôn mà ông Lê Hiếu Đằng viết tựu trung là kể công trạng của mình với Đảng CSVN , đã hy sinh tuổi xanh cho Cách mạng nhưng nay Đảng đã thóai hóa, rồi cách mạng đã đổi màu không tương xứng với sự hi sinh của ông nên ông phải ra sức chống phá lại đảng, li khai đảng thành lập các đảng phái khác để cạnh tranh với Đảng CSVN ngõ hầu làm cho Đảng CSVN biết… mặt ông !

Những động thái của Lê Hiếu Đằng làm cho những người có liêm sĩ tự hỏi, cớ sao Đằng lại nổi nóng một cách thái quá vậy? Trung thực mà nói trong quá trình đi theo Cộng Sản mấy chục năm để được giữ các chức vụ như Phó Chủ tịch UB Mặt Trận Tổ Quốc gì đó, rồi đi làm giáo viên dạy những điều lý luận cơ s ở một trường Đảng sơ cấp dành cho cán bộ, công nhân cấp thấp thì Lê Hiếu Đằng cũng chẳng có cơ hội kiếm chác được gì, trong khi đó qua con mắt bị khúc xạ của Đằng thì các Đảng viên khác kiếm chác ghê lắm, nhà cao cửa rộng, xe sang, con cái thành đạt lập công ty này, tập đoàn nọ có địa vị cao sang trong xã hội mà xét cho cùng chúng nó có cống hiến gì đâu, trong khi đó những người như Đằng đã phải nằm gai, nếm mật cuộc sống có lúc phải nhọc nhằn nguy nan đói khổ trong bưng biền hàng mấy năm trời. Tưởng khi giành được hòa bình thống nhất người ta phải phong cho Đằng chức vụ cao sang để vừa ngẩng mặt với đời và cũng có điều kiện kiếm chác chút đỉnh để bù vào những tháng ngày cơ cực trong rừng cao, núi thẳm đầy gian nan nguy hiểm như nhiều lần Đẳng tâm sự.
Lê Hiếu Đằng đọc diễn văn ca ngợi Đảng CSVN nhân ngày Thành lập Đảng 3/2/2006

Nhưng Đằng quên đi một điều là khi miền Nam giải phóng, chính quyền mới còn non yếu, những người có mác “bưng biền” như Đằng mới có chỗ đứng. Những năm sau đó đất nước bắt đầu phát triển nhanh chóng, công cuộc xây dựng lại nền công nghiệp, nông nghiệp mới, đòi hỏi phải có những người có học, năng động của sức trẻ và có trí tuệ mới đảm đương được công việc mới. Lẽ ra những người như Đằng nên hiểu vấn đề này và hãy yên tâm với vị trí già nua của mình, hãy động viện lớp người mới xây dựng đất nước mà đừng ghen tức với họ, đừng phá ngang và chắn lối đi của họ.

Đằng vỗ ngực cho mình là người cống hiến rất nhiều cho cách mạng, nhưng bây giờ Cách mạng còn “độc ác lưu manh hơn chế độ Ngụy” Và Đảng bây giờ là “đảng bán nước hơn bọn Ngụy” nên Đằng quyết tâm li khai bỏ Đảng để đứng lên lập “Chiến tuyến oánh nhau với Đảng !”

Việc làm của Lê Hiếu Đằng thật nực cười, trơ trẽn và mù quáng đến nỗi một người bình thường trong xã hội cũng có thể phê phán Đằng, ông ta dối trá và xảo ngôn đến vô liêm sĩ, ra mặt ca ngợi thứ dân chủ của chính quyền Ngụy- Sài Gòn một chính quyền phát-xít đến nỗi cả thế giới văn minh phải khinh ghét và tởm lợm, Đằng làm ra vẻ luyên tiếc rằng mình đã vô tình bị Cộng Sản nhồi sọ lừa bịp để đi theo Cộng Sản xóa bỏ “Chế độ Dân chủ của chính quyền Sài Gòn” mà lẽ ra Đằng phải biết ơn và cưu mang nó !?.

Đằng tảng lờ không dám nói ra rằng, ở lớp tuổi của Đằng vào những năm 1964-1969 là Thanh niên miền Nam Việt Nam chỉ có hai con đường:

Một là: cầm súng đánh thuê cho Mỹ trong quân Ngụy Sài Gòn, vâng lệnh Mỹ và chư hầu đi giết người vô tội , đốt nhà và hủy diệt làng xóm gây tội ác tày trời với đồng bào miền Nam và sẽ bị Nhân dân vùng lên tiêu diệt dìm chúng vào hố rác của lịch sử;

Hai là: Nghe tiếng gọi của Tổ Quốc chạy về với Nhân dân tham gia Quân đội cách mạng đánh trả Đế quốc Mỹ và lũ chư hầu để giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.

Thời ấy cho dù đang là học sinh, sinh viên miền Nam hễ cứ ra đường là bị chính quyền Sài Gòn bắt lính, ấn súng Mỹ vào tay và đẩy ra chiến trường làm bia đỡ đạn cho chủ Mỹ. Quân Sài gòn nhiều lúc ập cả vào các trường học bắt lính, từ nông thôn đến thành thị chỗ nào cũng diến ra cảnh ngang nhiên săn lùng thanh niên để bắt lính rồi đẩy họ ra chiến trường chết oan uổng.

Nhiều thanh niên sợ bắt lính phải trốn chui trổn lủi, nhiều người phải đào hầm bí mật trong nhà để trốn lính, những con nhà giàu có thì bỏ tiền ra thuê người khác đi lính thuê hay mua "lính kiểng", nhiều người đã bỏ hàng chục cây vàng để sửa lại giấy khai sanh cho lớn hoặc nhỏ tuổi hơn để thoát quân dịch, nhưng hễ ra đường là bị bắt lính...đã có hàng vạn thanh niên miền Nam phải tự hủy hoại thân thể mình như làm mù mắt, chặt chân tay, tự gây thương tích nặng để khỏi bị bắt lính cầm súng M chống lại Nhân dân.

Lê Hiếu Đằng đã láu cá chọn con đường thứ hai.

Nhờ Cộng Sản mà Lê Hiếu Đằng không trở thành tên lính Sài Gòn đánh thuê có số phận đen tối như hàng trăm ngàn thanh niên khác thời ấy.

Nhưng tiếc thay về cuối đời bản chất hèn nhát, phản trắc, cơ hội của Lê Hiếu Đằng đã dần hiện ra. Đằng khoác lác cho rằng, khi ông ta ra khỏi Đảng thì sẽ có hàng vạn đảng viên noi gương ông mà bỏ đảng và Đảng này sẽ nhanh chóng “sụp tiệm”.

Nhưng nhiều người đã cười khẩy và nghĩ: Khi một đảng viên của Đảng CSVN không chịu tu dưỡng đạo đức, rèn luyện để trở thành người tốt mà lại đi vào con đường thoái hóa, phản trắc thì nhất định Đảng viên đó sẽ bị tống khứ ra khỏi tổ chức Vinh quang này và rồi Lê Hiếu Đằng cũng sẽ b rơi vào đống rác của xã hội mà thôi !

Chế Trung Hiếu

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Không được đánh đồng “công” và “tội”!

Không được đánh đồng “công” và “tội”!


Thời gian gần đây, trong khi “xét lại lịch sử”, có tác giả cho rằng Hoàng Cao Khải là người “có tinh thần dân tộc”, Trương Vĩnh Ký là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc”,…! Các ý kiến này xuất phát từ sự thật lịch sử, hay chỉ dựa vào một vài kết quả mà những người đó vô tình có được rồi biến thành giá trị để tôn vinh, xưng tụng, bỏ qua việc họ đã đi ngược lại lợi ích dân tộc, thậm chí bỏ qua tội ác của họ đối với dân tộc?
Nghiên cứu lịch sử thế giới, chúng ta đều biết, hơn 200 năm trước, các cuộc chiến tranh do Napoléon (Na-pô-lê-ông) tiến hành mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nước Pháp đã “vô tình” giúp nhiều nước châu Âu ra khỏi hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, và mở ra con đường đi tới hình thái kinh tế - xã hội tư bản. Sau các cuộc xâm lăng đó, Đạo luật Napoléon (gồm: luật dân sự, luật gia đình, luật hình sự) đã được sử dụng để áp đặt lên lãnh thổ bị chinh phục như Hà Lan, Bỉ, một phần của I-ta-li-a, Đức. Rồi khi đế chế Napoléon sụp đổ, Đạo luật tiếp tục tồn tại ở nhiều quốc gia, được dùng làm cơ sở cho nhiều phần trong một số bộ luật ngoài châu Âu. Điều này cho thấy giá trị, tầm ảnh hưởng của Đạo luật, thậm chí được đánh giá như một “dự án cách mạng” khuyến khích sự phát triển của một xã hội tư sản ở Đức bằng việc mở rộng quyền đối với tài sản tư hữu và đẩy nhanh sự kết thúc của chế độ phong kiến. Tuy được coi là “người làm thay đổi châu Âu” nhưng nhiều quốc gia châu Âu lại không tạc tượng Napoléon để tỏ lòng biết ơn. Có lẽ vì người ta không quên các tổn thất nặng nề về người và của từ những cuộc chiến tranh do Napoléon tiến hành. Cũng không vì câu nói “lừa, ngựa và các nhà khoa học đi vào giữa” của ông trong chiến dịch Ai Cập mà quên sự cướp bóc, tình trạng hoang tàn ở nhiều quốc gia sau các cuộc xâm lăng dưới sự lãnh đạo của Napoléon…
Từ câu chuyện liên quan Napoléon, và nhiều sự kiện khác nữa, có thể rút ra kết luận: ự ngộ nhận, thậm chí đánh giá sai lầm bản chất một nhân vật của lịcSh sử không dựa trên sự thật khách quan là điều phải được xem xét nghiêm túc. Đáng tiếc ở Việt Nam gần đây có một số ý kiến “đánh giá lại” một số nhân vật vốn gây nhiều tranh cãi, từ đó nhập nhèm giữa “công” và “tội” có thể gây ra nhầm lẫn, làm sai lệch sự thật lịch sử; như việc mấy năm trước một nhà sử học đề nghị “đánh giá lại” Hoàng Cao Khải là một thí dụ. Không thể bác bỏ sự thật Hoàng Cao Khải là nhân vật từng tận tụy phục vụ chính quyền thực dân Pháp, dân gian đã lưu truyền “công trạng” của người này bằng những câu ca để đời: “Hỏi ai bán nước buôn dân - Ấy Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân một phường”, “Hoàng Cao nhục nhã đã xong - Nguyễn Thân đâu cũng vào vòng khuyển nô - Lại cùng Tây tặc mưu mô - Người Nam lại phá cơ đồ người Nam”…! Từ chỗ cho rằng “bia miệng” quá nặng nề khi đánh giá Hoàng Cao Khải, nhà sử học muốn bảo vệ nhân vật này, cho rằng đây là người có… “tinh thần dân tộc”! Chẳng nhẽ khi “xét lại”, nhà sử học (vô tình, cố tình?) bỏ qua báo cáo của thống sứ người Pháp Parreau (Pa-gô): Tháng 3-1889, Hoàng Cao Khải tiến hành “một trận đánh vang dội khắp vùng làm quân nổi loạn hoang mang, nhiều tên tướng bị bắt, Hoàng Cao Khải xử tử ngay lập tức. Hơn thế, Hoàng Cao Khải không để cho quân nổi loạn kịp hoàn hồn. Thám tử của ông tỏa đi khắp nơi, bắt giữ những kẻ tình nghi, hễ có dấu hiệu thông đồng với giặc (tức nghĩa quân) thì xử chém ngay tức khắc… Hàng loạt tên nổi loạn bị xử tử, làng Phù Đổng theo giặc bị đốt sạch”. Một ghi chép khác về Hoàng Cao Khải được trung úy F.Berard (Ph.Béc-na) viết trong thư ngày 16-10-1891 khiến người đọc khônng khỏi rùng mình: “Ông ta chặt 1.800 đầu trong ba tháng, nhưng ông ta đã thu được các tin tình báo quý báu đã giúp chộp được những tên cướp (tức nghĩa quân) và gặt hái được một số lượng lớn súng ống”. Dưới trướng Hoàng Cao Khải, đã hình thành một “thế hệ binh lính tàn bạo đến mức không chịu được” (lời Toàn quyền De Lanessan (Đờ La-nê-xăng)). Không ngẫu nhiên, một chí sĩ yêu nước đương thời từng nhận xét: “Phàm người Việt mà đi làm tôi tớ cho người Pháp đều là bọn tham bỉ mất lương tâm, quỳ lạy giống khác, xẻo thịt đồng bào, không bằng cầm thú… Hai người ấy (Khải và Thân) đành bỏ tất cả liêm sỉ danh tiết một người đời, đem hết tâm huyết tài lực giết hại đồng bào để cầu được công với người Pháp, chẳng qua là chỉ thèm thuồng ba chữ “có quyền thế” đó thôi…”. Đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó cũng không phải “bia miệng”, nên không thể chỉ dựa vào một cuốn sách viết về lịch sử của Hoàng Cao Khải để ca ngợi ông ta là người “có tinh thần dân tộc”. Bởi người có tinh thần dân tộc không bao giờ theo chân ngoại bang giết hại đồng bào mình!
Năm 2015, việc Trương Vĩnh Ký được một Quỹ văn hóa tôn vinh “nhân vật kiệt xuất có công đối với văn hóa Việt Nam” khiến nhiều người ngạc nhiên. Sau đó lại xuất hiện một bài viết khẳng định Trương Vĩnh Ký là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc”! Vậy người được tôn vinh này là ai? Đó là người vào tháng 3-1859, hơn một tháng sau khi Pháp chiếm thành Gia Định, trước cảnh nước mất nhà tan, phong trào chống thực dân lan rộng khắp cả nước lại có hành động khó hiểu là viết thư gửi người Pháp để cầu cứu: “Xin đừng chần chừ nữa, xin mở rộng bàn tay giải phóng của Ngài để chấm dứt những nỗi cơ cực của dân tộc chúng tôi” (Vũ Ngự Chiêu trích dịch Thư của Petrus Key); rồi tinh thần “không chần chừ” ấy được biểu hiện cụ thể bằng việc xăng xái làm thông ngôn cho người Pháp; và đảm nhiệm luôn cả việc làm “tay trong” cho người Pháp như đã thể hiện trong thư Trương Vĩnh Ký gửi cho P.Bert (P.Be): “Tôi cũng đang lo tiếp xúc để cung cấp cho ngài những tin tức chính trị hữu ích. Tôi hết lòng tán đồng dự án hoàn mỹ của ông Pène (Pen) về công cuộc bình định thi hành bởi những yếu nhân bản xứ và, ở đây, tôi đang bám sát nhà vua cùng Viện cơ mật. Như sứ giả tiên khu của Chúa, tôi tìm cách dọn đường cho ngài” (thư ngày 10-5-1886); “Tôi sẽ trấn áp tất cả các hãnh thần và bao vây nhà vua, tôi sẽ kiếm những người thật sự có khả năng cho Viện cơ mật” (thư ngày 17-6-1886)… Vậy nhưng, để đánh giá công lao Trương Vĩnh Ký, một số người chỉ căn cứ vào số tác phẩm của ông ta để kết luận đó là “người đi tiên phong trong việc chuẩn bị cho sự nghiệp duy tân”, “tác phẩm đa dạng như thế có tác dụng xã hội lớn lao. Nó giúp cho đồng bào ta vượt qua vòng kiềm tỏa u minh của lối sống phong bế, mở mang sự hiểu biết thiên nhiên, hiểu biết con người” mà không xét tới mục đích xuất bản các tác phẩm này. Hơn nữa, họ lấy gì chứng minh các cuốn sách ấy đã giúp người Việt đương thời “vượt qua vòng kiềm tỏa u minh của lối sống phong bế, mở mang sự hiểu biết thiên nhiên, hiểu biết con người”? Chẳng lẽ họ không biết chính Trương Vĩnh Ký đã nói rất rõ trong thư gửi “Các vị trong ban duyệt xét bản thảo” rằng: “Người Pháp với tư cách là chủ, cần biết tiếng An Nam để giảng dạy người An Nam là học trò những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo và phục sinh của người An Nam”; thậm chí còn không ngần ngại tự nhận mình là “người bề tôi tận tâm và vâng lời”, khẳng định “lòng tôi luôn luôn thuộc về nước Pháp, và những công việc phục vụ nhỏ mọn của tôi cũng thuộc về nước Pháp” (trích thư ngày 3-9-1868 gửi Giám đốc Nội trị để xin từ chức). Rõ ràng rất nhiều việc làm của Trương Vĩnh Ký chỉ là nhằm phụng sự quyền lợi của nước Pháp, không nhằm phụng sự đất nước đã sinh ra ông ta, tức là đâu có yêu dân tộc mình tới mức phải được ca ngợi, vậy vinh danh ông là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc” chẳng phải là sự xúc phạm với người Việt chân chính hay sao?
Hoàng Cao Khải, Trương Vĩnh Ký không phải trường hợp cá biệt mà một số người nhân danh “nhà nghiên cứu” đánh giá, tôn vinh quá mức. Gần đây, hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng với những việc khó tin như: có nhân vật cho rằng Pháp đánh chiếm Việt Nam là do “thượng đế an bài… nếu chống lại thì sẽ giống như châu chấu lay trụ đá”, vì vậy “tốt nhất là quân lính nên nghỉ ngơi” vẫn được ca ngợi “có tấm lòng yêu nước”; lại có nhân vật nói rằng: “Nay các nước phương Tây, đã bao chiếm từ Tây Nam cho đến Đông Bắc,... ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa, ai hòa với họ thì được yên, huống hồ nước Việt Nam ta là một nước nhỏ bé, tại sao lại muốn trái đạo trời mà làm những việc thiên hạ khó làm được” lại được ca ngợi là “yêu nước thiết tha”… Đáng nói là tại một số hội thảo, tọa đàm, có tác giả đưa ra logic kỳ quặc: “Văn hóa là nền tảng, người có đóng góp vào văn hóa dân tộc thì không lý gì không yêu nước, không có những đóng góp ưu việt cho nước nhà”; thậm chí có người kiên trì dựng lên cái gọi là “nỗi oan khuất chưa có người giải” và tìm mọi cách “minh oan”. Trong khi đó, một số tờ báo lại chưa thận trọng tỉnh táo, thiếu kiểm chứng, đã tạo diễn đàn công bố, vô tình trở thành công cụ tuyên truyền luận điểm thiếu chính xác tới công chúng, nếu tình trạng này tiếp diễn vô hình trung sẽ biến cái sai thành cái đúng, biến “ngụy sử” thành chính sử, tác hại sẽ khôn lường.
Có thể thấy sự bất thường từ hiện tượng một số người nhân danh “xét lại lịch sử” để đưa đánh giá khác lạ, thậm chí sai lầm, về một số nhân vật lịch sử mà hành vi của họ từng làm tổn hại đến lợi ích dân tộc để tạo dựng nên “giá trị ảo”, thậm chí ca ngợi cả người theo ngoại bang, phản bội Tổ quốc,… rồi từ đó gieo rắc sự hoang mang, gây mất lòng tin, hoài nghi về những giá trị đích thực, phủ nhận những thành quả mà các thế hệ cha ông đạt được sau bao nhiêu năm đấu tranh giữ nước, bảo vệ độc lập dân tộc. Ghi nhận tên tuổi một số nhân vật lịch sử qua việc đặt tên một số trường học, công viên, đường phố là thể hiện tính nhân văn của truyền thống dân tộc. Nhưng không vì thế mà đánh đồng “công” và “tội”, người yêu nước và kẻ phản quốc, bởi điều đó là thiếu tôn trọng sự thật lịch sử và khiến nhận thức của thế hệ sau bị tác động tiêu cực, dẫn tới nhận thức lệch lạc, ngộ nhận.
PHẠM NGUYỄN


Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

VIỆT TÂN,MỘT TỔ CHỨC KHỦNG BỐ Ở LITTLE SÀI GÒN




Người Việt:

Phim ‘Terror in Little Saigon’: Con trai Ðạm Phong lên tiếng



LTS – Phim tài liệu “Terror in Little Saigon” do phóng viên điều tra A.C. Thompson thực hiện, trình chiếu trên chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS, và phổ biến trên trang mạng ProPublica, tối ngày Thứ Ba, 3 Tháng Mười Một, gây xôn xao tranh cãi trong dư luận.
Người cho rằng thông tin trong phim không có gì mới. Người cho rằng các nguồn tin giấu tên thì không đáng tin cậy. Có người đặt câu hỏi tại sao cuốn phim lại ra đời vào lúc này, khi chuyện đã xảy ra hơn 30 năm. Ðặc biệt hơn, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, từng là thành viên cao cấp của Mặt Trận, người được phỏng vấn và xuất hiện trong phim, nói rằng “lời dẫn giải của phim bị bẻ quặt, cố tình tạo hiểu lầm.”
Ðể rộng đường dư luận, hôm 7 Tháng Mười Một, nhật báo Người Việt đăng tải ba bài phỏng vấn người trong cuộc, gồm phóng viên A.C. Thompson, người thực hiện phim, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, cựu vụ trưởng Vụ Tuyên Vận của Mặt Trận, và ông Hoàng Cơ Định, cựu vụ trưởng Tài Chánh của Mặt Trận.
Hai ngày sau khi những bài phỏng vấn nói trên được phổ biến, ông Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Nguyễn Ðạm Phong, chủ nhiệm tờ Tự Do, bị ám sát năm 1982, tại Houston, Texas, viết thư cho tòa soạn báo Người Việt.
Thư viết:
“Tên tôi là Nguyễn Thanh Tú. Tôi là một nhân vật trong phim Terror in Little Saigon. Mặt Trận cứ việc tha hồ phủ nhận rằng không hề biết có đơn vị K9. Tôi có thể nói với quý vị rằng gia đình tôi ngày nào cũng liên tiếp phải nhận những lời hăm dọa từ Mặt Trận…
…Cha tôi, Nguyễn Ðạm Phong, đã dành số báo Tự Do cuối cùng của ông để phơi bày sự gian lận của các lãnh đạo Mặt Trận. Ðiều trớ trêu là, nhiều người quay lưng với cảnh sát của thành phố Houston, và cơ quan FBI khi cha tôi bị ám sát vào năm 1982, rất có thể giờ đây đồng ý là quan điểm của bố tôi đúng. Vấn đề là, ông đã đúng, nhưng ông đi trước mọi người những 33 năm. Tôi là nhân chứng cho “sự thực” còn sống, chứ không phải những lời đồn đãi. Tôi từng tham dự những buổi gặp gỡ thành viên Mặt Trận với bố tôi và chứng kiến những chiến thuật họ sử dụng, từ mua chuộc đến hăm dọa.”
(Hết thư)
Ông Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Nguyễn Ðạm Phong, trong một lần tiếp xúc với phóng viên A.C. Thompson, ProPublica. (Hình: Edmund D. Fountain/ProPublica)



Ông Nguyễn Thanh Tú, năm nay khoảng 50 tuổi, kể lại diễn tiến dẫn đến sự việc thân phụ mình bị ám sát, những kỷ niệm với bố, và tâm tư của mình, trong cuộc phỏng vấn dưới đây, do ký giả Hà Giang thực hiện.
Hà Giang (NV): Cảm ơn ông đã tin tưởng nhật báo Người Việt để chia sẻ tâm tư của mình. Trước hết, là một ký giả, chúng tôi muốn bày tỏ niềm đau xót trước sự việc các nhà báo thuộc thế hệ trước mình bị ám sát.
Nguyễn Thanh Tú: Tôi thấy có nhiều người bàn luận về vấn đề nhưng không nắm rõ sự kiện, như cụ cựu đại tá gì đó, nói trên đài truyền hình ở bên Cali. Cụ nói là Mặt Trận ra đời năm 1982, thì làm gì mà dính líu đến chuyện giết người từ năm 1981. Ở trong phim, ông Ðỗ Thông Minh, một trong những người sáng lập Mặt Trận, nói là nhóm này [Mặt Trận – NV] thành lập năm 1980, họ không thông báo gì cho đến năm 1982. Họ giết bố tôi Tháng Tám ngày 24 Tây, năm 1982. Cái ngày họ lập giấy tờ không quan trọng. Sự kiện lịch sử nó quan trọng hơn.
NV: Vâng, xin ông cho biết ông là người con thứ mấy trong gia đình, và gia đình ông qua Mỹ định cư năm nào?
Nguyễn Thanh Tú: Tôi là Nguyễn Thanh Tú, tôi là con thứ sáu trong gia đình mười người con của bố tôi, nhà báo Nguyễn Ðạm Phong. Gia đình tôi qua Mỹ năm 1975.
NV: Ông có thể nói sơ về sự nghiệp làm báo của thân phụ ông trước khi gia đình ông qua Mỹ định cư?
Nguyễn Thanh Tú: Bố tôi ngày xưa là một ký giả có tiếng tăm ở Sài Gòn. Ông viết với bút hiệu Ðạm Phong. Lúc đó ông làm cho tờ báo Trắng Ðen của Việt Ðịnh Phương, báo Tiền Phong, Chính Luận, Văn Nghệ Tiền Phong. Ông vào nghề viết báo đã rất lâu rồi, không phải là một “novice” [tay mơ – NV].
NV: Xem cuốn phim Terror in Little Saigon thì thấy ông có vẻ gần gũi với thân phụ. Trong thời gian bố ông bị ám sát, ông bao nhiêu tuổi? Ông còn nhớ những kỷ niệm làm báo với bố không?
Nguyễn Thanh Tú: 19 tuổi. Lúc đó tôi đi học, nhưng ngày nào cũng phụ bố tôi đi bỏ báo thành ra hay nói chuyện với ông. Tôi biết những người như ông Hoàng Cơ Minh, ông Phạm Văn Liễu là những người bố tôi biết từ Việt Nam. Biết qua, không phải thân, mà quen biết. Lần đầu tiên Mặt Trận mời bố tôi tới tham dự buổi gây quỹ. Bố tôi thấy đông lắm, rất là đông. Họ gây quỹ nhiều tiền lắm. Họ nói là họ hy vọng bố tôi sẽ viết một bài để khen họ. Ðể tôi giải thích sơ về cái thời đó. Người ta gọi là thời “cởi truồng chạy khắp phố.” Cuối thập niên 70s, đầu thập 80s có rất nhiều tổ chức chống Cộng ra đời. Muốn nổi bật thì phải có báo chí viết, để người ta tò mò, để tạo ra huyền thoại. Có điều, có thể lãnh đạo của họ thì biết bố tôi là ai, nhưng những người mời bố tôi viết họ không biết bố tôi là một nhà báo nhiều kinh nghiệm, họ tưởng là người mới ra nghề. Khi thấy họ gây quỹ được rất nhiều tiền, thì bố tôi hỏi các anh gây quỹ được nhiều tiền như vậy thì có sổ sách gì không, để cho những người ủng hộ họ biết tiền của họ đi đâu, làm việc gì không. Thì có người, tôi quên tên rồi, nói có chứ anh, có gì chúng tôi làm sổ sách rồi sẽ cho anh biết. Bố tôi lại hỏi vậy người kế toán, người giữ sổ sách tên gì. Lúc đó khi bố tôi hỏi, thì họ mới đưa tên này tên kia. Nhưng theo kinh nghiệm và trực giác của nhà báo thì qua cách trả lời của họ, bố tôi lúc đó trong bụng bắt đầu thấy nghi nghi.
NV: Rồi sau đó việc gì xảy ra?
Nguyễn Thanh Tú: Họ tiếp tục mời bố tôi đến ăn, mời ăn để phỏng vấn đó. Lần nào mời tới, họ cũng đối xử với bố tôi như một VIP vậy. Thức ăn đầy bàn. Nhưng mà bố tôi là nhà báo. Bố tôi thường hay nói, với người nhà báo, người ký giả, cái integrity [chính trực – NV] rất là quan trọng, không để bị compromised [tổn thương – NV]. Ông nói thôi bố con tôi ngồi bàn kia ăn được rồi, có bao nhiêu tiền thì kêu bao nhiêu thức ăn thôi. Họ cho người mang đồ ăn tới bàn, nhưng bố tôi từ chối, bố tôi không muốn bị tainted [hoen ố – NV]. Rồi từ từ bố tôi thắc mắc hỏi cách họ gây quỹ, thì họ mới đưa mấy tấm hình ra cho bố tôi coi. Họ nói mấy hình này là mấy hình chụp từ khu vực kháng chiến ở Việt Nam. Bố tôi nói cho tôi mang mấy tấm hình này về nhà. Về tới nhà bố tôi cầm hình lên ngắm kỹ, rồi chỉ cho tôi coi. Ông nói họ không biết bố là người kinh nghiệm, ở trong nghề lâu. Trong đám hình này, trước hết, mấy người lính trong rừng mà bộ đồ họ mặc quá sạch sẽ. Thứ hai, đằng sau lưng họ, cây cỏ này không đúng cây cỏ ở Việt Nam. Thứ ba, trong rừng cảnh không phải là như vậy. Thứ tư, chén dĩa giấy họ dùng bố tôi thấy dấu hiệu chén dĩa của Mỹ. Thứ năm, đi vào rừng mà có người mang Rolex. Sau đó, bố tôi gặp họ, nói, ờ mấy tấm hình này đẹp quá, chụp ở vùng nào ở Việt Nam. Họ nói mấy hình này chụp bên trong Việt Nam, và Mặt Trận đã chiếm được cứ điểm này, vị trí nọ ở Việt Nam rồi. Từ từ qua nhiều câu hỏi, thì họ nhận ra là bố tôi nghi họ rồi, thì họ bắt đầu tìm cách mua chuộc, rồi chuyển qua hăm dọa.
NV: Họ tìm cách mua chuộc và hăm dọa như thế nào, thưa ông?
Nguyễn Thanh Tú: Gia đình tôi lúc đó nghèo lắm. Mười đứa con. Hai bố mẹ đi làm, mấy đứa con cũng đi làm phụ, nhưng không có tiền. Bố tôi làm báo không có tiền. Làm báo mà, nghèo lắm. Nhưng bố tôi muốn làm báo để thông tin cho mọi người, để có tiếng nói cho người Việt Nam. Họ [Mặt Trận – NV] thấy vậy họ nói thôi để họ mua cho cái xe, hay là giúp tiền để làm báo. Ý họ là muốn bố tôi đừng hỏi những câu hỏi khó. Nhưng bố tôi từ chối. Và bố tôi tiếp tục viết, tiếp tục đặt những câu hỏi mà họ không trả lời được, hay trả lời không rõ. Thế là họ bắt đầu hăm dọa. Lúc đó không có ngày nào đêm nào mà họ không gọi điện thoại hăm dọa.
NV: Làm sao mà ông biết chắc chắn những người gọi điện thoại hăm dọa là người của Mặt Trận? Khi gọi hăm dọa, họ nói gì?
Nguyễn Thanh Tú: Chính tôi cũng nhiều lần nhận phôn. Họ nói rõ ràng, không giấu giếm. Họ nói họ là đại diện của Mặt Trận… giải phóng Việt Nam. Họ bảo nói cho bố tôi nghe nếu mà không ngừng, mà tiếp tục viết những bài có thể ảnh hưởng xấu tới Mặt Trận, thì bố tôi sẽ bị thủ tiêu. Ngày nào họ cũng gọi, gọi hoài. Nếu bố tôi không trả lời thì tôi trả lời. Tôi không trả lời thì mẹ tôi trả lời.
NV: Tôi muốn xác định một lần nữa là những người gọi điện thoại hăm dọa gia đình ông, họ tự xưng họ là Mặt Trận? Họ có xưng tên không?
Nguyễn Thanh Tú: Họ không giấu giếm. Họ nói họ là Mặt Trận, là đại diện cho Mặt Trận. Họ nói rõ ràng, không nói khéo gì cả. Họ không xưng tên, chỉ nói là người làm cho Mặt Trận, hay đại diện cho Mặt Trận. Bố tôi biết mà, biết là mình bị Mặt Trận dọa thủ tiêu. Khi gọi cho bố tôi, họ nói: “Nếu không dừng lại thì sẽ sắp là những giờ cuối cùng của đời mày.”
NV: Bố ông phản ứng ra sao sau khi bị hăm dọa?
Nguyễn Thanh Tú: Tôi nhớ một lần đi bỏ báo, bố tôi nhìn tới nhìn lui, dặn tôi, nếu có chuyện gì con phải chạy trước. Tại vì họ chỉ muốn bố chứ không muốn con đâu. Có những lúc tôi mang báo xuống mấy tiệm, họ mang cả chồng báo họ vứt vào thùng rác. Nhiều chỗ họ phải giấu báo đi, vì tờ báo Tự Do của bố tôi lúc đó rất là nổi tiếng. Nổi tiếng không phải là vì bố tôi viết hay, mà nổi tiếng là vì bố tôi cả gan dám nói những sự thật mà không ai dám nói, những tờ báo khác không dám nói. Vứt báo xong, thấy vẫn còn có người đọc, họ từ từ hăm dọa những người quảng cáo trên báo. Bố tôi tự bỏ tiền túi ra làm mà, cho nên không có quảng cáo vẫn tiếp tục làm. Trước khi làm những số báo cuối cùng, bố tôi bay thẳng qua Thái Lan để điều tra. Bố tôi qua tới Thái Lan mới khám phá ra sự thật. Tại ngày xưa bố tôi là phóng viên quốc tế, đi nhiều lắm, từng đi qua đó phỏng vấn mấy ông tướng, mấy ông làm lớn bên Thái Lan, chứ không phải chỉ ở trong Việt Nam thôi. Bố tôi qua đó thì mới biết cái trại mà họ nói có 10 ngàn quân, là chỗ ở Thái Lan chứ không phải ở Việt Nam. Chẳng những không có 10 ngàn người, mà chỉ có vài trăm người, mà trong đó còn có người Thái và người Lào đứng vào đó để chụp hình, để quay phim, để đem về quảng cáo. Bố tôi tìm được sự việc này, bay về, chuẩn bị cho ra một số báo để vạch trần những việc đó. Biết như vậy, Mặt Trận gặp bố tôi để hăm dọa một lần cuối.
NV: Trong lần người hăm dọa gặp mặt bố ông lần cuối cùng ở một nhà hàng ở Houston, buổi tối hôm đó ông có mặt không? Bị hăm dọa bố ông có sợ không?
Nguyễn Thanh Tú: Không. Nhưng nghe bố tôi kể thì họ đông lắm, khoảng mười mấy người. Hôm đó họ nói cho bố tôi một cơ hội cuối cùng. Chuyện hăm dọa với bố tôi là chuyện thường. Ông quen rồi. Nhưng bố tôi không ngờ họ dám cả gan như vậy. Tại vì ông nghĩ họ hăm dọa công khai như thế thì nếu họ giết ông, ai cũng sẽ biết là họ giết. Bố tôi hay nói cái câu nhà báo mình chỉ có nhau thôi. Nếu có chuyện gì xảy ra cho một nhà báo thì các nhà báo khác sẽ xúm vào bênh vực, lên tiếng. Chắc họ không dám giết.
NV: Sau khi bố ông bị ám sát thì báo chí Việt Nam có lên tiếng, có đưa tin không?
Nguyễn Thanh Tú: Lên tiếng rất nhiều. Báo chí Việt Nam lên tiếng rất nhiều. Nhưng vấn đề là không ai dám đứng ra tố cáo họ. Sau khi bố tôi bị giết, họ còn để lại mảnh giấy cảnh cáo là sau bố tôi là ai nữa sẽ bị giết.
Nhà báo Nguyễn Ðạm Phong (phải) đứng đeo biểu ngữ phản đối Cộng Sản ở Houston, Texas, năm 1979. (Hình: Nguyễn Thanh Tú cung cấp)

NV: Tôi có thắc mắc này, thứ nhất, khi giết người xong thì người ta phải sợ bị bắt, tại sao họ lại dám để tờ giấy lại, khai chính mình là tổ chức giết. Thứ hai, tổ chức để tên lại có tên là Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation – VOECRN (Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Ðảng, vậy làm sao ông có thể cả quyết tổ chức đó chính là Mặt Trận?
Nguyễn Thanh Tú: Bố tôi bị giết xong là ai cũng biết ngay là Mặt Trận giết. Vì Mặt Trận dọa bố tôi ai cũng biết, họ vứt báo của bố tôi đi ai cũng biết. Nhưng mọi người ai cũng sợ, không ai dám lên tiếng tố cáo. Về việc tại sao họ dám nhận tội, những người này là những tay xạ thủ chuyên nghiệp. Họ không để lại dấu vết gì cả. FBI không lấy được dấu vết nào. Họ là chuyên nghiệp mà, cho nên rất khó có chứng cớ để mà buộc tội. Nhưng người mình dù biết, không ai lên tiếng, không ai làm chứng, vì ai cũng rất sợ.
NV: Mấy chục năm qua, trước khi phóng viên A.C. Thompson đến gặp ông để lật lại hồ sơ, ông sống với tâm trạng như thế nào?
Nguyễn Thanh Tú: Tôi có nói ra chăng nữa thì tôi không hiểu là chị hay mọi người có thấu hiểu được không. Cũng không biết dùng chữ gì tả được. Không có ngày nào mà tôi không buồn, không nghĩ đến bố, đến cái chết của bố tôi. Mỗi khi ai hỏi đến thì tôi lại buồn, lại thương bố. Vì tôi thấy bố tôi làm một việc tốt, không có hại gì cả. Tôi chỉ mong có một vài câu trả lời, rồi thôi. Vì tôi biết trong Mặt Trận một số người đã qua đời. Ông Hoàng Cơ Minh, ông Phạm Văn Liễu cũng mất rồi. Nhưng tôi muốn có câu trả lời để cho cái chapter này trong đời mình nó đóng lại, chị hiểu không? Tiếng Mỹ họ gọi đó là closure.
NV: Sau khi cuốn phim Terror in Little Saigon ra đời thì ông có cảm thấy có câu trả lời chưa, có được closure chưa?
Nguyễn Thanh Tú: Thưa chị chưa! Là tại vì mình chỉ biết là một đảng làm, nhưng không biết ai là người ra lệnh làm việc đó. Mặc dù ông kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa sau này ông ấy có nói là ổng có ngồi trong buổi họp mà họ bàn giết người này giết người kia đó. Ðối với tôi như vậy là mình biết rồi. Mà thật ra cũng đâu cần phải có ông A.C. làm cái phim này mình mới biết. Mình đã biết rồi, không cần thêm bằng chứng nào khác, vì ai cũng biết Mặt Trận họ là người hăm dọa sẽ thủ tiêu bố tôi. Nhưng làm sao mà có closure được chị. Khi nào biết đích xác ai là người giết, ai là người ra lệnh giết thì mới có closure được.
NV: Trước sự kiện FBI không có đủ bằng chứng để truy tố ai, ông có bao giờ có phút giây nào ngờ rằng người ám sát bố ông có thể không phải là người của Mặt Trận, mà là người của một nhóm quá khích nào đó không?
Nguyễn Thanh Tú: Không! Là vì mỗi khi hăm dọa, họ đều giới thiệu họ là người của Mặt Trận, và họ bảo tôi “nói bố cháu đừng phá nồi cơm của Mặt Trận.”
NV: Nhiều người sau khi xem phim Terror of Little Saigon tỏ ra thất vọng là vì cuốn phim điều tra này không đưa ra thêm được chứng cớ thuyết phục nào ngoài những gì FBI đã có. Ông có chia sẻ nỗi thất vọng đó của họ không?
Nguyễn Thanh Tú: Theo tôi nghĩ thì đây là một “cover up” của chính phủ. Họ có lý do của họ thời đó. Nhưng tôi nghĩ là từ từ rồi bắt đầu họ sẽ mở hồ sơ lại, vì có thêm chứng cớ mới. Vì một hồ sơ giết người thì không có ngày hết hạn.
NV: Ông muốn nói đến chứng cớ mới nào?
Nguyễn Thanh Tú: Khi ông Nguyễn Xuân Nghĩa lỡ miệng nói là ông ấy có tham dự một buổi họp mà Mặt Trận bàn chuyện ám sát, câu nói mà giờ đây ông chối là không nói, thì đó không chỉ là một chứng cớ, mà là một xác nhận là trong Mặt Trận có chuyện ám sát người.
NV: Nhưng ông Nguyễn Xuân Nghĩa phủ nhận là đã nói câu đó. Ông nói với nhật báo Người Việt trong một cuộc phỏng vấn rằng ông không hề nói như thế.
Nguyễn Thanh Tú: Giữa hai người, ông Nguyễn Xuân Nghĩa và A.C. Thompson thì tôi tin A.C. Thompson hơn. Vì ngoài ông A.C. còn có mấy người nữa cũng ngồi đó nghe câu ông Nghĩa nói. Mấy người đó họ nghe xong câu đó là họ lật đật báo cho boss biết liền. Vả lại, ông A.C. ông ấy là phóng viên, mấy người nghe cũng là phóng viên, là nhà báo, như nhà báo Hà Giang, như những nhà báo khác. Họ là nhà báo, họ cần gì phải nói dối, phải dựng chuyện? Danh dự và tiếng tăm của nhà báo nó quan trọng hơn chứ? Tại sao những nhà báo này phải hy sinh điều đó?
NV: Bây giờ nếu thủ phạm ra nhận tội, ông có tha thứ cho họ không?
Nguyễn Thanh Tú: Vâng, chỉ cần biết như vậy là đủ thỏa mãn rồi. Họ chắc cũng đã có gia đình, và họ phải sống với lương tâm của họ. Tôi tin là sớm muộn gì cũng có người đến khi họ gần đất xa trời, họ ăn năn hối lỗi, rồi họ sẽ nói ra thôi.
NV: Ông còn điều gì muốn tỏ bày nữa không?
Nguyễn Thanh Tú: Tôi mong ước những người đồng nghiệp của bố tôi sau này, những nhà báo trẻ, dám can đảm nói lên sự thật. Ðừng để cho những nhà báo bị giết bị chết oan ức. Tôi muốn nói ra những điều này không phải chỉ là vì bố tôi, mà nó liên quan đến tiếng nói của năm nhà báo đã bị ám sát, trong đó bố tôi chỉ là một.
NV: Cảm ơn ông.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN



Đôi lời: 
Một bài viết đăng trên báo Văn nghệ – Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật TP HCM có tựa đề “Trường hợp Võ Phiến”, của tác giả Thu Tứ, tức Đoàn Thế Phúc, con trai nhà văn Võ Phiến (tên thật là Đoàn Thế Nhơn).  Tác giả viết: “Về chính trị, ấy là cái bi kịch của một người Việt Nam sống giữa thời kỳ lịch sử dân tộc cực kỳ khó khăn mà trước không tha thiết với độc lập, sau không tha thiết với thống nhất, khăng khăng đặt chuyện chống chủ nghĩa cộng sản lên trên tất cả. Rút cuộc, nhà văn Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản!”


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trường hợp Võ Phiến
    Thu Tứ
 25-09-2014


Chúng tôi vô cùng bất đắc dĩ mới lên tiếng

Chẳng ai muốn đi chỉ ra cái sai của người đẻ ra mình!



Chúng tôi làm việc này vì vừa được biết một tổ chức phi chính quyền trong nước đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác phẩm Võ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm. E rằng việc làm của họ có thể khiến một số người đọc hoang mang, hại đoàn kết dân tộc, chúng tôi quyết định tự mình phản bác nội dung này.

Chúng tôi cảm thấy có một chút trách nhiệm về việc làm nói trên của tổ chức phi chính quyền kia. Số là, trong hai năm qua, do nhà nước Việt Nam nới lỏng qui định về xuất bản, nhà xuất bản Nhã Nam ở Hà Nội có in lại hai tác phẩm của nhà văn Võ Phiến là Quê hương tôi và Tạp văn. Cả hai tác phẩm này đều do chúng tôi chọn lựa và biên tập, theo sự ủy quyền từ lâu của thân phụ. Chúng tôi cố chọn những tác phẩm vửa giá trị nhất vừa hoặc không chứa hoặc chứa rất ít nội dung chính trị. Nếu có nội dung chính trị, khi biên tập chúng tôi loại bỏ hết. Mục đích của việc chọn và bỏ như thế là đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước. Chúng tôi đã tưởng mình thế là chu đáo với nhà với nước! Hóa ra, việc hai tác phẩm Quê hương tôi và Tạp văn được người đọc quốc nội đón nhận khá tốt lại chính là cái nền rất tiện lợi cho tổ chức kia toan đặt lên đấy thứ nội dung hoàn toàn bất ổn trong tác phẩm Võ Phiến!

Chuyện đang xẩy ra còn làm chúng tôi sốt ruột về tương lai. Sẽ hết nhóm nọ đến phe kia những lúc nào đó đem vận dụng văn nghiệp Võ Phiến cách có hại cho nước. Phải làm cho thật rõ về cái phần nội dung chính trị sai lầm trong văn nghiệp ấy ngay bây giờ.

Chúng tôi hiểu nhà văn Võ Phiến hơn bất cứ ai



Chúng tôi lại còn một lý do nữa khiến việc lên tiếng càng không thể tránh được.

Do quan hệ đặc biệt và do đã ở gần nhà văn Võ Phiến trong không biết bao nhiêu năm, chúng tôi được nghe tận tai những phát biểu của ông về tình hình đất nước mà chắc chắn chưa ai từng nghe. Ngoài ra, do yêu thích văn học, chúng tôi đã đọc tất cả tác phẩm Võ Phiến rất kỹ. Hơn nữa, chúng tôi còn đọc để soát lại trước khi đưa in đa số tác phẩm Võ Phiến tái bản hoặc xuất bản ở nước ngoài. Kết quả của không biết bao nhiêu lượt nghe những lời phát biểu thoải mái và đọc rất kỹ tác phẩm là: không ai có thể biết lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của nhà văn Võ Phiến rõ bằng chúng tôi.

Cái biết ấy trong tình hình cái lập trường bất ổn và cái cách nhìn cũng bất ổn đang được một số người tìm cách tái phổ biến, nó trở thành một sức nặng bắt chúng tôi phải bất chấp quan hệ tối thân thiết mà lên tiếng chỉ sai.

Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng

Trước khi về thăm quê hương lần đầu tiên năm 1991 chúng tôi đã tuyệt đối tin những nghĩ ngợi của thân phụ mình về chuyện đất nước thời đánh Pháp và đánh Mỹ.

Chúng tôi về nước rất nhiều lần, mỗi lần rất lâu, thăm thân rất ít, coi như toàn bộ thời gian ở trong nước dành cho việc đi tham quan, chủ yếu miền Bắc. Chúng tôi không ở khách sạn sang trọng, không đi tua, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô, có lần mua xe đạp đạp dạo quanh vùng ngoại ô Hà Nội kia thường xuyên đến nỗi có người ngồi chợ tưởng nhầm là dân buôn! (Chúng tôi vẫn có lối du lịch “bụi” như vậy từ trước chứ không phải đến khi về nước mới thế.)

Với lối tham quan như vừa nói, chúng tôi nhanh chóng trở nên rất đỗi hoang mang! Chúng tôi thấy người Việt Nam ngoài Bắc vui vẻ, bình thản, vừa giữ được phần lớn nền nếp cũ, lại vừa có thêm cái phong cách “cách mạng”, mọi người bình đẳng, cũng rất hay. Bấy giờ miền Bắc cũng như cả nước, đang có một số hiện tượng xã hội tiêu cực do kinh tế trì trệ kéo dài, vật chất rất thiếu thốn, nhưng nhìn chung người tuy nghèo mà văn hóa tinh thần rất đáng hãnh diện. Đâu là cái ảnh hưởng cực xấu của chủ nghĩa cộng sản đối với văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, mà mình đã đọc thấy trong tác phẩm của người đẻ ra mình?! Than ôi, hóa ra chỉ là kết quả của những kinh nghiệm rất giới hạn cả về không gian lẫn thời gian cộng với những câu chuyện kể của một ít bạn bè người Trung cùng hoàn cảnh, một số đồng nghiệp người Bắc di cư, vài cán bộ cộng sản “hồi chánh”, thêm vài tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm”, tất cả được một trí tưởng tượng hết sức phong phú và một tâm lý đặc biệt bi quan suy diễn nên!

Ngoài cái biết trực tiếp như vừa nói, chúng tôi còn nhờ thói quen hay đọc sách báo mà biết thêm được vô số chuyện lạ đối với mình. Từ văn hóa, chúng tôi tìm hiểu sang lịch sử, mới biết đến hay biết rõ nhiều chuyện đất nước rất to, như Tuyên Ngôn Độc Lập, Hà Nội Kháng Chiến Sáu Mươi Ngày Đêm, chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Điện Biên Phủ, mà cho đến lúc ấy hoặc chưa nghe bao giờ hoặc chỉ nghe hết sức loáng thoáng với lời bình phẩm hạ giá kèm theo. Những “voi” sự kiện theo nhau lù lù bước ra từ quá khứ khiến chúng tôi hết sức bỡ ngỡ!

Vì đã bị “tuyên truyền” rất kỹ, cũng phải đến hơn mười năm sau lần về nước đầu tiên, sau khi nghĩ đi nghĩ lại không biết bao nhiêu lần, chúng tôi mới thấy được thật rõ ràng lịch sử dân tộc trong khoảng 1945-1975 thực ra là như thế nào.


Nhà văn Võ Phiến trong những tư cách khác

Nhà văn Võ Phiến là một người đứng đắn, không bao giờ làm việc gì trái lương tâm để thủ lợi. Một người không bao giờ cậy thế bắt nạt, lấn lướt ai. Một người khiêm tốn, không bao giờ khoe khoang. Một người ăn nói luôn ôn tồn, thái độ luôn hòa nhã.

Nhà văn Võ Phiến là một thành viên tận tụy của gia đình, gia tộc.

Nhà văn Võ Phiến đóng góp rất đáng kể vào văn học Việt Nam trong thế kỷ 20.

Một lập trường chính trị hoàn toàn bất ổn

Nhà văn Võ Phiến viết nhiều thể loại. Lập trường chống cộng của ông được đưa ra rải rác khắp nơi trong nhiều loại tác phẩm khác nhau, khi là hẳn một bài tạp luận hay tạp bút, khi là lời nhân vật trong truyện ngắn hay truyện dài, khi là những đoạn trong một tác phẩm phê bình hay nhận định văn học v.v.

Lập trường chống cộng của nhà văn Võ Phiến liên hệ đến ba vấn đề: giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, chọn lựa ý thức hệ.

Về giải phóng dân tộc, nhà văn Võ Phiến khẳng định không có nhu cầu!!!

Ông cho rằng sớm muộn Pháp cũng trả độc lập cho ta, viện dẫn những chuyện xảy ra trên thế giới.



Đúng là đế quốc Anh đã tự giải tán trong hòa bình. Nhưng Pháp không phải là Anh. Pháp cương quyết tiếp tục giữ thuộc địa và cướp lại những thuộc địa tạm mất trong Thế chiến thứ Hai. Song song với hành động tái xâm lược ở Việt Nam, tháng 8-1945 quân đội Pháp thảm sát hàng chục ngàn người dân nổi dậy ở thành phố Sérif, An-giê-ri, và từ tháng 3-1947 đến tháng 12-1948 đàn áp kháng chiến ở Madagascar, giết có thể đến hơn 100.000 người! Ngay cả sau khi thua to ở Điện Biên Phủ, phải chấp nhận rút khỏi Việt Nam, Pháp vẫn cố giữ An-giê-ri để rất nhiều máu phải đổ nữa rồi mới chịu thôi làm đế quốc.

Nhà văn Võ Phiến nhắc những miền đất ở châu Phi được Pháp trả lại độc lập dễ dàng: thì những nơi ấy chính đã may mắn được hưởng thành quả rực rỡ của kháng chiến Việt Nam và kháng chiến An-giê-ri đấy chứ! Mà thực ra cũng không phải may mắn: ai cũng biết những “nước” Phi châu mới kia chỉ có cái vỏ độc lập chứ ruột thì vẫn nằm trong tay Pháp. Từ ngày “độc lập” năm 1960, các nước ấy đã bị Pháp ngang nhiên can thiệp quân sự hơn 30 lần! Vai trò áp đảo của Pháp trong vùng rõ ràng tới nỗi từ lâu đã sinh ra cái từ Francafrique: Phi nhưng mà “Phi Pháp”!

Dân tộc Việt Nam với ít nhất hai mươi mấy thế kỷ văn hiến, dân tộc Việt Nam mà chính toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã nhận xét là nhất ở Đông Nam Á, phải qua đến Nhật mới gặp được trình độ tương đương (1), dân tộc ấy lại nên như những giống người còn bán khai ở châu Phi ngồi chờ giặc thua to ở nơi khác, ban phát cho một thứ gọi-là-độc-lập hay sao?!!

Sau Thế chiến thứ Hai, không phải đế quốc nào cũng chọn buông thuộc địa. Chính dân tộc Việt Nam anh hùng đã dẫn đầu những dân tộc bị trị trong việc bắt đế quốc Pháp phải buông thuộc địa.

Hễ có kẻ đè đầu cưỡi cổ, thì khi có cơ hội ta phải vùng lên đánh hất nó xuống, chứ lẽ nào cứ ngồi yên đợi nó chán cưỡi chán đè!!!

Lý luận “không cần kháng chiến” hoàn toàn không có giá trị. Nó gốc ở cái ý muốn bào chữa cho những người không tham gia kháng chiến và cái ý muốn phủ nhận công lao to lớn của đảng cộng sản Việt Nam và ở một tâm lý tự ti về văn hóa dân tộc mà chúng tôi sẽ trình bày sau.

Về thống nhất đất nước, nhà văn Võ Phiến đặt việc chống cộng lên trên việc thống nhất đất nước.

Sau khi thua ở Điện Biên Phủ, đế quốc Pháp phải chấp nhận rời khỏi nước ta. Cuộc kháng chiến gian khổ, oai hùng do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã thành công! Nhưng một số người Việt Nam – những người đã không tham gia kháng chiến hoặc theo giặc đàn áp kháng chiến (!!!) – không chịu để toàn dân đi bầu tự chọn chính quyền mà dựa vào thế lực siêu cường Mỹ dựng lên một “nước” trên một nửa nước!!!

Tổ tiên ta bao nhiêu công phu, xương máu, qua bao nhiêu đời mới mở được chừng này đất, để bây giờ đất chia hai sao? Dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm trải bao lượt thử thách vẫn là một để bây giờ thôi là một sao?

Hễ có cơ hội, phải cố hết sức thống nhất đất nước.

Cơ hội đã có: từ năm 1960 chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu lung lay, khởi đầu do một số đảng phái bất mãn về chính sách, sau đó do đông đảo Phật tử đấu tranh chống thiên vị tôn giáo. Năm 1963 chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Tiếp theo là đảo chính liên miên. Nhân tình hình thuận lợi, quân kháng chiến Miền Nam và quân đội Miền Bắc tiến công mạnh mẽ. Đâu muốn chết đến người Mỹ, nhưng thấy “tiền đồn” Việt Nam Cộng Hòa quá nguy ngập, nhà nước Mỹ đành gấp rút cho hơn nửa triệu lính đổ bộ. Chính quyền Sài Gòn trở nên tạm ổn định, nhưng biển Mỹ kim tiền viện trợ lại nhanh chóng gây ra nạn quan chức tham nhũng hết sức trầm trọng. Tổn thất sinh mạng binh lính Mỹ, ảnh hưởng tai hại đến kinh tế Mỹ, sự kiên cường của kháng chiến Miền Nam và quân dân Miền Bắc, cùng với sự bất lực của chính quyền Sài Gòn, khiến nội bộ Mỹ trở nên chia rẽ trầm trọng, dẫn đến quyết định rút hết quân ra. Chỉ hai năm sau khi lính Mỹ rút, nước Việt Nam thống nhất. Tổn thất hơn 210.000 lính chết và bị thương, thả xuống ba lần rưỡi lượng chất nổ đã thả trong Thế chiến thứ Hai (!!!), tiêu mất gần một ngàn tỉ đô-la (tính theo giá đô-la năm 2011), mà siêu cường Mỹ rút cuộc vẫn thất bại trong ý đồ chia hai nước ta.(2) Mỹ thảm bại, chắc chắn có một phần do đã ủng hộ một chính quyền không được lòng dân.

Bất chấp cơ hội thống nhất đất nước đã tới, nhà văn Võ Phiến vẫn tiếp tục ủng hộ sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn. Đó là một lập trường đi ngược lại với lý tưởng dân tộc.


Về chọn lựa ý thức hệ, nhà văn Võ Phiến tuyệt đối bác bỏ chọn lựa chủ nghĩa cộng sản.

Chọn lựa một chủ nghĩa, phải trên cơ sở nhu cầu đất nước và phải căn cứ vào kết quả cụ thể.

Xét nhu cầu thì:

Thời Pháp thuộc có nhu cầu hết sức lớn là đánh đuổi giặc Pháp. Đến cuối thập kỷ 1910, nỗ lực cứu nước của các nhà nho đã coi như hoàn toàn thất bại. Công cuộc giành lại độc lập đòi hỏi một đường hướng mới. Vừa đúng lúc ấy bên Tây phương nẩy ra một thứ chủ nghĩa nhiệt liệt bênh vực những người bị áp bức, với những phương cách rất cụ thể để tổ chức họ thành lực lượng đấu tranh lợi hại. Quốc gia tiên phong ứng dụng chủ nghĩa ấy là Liên Xô, một cường quốc. Ở Việt Nam đang có vô số người bị áp bức, nếu chọn chủ nghĩa cộng sản thì trước mắt có phương tiện để tổ chức họ thành đoàn thể chặt chẽ, thêm về lâu dài có thể có được nguồn ngoại viện cần thiết cho kháng chiến: tại sao lại không?

Thời Pháp thuộc còn có nhu cầu khác cũng rất quan trọng là cải cách xã hội để san bằng những chênh lệch quá độ nẩy sinh như một kết quả của tình trạng đất nước bị ngoại nhân cai trị lâu ngày.(3) Chủ nghĩa cộng sản có vẻ là một phương tiện tốt để thực hiện việc cải cách này, tại sao lại không chọn?

Xét kết quả thì:

Đối với hai đại sự là giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, chủ nghĩa cộng sản rõ ràng là chọn lựa đúng. Nhờ đông đảo nhân dân đoàn kết chặt chẽ với tinh thần hy sinh cao độ và nhờ có ngoại viện cần thiết, mà cả hai đại sự đã thành công tốt đẹp.

Đối với việc cải cách xã hội, tuy trong một thời gian đã xảy ra sai lầm khiến một số người bị xử oan, nhưng mục đích san bằng bất công có đạt được. Nhân đây cũng nên nói về ý nghĩa của việc “sửa sai”. Nó chính là một ví dụ về khả năng Việt hóa món nhập ngoại của dân tộc Việt Nam. Ngay từ năm 1924 Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định cần xem xét lại chủ nghĩa cộng sản trên cơ sở lịch sử phương Đông.(4) Tiếc một phần do hoàn cảnh chiến tranh, trong cải cách ruộng đất việc xem xét lại đã không được tiến hành kịp thời. Nhìn chung, ở Miền Bắc văn hóa dân tộc đã làm mềm hẳn chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy, với kết quả là một xã hội về cơ bản vừa giữ được những giá trị truyền thống tốt đẹp vừa có một cái không khí bình đẳng hơn trước cũng tốt đẹp.


Nghĩa là, ít nhất trong khung thời gian liên hệ, việc chọn chủ nghĩa cộng sản không có gì sai.

Tóm tắt về lập trường chính trị của nhà văn Võ Phiến


Trong khi những người cộng sản Việt Nam lập hết công giải phóng dân tộc đến công thống nhất đất nước, cùng lúc dần dần cải cách ý thức hệ cộng sản cho hợp với văn hóa truyền thống và điều kiện xứ sở, thì nhà văn Võ Phiến hững hờ với giải phóng, thờ ơ với thống nhất, đem toàn lực tiến công cái bản gốc của ý thức hệ ấy!

Ông bảo chủ nghĩa cộng sản là xấu. Trông vào kết quả trên nhiều mặt, rõ ràng nó chẳng xấu cho đất nước quê hương một chút nào!

Một cách nhìn lịch sử cũng hoàn toàn bất ổn

Ngoài lập trường chống cộng, tác phẩm Võ Phiến còn chứa một cái nhìn về lịch sử dân tộc trong thế kỷ 20.

Ở đây có lẽ nên nhắc ngay đến cái khuynh hướng phân tích tâm lý nhân vật “chẻ sợi tóc làm tư” nổi tiếng của nhà văn Võ Phiến. Thực ra không chỉ khi viết truyện mà cả trong đời sống ông cũng thế, cũng thích chẻ cái mình nhìn ra cho thật nhỏ. Và ông đặc biệt ưa chú mục vào những cái xấu hoặc bất thường (tuy bản thân không hề xấu hoặc bất thường).


Mỗi người chỉ có đúng một cách nhìn. Tất nhiên nhà văn Võ Phiến đã nhìn lịch sử dân tộc bằng chính cách vừa nói trên.


Kết quả là, đọc ông ta gần như toàn gặp những người dân không biết yêu nước là gì (thỉnh thoảng có gặp thì nhân vật yêu nước hiếm hoi ấy lộ vẻ lạc lõng rõ rệt); không thấy thực dân khai thác tài nguyên bóc lột lao động đâu cả, chỉ thấy cán bộ cộng sản hủ hóa; không thấy giặc Pháp tàn bạo với người Việt Nam đâu cả, chỉ thấy có dân bị đấu tố oan; không thấy đông đảo nhân dân nô nức ủng hộ chiến sĩ, hàng hàng lớp lớp chiến sĩ hăng say đánh giặc ngoại xâm, lập chiến công oai hùng đâu cả, chỉ thấy nhiều người bị làm khổ và nhiều kẻ liều chết ngớ ngẩn!!! Không có những việc tốt nhà nước cộng sản đã làm cho dân nghèo nào hết, chỉ có những xáo trộn xã hội hoàn toàn vô ích!!!…

Dân tộc Việt Nam đâu phải như vậy. Sự thực về cuộc cai trị của đế quốc Pháp, về kháng chiến Việt Nam, về những việc làm của đảng cộng sản Việt Nam, đâu phải như vậy.


Sở dĩ nhà văn Võ Phiến thấy vậy, ấy bởi ông đã chăm chú nhìn những thành phần thiểu số, những chuyện lẻ tẻ, nhất thời. Chỉ có một việc cải cách ruộng đất thực hiện quá tay là đã xảy ra ở khá nhiều nơi và kéo dài khá lâu. Nhưng “sai” ấy đã được “sửa”.

Cái nhìn Võ Phiến ngoài tính rất đỗi cục bộ và tập trung vào cái xấu hoặc bất thường, còn một đặc tính nữa là hay khuếch đại.

Nhìn chỗ xấu, chẻ nhỏ, phóng to… Có là Tây Thi thì cũng không thể còn đẹp nổi dưới cái nhìn như thế! Thực ra đâu còn khuôn mặt nào nữa mà đẹp với xấu! Một công cuộc vĩ đại đầy ý nghĩa tốt đẹp cũng chẳng khác gì. Nhìn nó như nhà văn Võ Phiến nhìn thì thấy thật rõ những tiêu cực rời rạc bé nhỏ, mà không sao thấy được cái toàn thể tích cực liền lạc lớn lao.

Cách nhìn là quan trọng nhất. Nhưng nhìn đâu cũng có đóng góp vào cái thấy của người nhìn.

Có thể đặt vấn đề, hay là quê hương nhỏ của nhà văn Võ Phiến là huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định nó đã “ngoại lệ” khiến ông đâm ra dễ nghĩ lệch về chuyện đất nước? Quả thực, ở Phù Mỹ thời Pháp thuộc gần như không thấy bóng giặc Pháp mà chênh lệch giàu nghèo cũng không đáng kể. Nhưng ngay ở Phù Mỹ, chắc chắn cũng đã có rất nhiều người yêu nước, chẳng qua nhà văn không chú ý đến họ. Hơn nữa, dù chỉ nhìn tình hình Phù Mỹ mà thôi khó thấy được đại cục nước Việt Nam, thì thiết tưởng một người lên tiếng về đại cục như nhà văn Võ Phiến có trách nhiệm phải nhìn cho thật rộng, nhìn khắp cả nước, chứ đâu được nhận định về toàn quốc trên cơ sở tình hình ở chỉ địa phương mình!


Cuối cùng, về “cách nhìn Võ Phiến”, có lẽ cũng nên nêu lên rằng nó lẽ tự nhiên dẫn tới tâm lý bi quan, là một nét nổi tiếng của văn chương Võ Phiến. Bi quan trong văn thì không sao cả. Nhưng trong cuộc đấu tranh để sinh tồn của cả một dân tộc, thì hết sức tai hại.

Tại sao nhà văn Võ Phiến chống cộng

Nhà văn Võ Phiến lớn lên ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.


Cái lối giặc Pháp cai trị nước ta mỗi nơi một khác đã làm cho giặc gần như vô hình đối với người thanh niên mà sau này sẽ là nhà văn Võ Phiến. Bởi về kinh tế Phù Mỹ không có gì hấp dẫn, nơi ấy giặc chỉ hiện diện nhỏ xíu, cho có mà thôi. Đã ít lại “hiền”, chẳng làm gì ai, giặc cơ hồ như không phải giặc! Không gian chính trị như thế bất lợi cho lòng yêu nước. (Tuy vì việc học người thanh niên có xa quê một thời gian, nhưng Phù Mỹ là môi trường chủ yếu. Hơn nữa, ngay tại những nơi ở trọ ông cũng không có dịp thấy giặc nhiều và dữ. Người ấy đã chỉ lo học, không tham gia bất cứ tổ chức cách mạng nào.)

Ở Phù Mỹ, không gian văn hóa cũng không lợi cho lòng yêu nước. Như chính nhà văn Võ Phiến hơn một lần viết ra, nơi vùng quê ấy hết sức hiếm những cái nó có giá trị khiến người dân địa phương dễ dàng cảm thấy hãnh diện về đường tinh thần. Không kiến trúc truyền thống ấn tượng như mái đình mái đền mái chùa cong vút, không sinh hoạt truyền thống tưng bừng như lễ hội, hát quan họ hát chèo, rất ít làng nghề với những sản phẩm mỹ thuật tinh tế, cũng không nhà nho tài tử thơ phú tài hoa… Chỉ có bài chòi vài ngày dịp Tết và hát bộ rất thi thoảng.

Người thanh niên Võ Phiến có trình độ học vấn tương đối cao. Như một kết quả của chương trình giáo dục thuộc địa, thanh niên ấy mang nặng ấn tượng tốt đẹp về văn hóa Tây phương.

Người thanh niên Võ Phiến có đầu óc thực tế, chú ý nhiều đến điều kiện vật chất, mà văn hóa Tây phương thì từ khi sáng kiến ra phương pháp khoa học đã tỏ ra rất xuất sắc về cải tiến điều kiện vật chất.(5) Thanh niên ấy ưa phân tích tâm lý, mà văn học Tây phương thì sở trường phân tích tâm lý… Không phải không đáng kể đâu. Những chỗ hợp với Tây do bản tính ấy đã kết hợp với kết quả của chương trình giáo dục thuộc địa tạo nên một lòng đặc biệt nể mến Tây có ảnh hưởng nhất định đến thái độ riêng về chuyện chung.


Người thanh niên Võ Phiến hay nghĩ ngợi, với cái nhìn “tập trung vào chỗ xấu, chẻ nhỏ, phóng to”, hay hoài nghi, hay lo (rất) xa và đặc biệt nặng lòng với gia đình gia tộc.


Người thanh niên Võ Phiến tuy vậy có theo kháng chiến một thời gian, nhưng rồi một phần do bị chấn động tâm lý nặng bởi những quá độ trong cải cách ruộng đất, đã bỏ kháng chiến; được ít lâu, gia nhập một đảng phái chống cộng ở địa phương, hình như chủ yếu do một người bà con thân lôi kéo, chẳng bao lâu bị những người cộng sản bắt, nhận một án tù nhẹ vì đã không phải là một thành viên tích cực của tổ chức kia, trong khi người bà con thân bị án tử hình…


Không gian chính trị, không gian văn hóa, hoàn cảnh giáo dục, đặc tính cá nhân, tất cả đã cùng nhau khiến một thanh niên theo kháng chiến không mấy hăng say. Sau đó, một số biến cố chung, riêng đẩy thanh niên ấy về phía những người chống cộng.

Tại sao nhà văn Võ Phiến nổi tiếng chống cộng

Viết văn chống cộng thì lắm cây bút từ Miền Bắc di cư vào chịu khó viết. Nhưng tác phẩm của họ điển hình lớn lời mà thiếu chi tiết cụ thể, rỗng lý luận. Tác phẩm chống cộng của nhà văn Võ Phiến ngược lại: lời nhỏ kể lể tỉ mỉ, đay nghiến, với lý luận (sai) kèm theo.

Chính quyền Sài Gòn để ý và đánh giá cao lối viết ấy. Năm 1960, truyện vừa Mưa đêm cuối năm của nhà văn Võ Phiến được giải thưởng “Văn học Toàn quốc”. Như Nhất Linh nhận xét trong Viết và đọc tiểu thuyết, lời văn trong tác phẩm giật giải văn chương ấy hãy còn thô vụng.(6) Nó được chọn rõ ràng vì nội dung chính trị phù hợp với nhu cầu tuyên truyền của những người đang cai trị Miền Nam.

Sau Mưa đêm cuối năm, được chính quyền Sài Gòn khuyến khích và được “đồng chí” tán thưởng, nhà văn Võ Phiến tiếp tục cho ra đời những tác phẩm có nội dung tương tự, viết chống cộng mỗi lúc một thêm “tinh vi”. Thực ra tác phẩm Võ Phiến trở nên “vi” (tỉ mỉ) hơn nữa, chứ không phải “tinh” (thấy đúng bản chất) hơn chút nào, vì nhìn cục bộ thì không thể thấy toàn thể. Cái tiếng “chống giỏi” của nhà văn nhanh chóng lan rộng trong cái tiểu xã hội phức tạp của những người chống cộng mà có lẽ đại đa số không thực sự chia xẻ nội dung cụ thể của tác phẩm Võ Phiến, chưa nói nhiều người hình như không hề cầm tới sách! Nhà văn Mai Thảo có lần đọc, thấy “nhiều sắc thái địa phương”. Nhà văn Vũ Khắc Khoan cũng thử đọc, rồi phàn nàn về những nhân vật “tù lù mù”. Chi tiết khó “chia”, mà lý luận hẳn họ càng thấy khó “sẻ”, vì vốn dĩ chính bản thân họ có hay lý luận rắc rối gì đâu. Đại khái, mỗi người chống cộng vì một số lý do riêng, rồi hễ cứ nghe ai “chống giỏi” là rủ nhau hoan hô, không cần biết người kia cụ thể chống thế nào!



Cái lối được trầm trồ mà không được đọc rồi cũng xảy ra cho nhà văn Võ Phiến ở ngoài Bắc. Một số người “Nhân Văn Giai Phẩm” nghe tiếng chống cộng của ông, sinh ngay cảm tình, tuy hầu hết những người ấy chắc chắn rút cuộc chưa bao giờ đọc được một chữ văn Võ Phiến! Thực ra giữa họ và nhà văn Võ Phiến có chỗ khác nhau rất căn bản: họ đều đồng lòng kháng chiến đánh đuổi giặc Pháp, lấy việc ấy làm quan trọng hơn cả, trong khi nhà văn Võ Phiến thì không. Nông nỗi của họ xảy ra là do họ nghĩ giải phóng dân tộc xong rồi, Đảng không nên lãnh đạo văn hóa nữa, mà nên để “trăm hoa đua nở”. Nhưng việc nước đã xong đâu! Còn phải thống nhất đất nước. Với sự can thiệp của siêu cường Mỹ, công việc sẽ vô cùng khó khăn. Cần phải duy trì ý chí chính trị và tinh thần kỷ luật ở mức cao nhất. Tự do văn hóa sẽ ảnh hưởng xấu đến nỗ lực duy trì này, do đó Đảng không thể chấp nhận được. Nhìn cách khác, tình hình đất nước bấy giờ chưa thích hợp với một cải cách chủ nghĩa lớn như vậy.

Vào cái khoảng thời gian Liên Xô vừa sụp, cái tiếng chống cộng của nhà văn Võ Phiến còn khiến một số nhà văn Việt Nam ở trong nước tìm cách bắt liên lạc với ông, hẳn vì họ nghĩ nhà nước cộng sản Việt Nam cũng sắp sụp! Có người nhân dịp đi công tác qua Mỹ, đã tỏ tình thân ái bằng cách tặng nhà văn Võ Phiến một chiếc đồng hồ đeo tay dùng lâu năm. Người ấy từng tự nói nhờ Đảng mà tôi mới được thế này. Ấy thế mà khi tưởng Đảng sắp đổ, ông vội vã đi ôm chầm lấy kẻ thù của Đảng! Ngán cho “nhân tình thế thái”. Thân phụ chúng tôi có kể rằng, qua trò chuyện, thấy nhà văn kia dường như chưa hề đọc một tác phẩm nào của mình!

Ra hải ngoại, tiếng tăm của nhà văn Võ Phiến lớn hơn khi ông còn ở Sài Gòn. Vì hai lý do. Thứ nhất, lẽ tự nhiên trong cái cộng đồng của những người bỏ nước, ai chống chính quyền của nước đã bỏ thì được hoan nghênh, chống càng mạnh càng được hoan nghênh. Thứ hai, việc nhà văn Võ Phiến bắt đầu viết và viết trong một thời gian dài tác phẩm Văn học Miền Nam khiến rất nhiều văn nhân hải ngoại đua nhau ca ngợi ông trong thời gian dài. Sau khi toàn bộ tác phẩm ấy được trình làng, có khá nhiều phản ứng bất lợi từ chính những người đã từng trông ngóng nó ra đời. Họ không bằng lòng về một số nhận định văn học của tác giả. Chúng tôi cho rằng về nhận định văn học, Văn học Miền Nam chứa nhiều ý kiến giá trị. Nhưng cũng như đa số tác phẩm Võ Phiến, đáng tiếc, nó cùng lúc chứa những phát biểu hoàn toàn sai lầm về lịch sử đất nước trong thế kỷ 20.


Một lòng yêu nước tự ti

Không biết bằng Paul Doumer


Khi còn ở quê, do kiến thức rất giới hạn, người thanh niên Võ Phiến đinh ninh Việt chỉ là học trò của Tàu. Sau khi vào Sài Gòn năm 1960, kiến thức của nhà văn trẻ Võ Phiến tăng lên rất đáng kể. Ông dần dần biết ta có những nét riêng…


Đọc Quê hương tôi và Tạp văn, mọi người khen tác giả uyên bác, biết nhiều về văn hóa Việt Nam.


Thực ra ngay trong Quê hương tôi vốn cũng vẫn còn có chỗ tác giả lặp lại cái thành kiến sai lầm cũ kỹ rằng ta chỉ là học trò của Tàu, song song với một số phát biểu xác đáng về tiếng Việt, về ẩm thực Việt Nam, về áo dài…, nhưng chúng tôi đã biên tập bỏ đi. Tác phẩm vẫn còn chứa vài ý được diễn rất kín đáo mà nếu đọc thật kỹ độc giả có thể cảm thấy đằng sau những dòng chữ là chờn vờn một tâm lý tự ti về văn hóa dân tộc.

Làm sao mà nhà văn Võ Phiến lại tự ti thế?

Xin hãy để ý “quê hương tôi” chỉ là một nửa của đất nước thôi! Trong khi nói cho thành thật, thì những thành tích cao nhất của văn hóa Việt Nam trong chiều dài lịch sử dĩ nhiên đã được lập trên nửa khác, ngoài Bắc, nơi đất gốc của dân tộc. So “cao” về văn hóa với ai, phải căn cứ vào thành tích ở Bắc bộ. Thế mà kiến thức của nhà văn Võ Phiến về văn hóa Việt Nam ở Bắc bộ đã không bao giờ đạt độ rộng và sâu cần thiết. Ngoại trừ văn học, ông biết rất ít! Chính do cái biết thiếu ngặt nghèo ấy, mà ông không được thoải mái khi so sánh văn hóa ta với văn hóa người.

Kể ra, trên nửa phía nam của đất nước, nếu nhìn toàn thể những biểu lộ nơi con người thì có lẽ cũng vẫn thấy được đúng trình độ dân tộc. Nhà văn Võ Phiến không thấy đúng, hẳn bởi cái cách nhìn cục bộ và cái khuynh hướng nhấn mạnh tiến bộ vật chất…

Hết sức đáng tiếc, rút cuộc nhà văn Võ Phiến không biết trình độ tiến hóa của dân tộc Việt Nam bằng Paul Doumer đã biết hơn hai mươi năm trước ngày ông chào đời!

Vì không biết nên mới “Á Phi”

Không phải tình cờ mà khi bàn chuyện đất nước, nhà văn Võ Phiến hay nhắc tới Phi châu. Ông ngỡ ta chắc không hơn Phi bán khai bao nhiêu, trong khi thực ra giữa ta với họ có cái khoảng cách hai mươi mấy thế kỷ văn hiến!!!

Chỉ tính từ sau Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam cũng đã lập quốc hàng ngàn năm. Trong khi ở phần lớn Phi châu, gọi “nước” nọ “nước” kia là mới gọi thôi, các biên giới nước cơ bản chỉ là biên giới thuộc địa do các đế quốc Âu châu vẽ ra! Ta với Phi chỉ giống nhau ở chỗ cùng bị Tây chiếm, chứ về trình độ tiến hóa thì khác hẳn nhau, nhập ta vào với Phi thành “Á Phi nhược tiểu” là nhập thế nào!!! Vấn đề của ta là giành lại độc lập, tổ chức lại xã hội để cạnh tranh về vật chất với Tây phương. Vấn đề của Phi châu là tiến hóa! Pháp gọi Á Phi là đế quốc gọi chung thuộc địa, không thèm phân biệt. Còn ta phải biết cái “giá ngọc” của ta chứ! Nhà văn Võ Phiến phần không biết đúng trình độ dân tộc Việt Nam, phần không rõ tình hình ở Phi châu, phần bị ảnh hưởng lời giặc Pháp, mà đã nhầm lẫn rất to.

Học sau cũng được chứ

Nói rằng nhà văn Võ Phiến không yêu nước thì không đúng. Nhưng ông yêu nước tự ti, yêu mà không hăng hái đứng lên vì nước, vì quá nể cái kẻ đang chiếm nước!


Lòng yêu nước tự ti của ông, chúng tôi còn nhớ ngày niên thiếu ở Sài Gòn có lần trong một bữa cơm gia đình đã được nghe nó hiện ra thành một câu bình phẩm về chuyện giặc Pháp cai trị nước ta. Câu ấy “kinh khủng” tới nỗi chúng tôi thấy không nên viết ra đây.

Nhà văn Võ Phiến như thế là không giống các nhà nho Việt Nam xưa kia. Tuy rất quý Khổng Tử, nhưng cứ hễ con cháu Mã Viện xâm phạm bờ cõi là nho Việt hăng hái tham gia kháng chiến ngay, đánh cho kỳ giặc phải rút sạch về mới thôi.

Học giả Đào Duy Anh khi nghiên cứu truyền thống trí thức yêu nước trong văn hóa Việt Nam đã nhận xét rằng đến thời đánh Pháp truyền thống ấy vẫn còn. Đa số trí thức Tây học đã theo kháng chiến, nhiều người bỏ sự nghiệp thành công tột bực mà theo.

Tàu Tây có gì hay thì ta chọn học sau cũng được, đâu cần phải để cho nó kéo vào hay tiếp tục cưỡi trên cổ ta mà dạy!


Hai phát biểu riêng tư ý nghĩa

Để kết thúc những điều muốn nói về lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của nhà văn Võ Phiến, chúng tôi xin kể hai phát biểu của ông trong chỗ riêng tư.

Một hôm, về cuối thập kỷ 1990, đang trò chuyện với chúng tôi về tài hành quân thần tốc của vua Quang Trung (một đề tài ưa thích do hãnh diện địa phương), ông chợt lạc đề, trầm trồ việc những người cộng sản đã đánh bại liên tiếp hai giặc thật lớn! Ông buông ra chỉ đúng một câu rồi thôi, quay về với chuyện quân Tây Sơn như không hề đã nói gì lạ cả.


Một hôm khác, có lẽ khoảng năm 2004, 2005, cũng trong một dịp trò chuyện lan man, ông bỗng thốt lên rằng may quá, vào đúng lúc cần thì dân tộc có một người lãnh đạo hết sức giỏi là Hồ Chí Minh! Lần ấy, ông có nói thêm một chút, nhắc Hồ Chủ tịch là con một nhà nho.

Như vậy… Tiếc thay, mọi việc đã lỡ làng từ rất lâu.

Về phía chúng tôi, hai phát biểu bất ngờ nói trên của nhà văn Võ Phiến làm chúng tôi thấy nhẹ lòng đáng kể mỗi khi nghĩ về thân phụ mình như một người dân của tổ quốc Việt Nam.

Lời tổng kết về văn nghiệp Võ Phiến

Văn nghiệp Võ Phiến vừa tích cực vừa tiêu cực.

Tích cực, đáng lưu truyền, là phần văn học. Tiêu cực, đáng bỏ đi, là phần chính trị.

Về văn học, ấy là một tấm gương sáng về cố gắng học hỏi, trau giồi, cần lao đứng đắn, tự phát huy tối đa năng khiếu bẩm sinh.

Về chính trị, ấy là cái bi kịch của một người Việt Nam sống giữa thời kỳ lịch sử dân tộc cực kỳ khó khăn mà trước không tha thiết với độc lập, sau không tha thiết với thống nhất, khăng khăng đặt chuyện chống chủ nghĩa cộng sản lên trên tất cả. Rút cuộc, nhà văn Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản!

Sai lầm chính trị đã đưa tác phẩm Võ Phiến ra khỏi lòng dân tộc. Đất nước đã độc lập, thống nhất lâu rồi. Nay đến lúc, nhân danh bảo tồn những giá trị văn hóa Việt Nam, đưa tác phẩm Võ Phiến trở về, sau khi lọc bỏ nội dung chính trị.


Nhà nước Việt Nam đã sáng suốt khi quyết định cho tái bản sách Võ Phiến trong nước. Đáng tiếc, một thiểu số đang lợi dụng tình hình quốc tế mà âm mưu tái phổ biến cả những nội dung chính trị sai lầm. Việc tái phổ biến này vừa có thể gây mất đoàn kết, hại cho nước, vừa xúc phạm sự thực lịch sử.





Tháng Tám, năm 2014


_______
(1) “… phải sang đến tận Nhật Bản người ta mới thấy được một giống dân tương xứng (…) Cả hai giống người Việt và Nhật (…) đều thông minh, chăm chỉ và can đảm (…) Người Việt (…) vượt xa các dân khác (ở Ðông Nam Á)” (P. Doumer, L”Indochine francaise (hồi ký), nxb. Vuibert et Nouy, Paris, 1905, dẫn theo Phạm Cao Dương, Lịch sử dân tộc Việt Nam, nxb. Truyền Thống Việt, California, 1987). Năm 1905 Nhật đang lừng lẫy, Việt đang nhục nhã: “Khen cho con mắt tinh đời, anh hùng đoán giữa trần ai mới già”! P. Doumer thật là đại tri kỷ của dân tộc ta. Nhưng nhận định chính xác của Doumer rồi nằm sâu chôn chặt trong hồi ký, không được mấy người biết. Mà dù nhiều người Pháp có biết, thì chắc chắn cũng không vì thế mà họ tự ý trả lại độc lập cho ta. Cưỡi cổ giống dân ưu tú như thế, càng sướng chứ sao!



(2) Số liệu theo trang thevietnamwar.info và trang en.wikipedia.org.



(3) Chúng tôi chia xẻ ý kiến của học giả Nguyễn Hiến Lê rằng “thời trước nước mình không có giai cấp đấu tranh” (Hồi ký NHL, nxb. Văn Học, VN, 1992, tr. 98-99). Nhưng tuy không có vấn đề giai cấp như một kết quả của cấu trúc xã hội truyền thống, trong thời Pháp thuộc đã xảy ra chênh lệch giàu nghèo quá độ, vì lúc bấy giờ quan điển hình không còn là cha mẹ dân, không lo cho dân nữa, mà vừa ngay ngáy lo phục vụ giặc cho thật kỹ vừa ngày đêm tận tụy bóc lột dân! Dưới quan, bọn hào lý cũng bận bịu “hai lo”: một phục vụ quan, hai bóc lột dân! Và vì trên quan dưới hào đều không vì dân, nên các địa chủ cũng tha hồ bóc lột!



(4) “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu, mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại (…) Mác cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản (…) Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai đoạn (đầu) này không? (…) (Phải) xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” (Nguyễn Ái Quốc, bài viết năm 1924, in lại trong Hồ Chí Minh toàn tập, 1995, tập I, tr. 464-469, dẫn theo Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb. Văn Hóa – Thông Tin, Hà Nội, 1998, tr. 451-452).



(5) Trong văn chương Võ Phiến ta thấy có khuynh hướng nhìn ra ngoài cuộc sống, hướng về vũ trụ thay vì nhân sinh. Nhưng lúc nào nhìn “ra” thì nhìn, còn cứ hễ quay đầu lại nhìn cuộc sống thì Võ Phiến thực tế chứ không lý tưởng.



(6) Sau khi đọc lời phê bình thẳng thắn của Nhất Linh, Võ Phiến đã cố cải tiến phần lời và đã đạt kết quả rất tốt. Lời văn truyện ông trở nên sáng nhẹ hơn trước nhiều, trong khi lời tùy bút, tạp văn tuy không bao giờ đẹp được như văn Nguyễn Tuân nhưng nhiều khi gợi cảm, có sức lôi cuốn người đọc. Nhân thể, xin nhắc người đọc bây giờ rằng nhà văn Võ Phiến đã có nhiều dịp sửa văn bản của những tác phẩm ban đầu, nên nếu căn cứ vào sách được tái bản thì sẽ khó hiểu tại sao Nhất Linh lại phê bình như vừa nói.



Nguồn: Góc nhìn