Muốn chia sẻ với bạn bè và người đọc về quan điểm về chính trị, về đất nước, quê hương, bè bạn
Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015
Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014
NGUYỄN NGỌC GIÀ ĐÃ BỊ LỘT MẶT NẠ VÀ BỊ BẮT
(Tin nóng từ: http://trelangblogspotcom.blogspot.com/)
Thực sự, rất ít người biết Nguyễn Ngọc Già là ai, và thường chỉ biết đến hắn như một cây bút chống cộng cực đoan.
Khi Khoai@ đưa tin lần đầu: "Nguyễn Ngọc Già đã nối gót Nguyễn Quang Lập", đã có rất nhiều người còn nghi ngờ.
Xin khẳng định thông tin trên là chính xác.
Khi Khoai@ đưa tin lần đầu: "Nguyễn Ngọc Già đã nối gót Nguyễn Quang Lập", đã có rất nhiều người còn nghi ngờ.
Xin khẳng định thông tin trên là chính xác.
Nguyễn
Ngọc Già, tên thật là Nguyễn Đình Ngọc, sinh năm 1966, hiện trú tại căn
hộ 2EP1 - 11 (G11 - 4) Skygarden 1, khu phố 6, phường Tân Phong, quận
7, thành phố Hồ Chí Minh đã bị bắt khẩn cấp theo điều 88 Bộ Luật Hình sự
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cuối
cùng thì Nguyễn Đình Ngọc cũng bị bắt cho dù hắn sử dụng bút danh là
Nguyễn Ngọc Già và các thủ đoạn kỹ thuật để trốn tránh pháp luật.
Kẻ chống phá nhà nước điên cuồng này vẫn thường tự hào rằng mình không bị bắt và không thể bị bắt vì "Tôi chọn con đường cô đơn trong tự do tư tưởng để đi…".
Và để chứng minh điều đó, hắn liên tục đăng các bài đả phá chế độ,
xuyên tạc sự thật, vu khống các lãnh đạo đảng và nhà nước, gây mất đoàn
kết, tạo sự nghi kỵ lẫn nhau trong nội bộ và làm giảm sút niềm tin của
người dân đối với nhà nước, với đảng cộng sản. Các bài viết của Nguyễn
Ngọc Già được tập trung ở trang Dân Luận, Dân Làm Báo, Tổ Quốc, BBC,
RFA, RFI, VOA và các trang của những kẻ khoác áo "dân chủ" ở Việt Nam.
Trước khi bị bắt, Nguyễn Ngọc Già có bài: "Làm sao để không bị bắt?" với nội dung chia sẻ kinh nghiệm để chống phá nhà nước mà không bị công an tóm cổ.
http://baotoquoc.com/2014/12/10/nguyen-ngoc-gia-lam-sao-de-khong-bi-bat/
Nực cười, lên mặt dạy dỗ những kẻ khác, nhưng chính Nguyễn Ngọc Già lại sa bẫy của chính mình.
Nói cho cùng, "nhân nào quả nấy". Làm việc phi nghĩa, tất yếu sẽ bị vạch mặt.
Bạn
có thể vào trang Tổ quốc và vào cột bên trái (Cột tác giả), tìm đến cái
tên Nguyễn Ngọc Già để thấy mức độ chống phá của đối tượng này như thế
nào. Các bài viết của Nguyễn Đình Ngọc đều có nội dung chống phá nhà
nước, xuyên tạc, phỉ báng lãnh tụ dân tộc và đe dọa đến tồn vong của chế
độ.
Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014
Công lý, Tự do và Nhân quyền với người Da Màu ở Mỹ.
Bắt đầu sự kiện là vào lúc 12
giờ trưa ngày thứ bảy 9/8/2014 ở ngoại ô
thành phố Ferguston bang Missouri, viên cảnh sát Darren Wilson ngồi trong xe
tuần tra đuổi theo hai người đàn ông da den có tên là Michael Brown 18 tuổi và
Dorian Johnson đang đi dưới lòng đường của một con phố nhỏ , bởi vì viên cảnh sát nghi ngờ là hai thanh niên này vừa xô đẩy một nhân viên bán hàng để ăn cắp một
vài điếu xì-gà của cửa hàng cạnh đấy. Khi đối mặt hai thanh niên này Darren Wilson
lệnh buộc họ bước lên vỉa hè nhưng họ không tuân theo và có ý chống lại, trong
cơn tức giận Darren Wilson khi đó còn đang ngồi trong xe tuần tra liền rút súng bắn một loạt 12 phát về phía hai
người thanh niên da đen, hậu quả là có
tới 8 viên đạn ghim vào đầu, vai và ngực của Brown và làm anh ta tử thương tại
chỗ.
Michael Brown 18, bị Sĩ quan Cảnh sát da trắng Wilson bắn chết giữa trưa ngày 9/8/2014 vì nghi rằng Brown đã ăn cắp vài điếu xì-gà trong một cử hiệu nhỏ ở Ferguston |
Đến 8 giờ tối ngày
24/11/2014, Theo luật Mỹ, khi các công tố viên ở Ferguston, Missouri công bố
quyết định của Bồi thẩm đoàn rằng Viên Trung úy cảnh sát Wilson 28 tuổi là người dùng súng bắn 8 phát vào Michael Brown không có vũ trang giết chết anh
ta là vô tội. Trong khi nhà cầm quyền Ferguston thừa biết rằng khi họ tuyên
bố Sĩ quan cảnh sát Wilson vô tội thì sẽ có một làn sóng giận dữ
bùng phát ngay lập tức nên họ đã nhanh chóng triển khải lực lương Cảnh sát
chống bạo động, và dựng lên các hàng rào bao quanh các tòa nhà công quyền.
Liền ngay đêm đó
Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi người dân bình tĩnh và rằng họ có quyền đi
biểu tình đòi công lý nhưng phải trong không khí hòa bình, không bạo lực. Tuy
nhiên, ngay sau đó màn hình TV của Mỹ đã được lấp đầy bởi những hình ảnh xe
cảnh sát bị đốt cháy, đám đông bỏ chạy vì
bị xịt vòi rồng và hơi cay, dùi cui điện được vung lên đầu người biểu
tình và đạn cao su bắn tới tấp vào họ. Truyền hình cũng chiếu cảnh những thanh
niên da màu ném gạch đá và đập phá, đốt cháy xe tuần tra của Cảnh sát và thiêu rụi hàng
chục các cửa hàng. Các khẩu hiệu đòi công lý cho người Da đen được giăng lên
khắp nơi: “Punish Wilson” - Phải trừng trị Wilson, “Hands up Don’t shoot”- Giơ tay rồi không
bắn, có ý nói rằng khi Brown đã giơ tay đầu hàng rồi mà Wilson còn bắn 8
phát đạn liên tiếp để cố tình giết chết anh
ta !
Mặc dù theo luật
Mỹ hành vi phân biệt chủng tộc sẽ bị trừng phạt, nhưng trên thực tế nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ đang hiển hiện
rõ ràng hơn bao giờ hết…không phải chỉ ở Fergustion mà cả ở New York, ở ngay
Washington DC ở Texas…ở khắp nước Mỹ.
Vụ Cảnh sát bắn chết Michael Brown chỉ là “giọt nước
phân biệt chủng tộc tràn ly”:Người Da đen ở Furguston xuống đường biểu tình đòi công lý cho Brown hô vang khẩu hiệu "Hands up-don't shoot - Đã giơ tay rồi sao còn bắn" |
Thành phố Ferguston chỉ có vỏn vẹn 21.135 người dân, gần 70% là người Da đen. Những câu chuyện về cảnh sát trong thành phố thuộc hạt St.Louis (nơi xảy ra vụ bắn chết Micahel Brown ) nhắm vào người da đen để chặn xét trong giao thông và trên đường phố, áp đặt những khoản tiền phạt mà họ thường không thể trả được và ghép tội họ. Theo thông tin của ArchCity Defenders, một nhóm phi lợi nhuận, phát hiện Tòa án thành phố ở Ferguson chỉ riêng năm 2013 đã phát hành 32.975 lệnh bắt giữ toàn là những lái xe người da đen buộc tội họ là vi phạm luật giao thông. Những khoản phạt vi cảnh này xếp hạng thứ hai trong nguồn thu nhập 20 triệu USD của thành phố.
Ngoài ra, những phụ nữ trẻ
người Da đen của Ferguston thường xuyên
bị cảnh sát quấy nhiễu và buộc dừng xe
để khám xét vì cho rằng họ buôn lậu ma túy (Theo Economist). Mặc dù ở thành phố này dân
số hầu hết là người da đen nhưng người da đen lại tìm việc làm rất khổ sở và
khó khăn, nhà cầm quyền thường sử dụng người da đen để chống lại người da đen.
Cũng theo Economist, một người da đen kể rằng anh không xin được việc làm trong
một casino địa phương bởi vì một thành viên trong nhóm điều hành casino nói với
anh ta rằng "những người da trắng sẽ không tới" nếu họ biết anh ta
làm việc ở đó. "Và cô ta lại là một người da đen!" !
Trayvon Martin 17, người bị Zimmerman Da trắng 28, giết đêm 26/2/2012 rồi Bồi thẩm đoàn cho Zimmerman vô tội và cũng dẫn đến biểu tình, bạo động dấy lên trên toàn nước Mỹ. |
Dù thế cuộc chiến đấu cho công lý vẫn tiếp
tục, ngày thứ bảy, 14/12/2014 hàng ngàn người tề tựu về Washington để phản
đối sự hung tàn của cảnh sát đối với
người da màu và kêu gọi cải cách các cơ quan thi hành công lực.
Thân nhân của Michael Brown, Eric Garner, Tamir Rice và Trayvon Martin – mà những người biểu tình gọi là nạn nhân của bất công chủng tộc — tham dự vào cuộc biểu tình có tên là “cuộc tuần hành Công lý cho Tất cả.”
Sự kiện này diễn ra gần Điện Capitol nằm trong khuôn khổ một loạt các cuộc biểu tình trên nước Mỹ vào ngày thứ Bảy, do một tổ chức có tên “Hành động Ferguson” đứng ra kêu gọi và tổ chức.
Các cuộc biểu tình diễn ra trên toàn nước Mỹ kể từ đêm 24/11/2014 và kéo dài
liên tục. Các cuộc biểu tình bùng phát trở lại khi một bồi thẩm đoàn không
truy tố những nhân viên cảnh sát trong vụ Eric Garner một trung niên Da đen bị
Cảnh sát New York đánh đập và kẹp cổ cho đến chết ngạt ngay giữa thành
phố. Các Bác sĩ pháp y sau khi khám nghiệm đã tuyên bố đây là một vụ giết người.
Trước đó em Tamir Rice 12 tuổi bị nhân viên cảnh sát Ohio bắn chết sau khi vung một khẩu súng đồ chơi cũng làm căng thẳng gia tăng.
Cuộc tuần hành ngày thứ Bảy tại Washington do lãnh tụ dân quyền Al Sharpton tổ chức.
Những cuộc tuần
hành và tập họp cũng được dự trù tổ chức tại những cộng đồng khác trên nước
Mỹ—từ thành phố New York đến tiểu bang Mississippi ở miền nam cho đến khuôn viên trường đại học Indiana miền trung tây. Những
cuộc biểu tình khác cũng được tổ chức ở Torontoa (Canada),
London (Anh).Thân nhân của Michael Brown, Eric Garner, Tamir Rice và Trayvon Martin – mà những người biểu tình gọi là nạn nhân của bất công chủng tộc — tham dự vào cuộc biểu tình có tên là “cuộc tuần hành Công lý cho Tất cả.”
Sự kiện này diễn ra gần Điện Capitol nằm trong khuôn khổ một loạt các cuộc biểu tình trên nước Mỹ vào ngày thứ Bảy, do một tổ chức có tên “Hành động Ferguson” đứng ra kêu gọi và tổ chức.
|
Trước đó em Tamir Rice 12 tuổi bị nhân viên cảnh sát Ohio bắn chết sau khi vung một khẩu súng đồ chơi cũng làm căng thẳng gia tăng.
Cuộc tuần hành ngày thứ Bảy tại Washington do lãnh tụ dân quyền Al Sharpton tổ chức.
Công lý cho Brown vẫn đang tiếp tục đấu tranh.
Chiều nay 21/12/2014 tại Tòa án Ferguston Công tố viên Bob McCulloch đã thú nhận rằng ông đã đưa ra các nhân chứng sai cho bồi thẩm đoàn để họ có những phán quyết bất công cho vụ Brown có lợi cho cảnh sát Darren Wilson. Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh KTRS vào thứ Sáu, McCulloch nói rằng ông quyết định đưa ra các nhân chứng giả để họ " không nói ra sự thật" trước bồi thẩm đoàn. Cụ thể, McCulloch thừa nhận ông cho một người phụ nữ có tên là McElroy mà "Rõ ràng bà đã không có mặt khi vụ giết người này xảy ra" để làm nhân chứng cho bồi thẩm đoàn. Người phụ nữ nhân chứng giả làm chứng rằng trước khi bị bắn Michael Brown vật lộn với Wilson khi anh ta bị buộc phải đi lên vỉa hè "như một cầu thủ bóng đá, dí đầu Wilson cúi xuống," để bồi thẩm đoàn phán quyết cho rằng Sĩ quan Wilson đã giết chết Brown chỉ là để tự vệ mà thôi…(*)
Theo tờ The Smoking Gun làm rõ chi tiết thêm rằng “bà McElroy khi nghe vụ Brown bị giết mới đến thăm Ferguston, bà ấy vốn có bệnh rối loạn lưỡng cực mà không được điều trị và có tiền sự về phân biệt chủng tộc” và ”bà ta cũng thừa nhận là bị chứng mất trí nhớ kể từ khị bị ném qua kính chắn gió trong một tai nạn ô tô năm 2001 !”
Việc đưa lời khai và nhân chứng giả cho bồi thẩm đoàn, McCulloch có thể bị truy tố tội vi phạm đạo đức nghiêm trọng. Theo luật bang Missouri các luật sư đều bị cấm cung cấp "các bằng chứng mà các luật sư biết là sai."
Theo luật bang Missouri, các cuộc tranh luận của bồi thẩm đoàn là bí mật và các công tố viên không được phép có mặt, tuy nhiên công tố viên McCulloch đã cùng họ tranh luận trong cuộc họp kéo dài hơn hai giờ đồng hồ…
Một nhà lập pháp Missouri, Karla May, hôm thứ sáu 19/12/2014 đã đề nghị tiến hành một cuộc điều tra về hành vi vi phạm pháp luật bang của McCulloch. Ông May nói rằng có bằng chứng cho thấy McCulloch "Thao túng quá trình hoạt động của bồi thẩm đoàn ngay từ đầu để đảm bảo rằng Sĩ quan cảnh sát Wilson sẽ không bị truy tố."
Tất cả các các vụ bắn giết người da đen và xử lý các vụ án đó của các nhân viên công quyền của nước Mỹ đã cho chúng ta thấy luật pháp và nhân quyền của nước Mỹ được áp dụng và thực thi như thế nào. Hoa Kỳ luôn tự cao vỗ ngực cho mình là tấm gương của công lý và có quyền rao giảng cho các dân tộc khác về Nhân quyền,Tự do, Công lý, luôn chọc ngoái, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của những nước mà không đi theo cái gậy chỉ huy của Mỹ.
Thiết tưởng nước Mỹ phải thức tỉnh để trở về với thực tại tồi tệ về nhân quyền, tự do công lý của chính mình, nơi mà hàng năm có không dưới 500 người vô tội phần lớn là người da màu bị chết oan ức dưới họng súng tàn độc của cảnh sát Mỹ rồi được nhà cầm quyền, các nhà thực thi pháp luật Mỹ thao túng, giả dối, bênh vực, chạy tội cho những kẻ giết người.
Chế Trung Hiếu
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(*) (http://thinkprogress.org/justice/2014/12/21/3606084/how-a-startling-admission-from-the-ferguson-prosector-could-restart-the-case-against-darren-wilson/).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(*) (http://thinkprogress.org/justice/2014/12/21/3606084/how-a-startling-admission-from-the-ferguson-prosector-could-restart-the-case-against-darren-wilson/).
Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014
NGUYỄN QUANG LẬP ĐÃ VI PHẠM ĐIỀU 88 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?
NGUYỄN QUANG LẬP ĐÃ VI PHẠM ĐIỀU 88 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?
Mấy ngày nay, dư luận khá quan tâm việc Nguyễn Quang Lập bị cơ quan
chức năng tạm giam. Bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình với việc giữ nghiêm
kỷ cương phép nước, có không ít ý kiến, nhất là một số người trong giới
văn nghệ sĩ lại bênh vực Nguyễn Quang Lập, thậm chí thổi phồng ông ta là
nhà văn có tài, có tâm, có khả năng “chấn dân khí”, cho rằng việc bắt
ông Lập là đàn áp dân chủ, so sánh khiên cưỡng rằng “một vụ nhân văn
giai phẩm thời hiện đại”. Trong bài viết của tác giả Đại Bàng gửi
cho Blog NVM không đề cập hay công kích đời tư cá nhân ông Lập mà chủ
yếu nhìn nhận dưới góc độ pháp luật và thực tiễn để bước đầu làm rõ:
Nguyễn Quang Lập đã vi phạm pháp luật như thế nào...
Theo
Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, ngày 06/12/2014, Cơ quan An ninh
điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang, ra lệnh khám xét
khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Quang Lập, sinh năm 1956, hộ
khẩu thường trú tại căn hộ B505 - Lô B2 - Chung cư Hoàng Anh - Gia Lai,
37 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.Cơ
quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục điều
tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Quang Lập để xử lý theo
quy định của pháp luật. Trước đó, theo thông tin từ face book của Nguyễn
Quang Vinh, nhà văn, em trai ông Lập thì ông Lập bị bắt vì điều 258 BỘ
luật hình sự.Tuy nhiên, ngày Theo trang Facebook của nhà văn Nguyễn
Quang Vinh và một số trang tin khác thì ông Lập đã bị khởi tố vì tội
danh « tuyên truyền chống Nhà nước » theo điều 88 Luật Hình sự.
Để
làm rõ việc ông Lập có vi phạm hai điều 88, 258 của BLHS không, cần
hiểu đúng nội dung các điều luật này. Cụ thể: Điều 258. Tội lợi dụng các
quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, công dân:
Người
nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Người
nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Trước
hết, nếu hiểu theo Điều 88, có thể thấy rõ ông Nguyễn Quang Lập đã có
hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
cụ thể là vi phạm cả 3 phần a, b,c trong điểm 1. (khung hình phạt từ
3-12 năm – đúng như ông Lập đã dự báo khi nói với vợ, nếu 9 ngày không
về thì 3 năm).
Thứ nhất,
ông Lập đã Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân. Điều
này được thể hiện thường xuyên, nhiều lần trên trang blog bọ lập Quê
choa mà ông Lập thực hiện. Có thể nêu ra nhiều trường hợp bài viết xuyên
tạc, phỉ báng lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số cán bộ cấp cao...Nhiều
bài viết khác có nội dung sai sự thật, phỉ báng bộ máy quản lý, điều
hành, lãnh đạo đất nước. Xin được lấy ví dụ về một bài đăng trên blog
của ông Lập, dù chỉ là đăng lại bài của bà Nguyễn Thị Từ Huy nhưng có
đoạn: “Hết người này rồi người khác vào tù.Chín mươi triệu người Việt
Nam còn ở ngoài nhà tù nhỏ, bao giờ chúng ta quyết định sẽ thôi sống
hèn?” “Cũng tương tự như việc đa số các anh im lặng, buông xuôi, trước
những dấu hiệu rõ rệt, không thể phủ nhận, về sự lệ thuộc của đất nước
này vào Trung Quốc. Cá nhân tôi, từ những gì nhìn thấy và biết được, tôi
cho rằng sở dĩ có tình trạng phụ nữ phải kéo cày như thế này, sở dĩ có
sự suy thoái toàn diện của xã hội hiện nay, có sự mất độc lập quốc gia
hiện nay là vì đa số đàn ông các anh hèn và quá hèn..”. Qua đoạn
trích trên cũng đủ thấy bài viết này đã xuyên tạc, phỉ báng chính quyền
như thế nào khi coi đất nước như một nhà tù, 90 triệu dân ở một "nhà tù
nhỏ”. Dù không trực tiếp viết bài này, nhưng với hành vi đăng bài, NQL
đã phạm tội “tuyên truyền xuyên tac, phỉ báng chính quyền nhân dân” mà không thể chối cãi.
Có thể kể ra hàng loạt bài viết với những cái tên như “Nhục quá trời“, “Phải uốn lưỡi 7 lẫn trước khi nói, Bác Thanh ạ!“, “Đảng quá muộn nếu chờ đến năm 2016“…mà
NQL cho đăng tải trên blog đã đủ cho thấy nó xuyên tạc, phỉ báng cái
gì, thiết nghĩ không cần phân tích thêm. Đó là chưa kể hàng loạt những
lời bình phẩm nhăng cuội thì tính chất xuyên tạc ,phỉ báng còn lớn hơn
mà chắc rằng cơ quan an ninh điều tra sẽ có đủ chứng cứ thu thập để làm
rõ hành vi phạm tội khiến đương sự phải tâm phục khẩu phục. Còn đây là
một đoạn NQL viết trên blog Quê Choa, bạn đọc thử xem nó có vi phạm gì
không: “Khi đọc đơn kêu cứu của sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp
Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh về trường hợp cháu Nguyễn Phương Uyên bị
bắt cóc là mình tin ngay. Tin và đau xót vô cùng. Nào cháu Phương có
tội gì đâu… Chống Trung Quốc xâm lược mà tội a? Nếu chống quân xâm lược
là có tội thì bán bố nước Nam này cho xong, khỏi phải cãi nhau mệt!”
Về việc này, một bạn đọc đã viết: “Uyên yêu nước mà đi kêu gọi lật đổ
Đảng Cộng sản Việt Nam sao? Nghiêm trọng hơn là lời kêu gọi chống Đảng
Cộng sản Việt Nam được Uyên viết bằng “máu” (có thẻ là phẩm màu
đỏ), điều này là phỉ báng nhà nước Việt Nam rõ ràng, nham hiểm như thế
mà gọi là yêu nước sao? Yêu nước kiểu gì mà quyết tâm “dũng mãnh” thế kia, để chống nhà nước dùng cả “máu”
cơ đấy ! Uyên và Kha đã tung lá cờ nào ra vậy, cờ vàng ba sọc. Chắc là
Quê Choa đang nghĩ người Việt Nam yêu nước sẽ dễ dàng bị thôi miên, dẫn
đến không phân biệt đâu là thiện, đâu là ác nên mới nói lời non nớt như
thế để biện minh cho Uyên và Kha! Thật ra, người Việt Nam yêu nước không
tầm thường như những gì mà Quê Choa và các Blogger nghĩ đâu!
Xin
được ví dụ tiếp một bài khác, ngày 16/9/2014, blog Bọ Lập Quê Choa đăng
bài Tâm sự của một Dư luận viên nguồn từ blog Loan Nguyễn với dòng chú
thích gây tò mò, cuốn hút vì lần đầu tiên người ta phát giác ra một dư
luận viên chính hiệu với sự đảm bảo ngay trên đầu bài viết “Ghi lại “nguyên bản” theo sự việc có thật”, tức bản thân tác giả Loan Nguyễn này có “nguyên bản Dư luận viên có thật” hoặc Bọ Lập đảm bảo bài viết của mình lấy từ “Dư luận viên có thật".
Nội dung bài viết dựng lên quá trình trở thành một dư luận viên của một
sinh viên ở trường đại học chuyên về Công nghệ thông tin, được đào tạo
bài bản “chúng tôi được huấn luyện để trở nên khát máu và hả hê trong
tất cả mọi trò bẩn thỉu…và nếu điều tồi tệ lập được đi lập lại nhiều
lần hàng ngày thì cũng trở thành thói quen và trở nên rất bình thường mà
thôi…huống chi đây là một loại công việc “có giá” hơn nhiều loại công
việc khác…”, biện hộ cho động cơ “nhục nhã” của mình là “Khi cái bụng
bạn đói, cái nhu cầu hàng ngày nó đòi hỏi, nó réo rắt thì việc bạn xấu
hổ với bản thân, với gia đình chẳng còn nghĩa lý gì cả.” và đảm bảo sự thực là “bạn
đừng ngạc nhiên vì sao đội ngũ DLV lại đông như kiến cỏ và sẵn sàng lăn
xả bất chấp đạo đức, bởi thứ đạo đức chúng tôi được học là chúng tôi
phải biết yêu công việc của mình, phải biết bảo vệ chế độ trước mọi thế
lực thù địch và chúng tôi phải biết hân hoan vì chúng tôi chẳng khác gì
cán bộ công chức nhà nước được trả lương đúng ngày đúng giờ hàng tháng
cho công việc bảo vệ đất nước!” Đây là sự tuyên truyền bịa đặt, cũng
mang tính phỉ báng chính quyền nhân dân vì trên thực tế, Nhà nước ta
không có chủ trương, không có đầu tư để đào luyện một đội ngũ như vậy.
Đặc
biệt, phải kể đến việc NQL thường xuyên đăng tải nhiều bài được đăng
trên các báo hải ngoại, trang web phản động khác, mà tại các trang này,
nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân nước
CHXHCN Việt Nam rất nhiều. Điều này phải được hiểu rõ, không phải như
mấy nhà dân chủ cuội lu loa rằng Lập chỉ đăng bài, không viết bài thì
không chịu trách nhiệm. Phần a, điểm 1 điều 88 đã nêu rõ tội “tuyên truyền”. Hai chữ “tuyên truyền” có nội hàm phù hợp với hành vi của NQL.
Thứ hai,
Nguyễn Quang Lập đã Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý,
phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân... Trong bài "Bọ Lập đi biểu tình" cùng nhiều bài viết khác đăng trên blog, NQL đã cố tình kích động hận thù dân tộc, làm như sắp xảy ra chiến tranh. Lập viết: “Hy
vọng tràn trề sẽ gặp đoàn bị tắt ngúm, taxi đi lối nào tắc đường lối
đó, đến khi mò tới Lãnh sứ quán TQ thì đoàn đã giải tán, chỉ còn vài
chục người. Mình đứng giữa đường ngao ngán. Chưa bao giờ mình ngao ngán
như thế. Thằng taxi an ủi mình, nói để con chở ông về, mình không đi
biểu tình lần này thì vẫn còn lần khác ông ạ, Trung Quốc còn xâm lược
mình dài dài”. Trong nhiều bài khác về quan hệ Việt – Trung, về tình
hình kinh tế xã hội, chẳng hạn như đăng, dẫn lại các hình ảnh về quân
đội TQ tiến sat biên giới VN hay bôi đen, thổi phồng các nguy cơ vỡ nợ
công, các phe nhóm “maphia kinh tế” trong một loạt bài nói về
việc ai làm khánh kiệt đất nước...đã cho thấy rõ NQL vi phạm việc tuyên
truyền, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân.
Thứ ba,
NQL đã phạm tội làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm
có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều
này thì không cần phân tích thêm cũng đã rõ bởi với hành vi lập, quản
lý, điều hành các trang blog, web, face book mang tên “bọ lập Quê choa”
mà trong các trang này có nhiều nội dung tuyên truyền xuyên tạc, phỉ
báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý,
phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, NQL đã vi phạm tội làm
ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chưa cần phải bắt quả tang hay
thu giữ thêm các tài liệu, thông tin, đoạn chat, tin nhắn trao đổi với
các tổ chức và cá nhân liên quan thì chỉ rieng những gì lưu giữ trên các
trang mạng do Lập quản lý cũng là chứng cứ minh chứng hành vi vi phạm
của NQL. Hành vi đó càng rõ ràng hơn khi cơ quan an ninh điều tra bắt
giữ, tạm giam và khám xét nơi ở làm việc của Lập, cũng như qua lời khai
của NQL còn lộ ra nhiều tình tiết vi phạm khác.
Và
với những chứng cứ không thể chối cãi, làm việc với cơ quan an ninh
điều tra, ông Lập đã khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin
được hưởng khoan hồng, sớm được tại ngoại. Ông Lập cam kết từ bỏ hoạt
động vi phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật,
phục vụ xã hội.
Với
các luận điểm phân tích ở trên, thiết nghĩ đã đủ để trả lời câu hỏi NQL
có vi phạm pháp luật không? Ở đây, Đại Bàng xin phân tích thêm rằng, sự
vi phạm đó có thể cần được xem xét nó ở mức nghiêm trọng bởi nó tái
phạm nhiều lần, nhiều lần NQL thay đổi các trang mạng, tần suất phát tán
các bài tuyên truyền trái pháp luật nhiều với số lượng lớn, lượng truy
cập vào các trang của Lập, như chính NQL tự thông tin trên blog:”sau 3
năm bọ Lập vào Sài Gòn. Khi vào Sài Gòn Quê Choa chỉ có 7 triệu view,
bọ Lập tính đến 10 triệu view thì cho Quê choa đóng cửa vì quá mệt mỏi
và mất thời gian. Mệt mỏi và mất thời gian cũng không đáng sợ, đáng sợ
nhất là phải sống trong sợ hãi. Nhưng rồi chẳng những bọ Lập không đóng
cửa Quê Choa mà còn mở rộng đề tài và nội dung khiến số view tăng vọt,
chỉ trong ba năm nó đã đạt con số 100 triệu view.” Như vậy, tác hại
của hành vi tuyên truyền là rất lớn, đây sẽ là một tình tiết tăng nặng
mức khung hình phạt đối với NQL và điều này chỉ có thể giảm nhẹ phụ
thuộc vào nhận thức, ý thức hối cải, sửa chữa của NQL.
Đại
Bàng biết rằng, khi đọc những lập luận này, các nhà dân chủ và đám kền
kền sẽ nhảy ngược lên phản bác và trở lại với các luận điệu cũ rích như
điều 88 là “vi phạm nhân quyền”, “không rõ ràng”, “yêu nước không có tội”...Vấn
đề này Đại Bàng sẽ trở lại trong một bài viết sau. Còn ở đây, xin các
vị nhận thức cho rõ một điều, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có
hệ thông Hiến pháp, pháp luật riêng. Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt
Nam được ban hành và đã quy định rõ tại điều 88,cho thấy việc cơ quan
chức năng xử lý hành vi phạm tội của ông Nguyễn Quang Lập là đúng pháp
luật. Nhân đây, cũng xin nhắn các nhà dân chủ kền kền rằng, cơ quan pháp
luật bắt giữ, tạm giam NQL với tư cách công dân vi phạm pháp luật, điều
này bình đẳng với mọi công dân trong xã hội, chứ không bàn đến khía
cạnh tư cách là nhà văn, nhà thơ, biên kịch hay bờ nóc gơ gì hết, cũng
không thể căn cứ vào độ nổi tiếng hay không nổi tiếng mà “không dám”
thực thi pháp luật như các vị ảo tưởng. Đó là chưa kể còn nhiều hành vi
vi phạm của ông Lập từ trong quá khứ, từ những tác phẩm có dấu hiệu sai
trái những năm cuối thập niên 1980 nhiều “tối sáng” cho tới
nay...thì cái sự quá mù ra mưa của ông Lập cũng còn nhiều điều để nói,
có thể là tấm gương tày liếp cho những người có chút tài năng, chữ nghĩa
nhưng ảo tưởng, mụ mị, vĩ cuồng rồi sa vào văn trường ma quỷ...
FB Nguyễn Văn Minh
Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014
"BỌ" LẬP ĐÃ ĐẦU HÀNG VÀ XIN KHOAN HỒNG ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI "VIẾT VĂN LƯƠNG THIỆN"
“Bọ” đã đầu hàng.
Như chúng ta đã biết “Bọ” Nguyễn Quang Lập bị Công an Tp. HCM khám xét nơi ở, trịch thu một số tài liệu và bị bắt giam vào trưa 6/12/2014 với thông báo rất vắn tắt trên “Cổng thông tin điện tử Bộ Công an” như sau:
"Ngày 06/12/2014, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang, ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Quang Lập, sinh năm 1956, hộ khẩu thường trú tại căn hộ B505 - Lô B2 - Chung cư Hoàng Anh - Gia Lai, 37 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Quang Lập để xử lý theo quy định của pháp luật."
Theo tin trên trang web của Công an Tp. Hồ chí Minh đăng ngày 10/12/2014 thông báo: “An ninh đã làm việc với ông Lập vào hôm 10/12 và Ông Lập khẳng định: "từ khi bị bắt đến nay, tình hình sức khỏe và sinh hoạt bình thường.”
Cũng trang web này tường thuật: “Ông Lập khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin được hưởng khoan hồng, sớm được tại ngoại.”
“Ông Lập cam kết từ bỏ hoạt động vi phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã hội.” (*)
Sau khi Nguyễn Quang Lập bi bắt nhiều trang mạng đều đăng tin này thậm chí các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Quan sát Nhân quyền ( HRW), Ủy ban Bảo vệ Ký giả Quốc tế (CPJ) (Đều do Mỹ thành lập và có trụ sở ở Mỹ ) đòi phía Việt Nam phải thả Nguyễn Quang Lập ngay lập tức, vì Nguyễn Quang Lập “là vô tội”.
Nguyễn Quang Lập nhiều lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc vì quá "yêu nước " |
Theo nhận định của chính phủ Mỹ, những vụ bắt giữ như thế này “làm tổn hại tới các nghĩa vụ cũng như cam kết quốc tế của Việt Nam về nhân quyền”.
“Việt Nam cần phải bảo đảm rằng các luật lệ và hành động của mình phù hợp với các nghĩa vụ đó,”
Như vậy ta thấy vai trò “Bọ” Lập rất quan trọng đối với tổ chức thù địch với Việt Nam. Mặc dù ngành công an chưa có kết luận cụ thể về việc phạm tội của “Bọ” , nhưng kinh nghiệm trong cuộc sống cho ta bài học:”Hễ ta làm cái gì có lợi cho kẻ xấu, thì chúng thường ca ngợi, tán dương thậm chí khen thưởng...và ngược lại thì chúng càng xuyên tạc, đánh tráo phải trái, vu khống và chửi bới!”
Từ khi bị cách chức “Phó ban biên tập tạp chí Cửa Việt vì những ấn phẩm có nội dung lợi dụng chính sách cởi mở để xuyên tạc chế độ" (1992). Nguyễn Quang Lập chuyên tâm viết tiểu thuyết và kịch bản, một vài tác phẩm của Nguyễn Quang Lập được xuất bản và một vài kịch bản được lên sân khấu thu hút người xem, và tất nhiên Nguyễn Quang Lập có thu nhập chính đáng bằng con được văn học của mình.
Nguyễn Quang Lập giống như Nguyễn Huy Thiệp, và "Bọ" cũng đi theo vết xe đổ của Thiệp: Có tài viết văn, biết cách khám phá các chủ đề mới, ban đầu được người đọc đón nhận. Nhưng dần dà các chủ đề mới không được khai thác nữa mà lại đi vào sáo mòn, lặp lại các mô-típ cũ, tẻ nhạt và gượng ép và bạn đọc dần rời xa. Rồi Nguyễn Huy Thiệp muốn có thu nhập phải đành viết bậy theo sự giật dây của các kẻ xấu có tiền đang ở đâu đó trong bóng tối hoặc ở ngoài biên giới muốn dùng ngòi bút viết liều của kẻ túng tiền “để làm đòn xoay chế độ”, Nguyễn Huy Thiệp tự kết thúc sự nghiệp văn chương của mình bằng một tác phẩm viết thuê cho một nhóm người lưu vong ở hải ngoại, dùng lời văn tục tĩu để chống phá Tổ Quốc, xuyên tạc sự thật để kiếm ít tiền...và rồi tiếng tăm rơi xuống đáy của xã hội... Thực tế ở Việt Nam gần đây một số các cây bút thường chạy theo trào lưu “văn chương lề trái” trong khi viết phải có “pha chút chống đối chế độ” thì tác phẩm bán mới chạy, mới ăn khách, mới kiếm được tiền; Nếu “tác phẩm” đó không được xuất bản theo đường chính thống trong nước thì lập tức được bọn xấu cho đăng hoặc xuất bản ở nước ngoài, ít ra cũng có năm ba ngàn đô tiền tài trợ gửi về qua tài khoản ngân hàng cho người viết bậy, được ngụy trang với mỹ từ “nhuận bút” nhưng thực ra đó là tiền của thế lực xấu dùng mua rẻ rúng những cây bút viết chống đối chế độ, chúng đặt hàng các “nhà văn” đó tìm cách xuyên tạc các chính sách của Nhà nước Việt Nam làm cho nó yếu đi, dân chúng mất lòng tin vào chế độ, rồi chờ cơ hội vùng lên lật đổ chính quyền. Hầu hết những “tác phẩm” đó không hề có tính phản biện góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội mà là những lời văn xuyên tạc, bóp méo và vu khống chế độ, làm hả dạ kẻ đã không ít hơn một lần bị nhân dân ta vùng lên đánh đuổi tháo chạy vì những hành vị đê hèn làm tay bán nước, hại dân của chúng.
Những Đảng viên bất mãn luôn đứng phía sau Nguyễn Quang Lập và đồng bọn nhằm phụ họa cho chúng viết bậy làm mất uy tín của chính quyền Việt Nam |
Việc Nguyễn Quang Lập thú nhận trước Công an tp. Hồ Chí Minh hành vi vi phạm pháp luật của anh ta và cầu xin được khoan hồng để trở lại làm người lương thiện, kiếm ăn theo con chữ chân thật của mình là một cái tát như nẩy lửa xuống mồm bọn Nguyễn Quang A, bọn Sứ Quán Mỹ ở Hà Nội và một số “chấy rận” khác đang lẫn trốn ở trong bóng bối hoặc cố làm ra vẻ “có gan” như Nguyễn Huệ Chi, Đỗ Trung Quân, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Trọng Tạo… cùng hè nhau to mồm một cách rất vô liêm sĩ phụ họa với HRW, CPJ, VOA, SQ Mỹ tại Hà Nội đòi thả ngay Nguyễn Quang Lập vì cho rằng bắt giam Lập là vi phạm tự do ngôn luận, vi phạm nhân quyền, đàn áp các blogger những người có tiếng nói phản biện nhằm xây dựng cho một Việt Nam tốt hơn... nhưng điều tồi tệ và hèn nhát là chúng lại dấu nhẹm những hành vi tội phạm của đồng bọn là viết thuê cho bọn xấu (Như Bọ đã thú nhận trước Công an) nhằm xuyên tạc tình hình ở Việt Nam, kích động bất tuân pháp luật, làm rối loạn xã hội Việt Nam, tiến tới thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền thông qua các kêu gọi "thực thi dân chủ, nhân quyền" như quan thầy của chúng đã làm ở các nước Đông Âu ở Libya, ở Ai Cập...
------------------------------------------
(*) Lời khai của ông Nguyễn Quang Lập với cơ quan An ninh điều tra:
Ngày 10/12/2014, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã làm việc với ông Nguyễn Quang Lập:
Ông Lập khẳng định khi bị bắt đến nay, tình hình sức khỏe và sinh hoạt bình thường.
Ông
Lập khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin được hưởng
khoan hồng, sớm được tại ngoại. Ông Lập cam kết từ bỏ hoạt động vi phạm
pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã
hội./.
Phòng PV11 CATP
Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014
Thái Lan đã dạy cho HRW (Human Rights Watch) một bài học về Nhân Quyền
Nhiều năm qua, bằng việc tự nhận sứ mạng "bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới", Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) nhiều lần công bố thông tin xuyên tạc về vấn đề nhân quyền, đưa ra đòi hỏi phi lý, ngạo ngược với chính phủ một số nước, và luôn bị dư luận thế giới phản đối. Trong bối cảnh đó, có thể nói, việc gần đây trang web của HRW bị cấm hoạt động tại Thái-lan chính là một sự cảnh tỉnh đối với HRW.
Theo bản tin trên RFI ngày 29-11 có nhan đề Thủ tướng Thái ủng hộ
việc cấm trang web của Human Rights Watch, ngày 28-11 Thủ tướng
Thái-lan Pray-út Chan Ô-cha (Prayut Chan-Ocha) cho biết, Bộ Truyền
thông và Thông tin của Thái-lan đã ra lệnh cấm trang mạng của tổ chức
Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) và ông hoàn toàn ủng hộ
quyết định này, bởi trang mạng của HRW đã vi phạm các quy định về an
ninh quốc gia của Thái-lan, ông coi đó là biện pháp để bảo vệ trật tự
cho Thái-lan. Thủ tướng Pray-út cũng bác bỏ cáo buộc chính quyền
Băng-cốc đã "khóa miệng" HRW, vì theo ông: "Nếu tự do có nghĩa là tất cả
mọi người cùng được quyền viết bậy bạ và thóa mạ người khác, thì
Thái-lan sẽ không tồn tại được". Ðồng thời, Thủ tướng Thái-lan cho
rằng, HRW cũng như giới truyền thông Thái-lan nên tập trung nhiều hơn
tới các sáng kiến chính trị mới của nội các do ông điều hành.
Dư luận thế giới cho rằng, hành động trên được cho là để đáp trả báo cáo ngày 25-11 của HRW về tình hình nhân quyền ở Thái-lan. Vì trong báo cáo này, HRW chỉ trích chính phủ quân sự Thái-lan đã đàn áp nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản của con người sau sáu tháng kể từ khi đảo chính (ngày 22-5); thậm chí B. A-đam, Giám đốc khu vực châu Á của HRW còn cho rằng, tình hình nhân quyền tại Thái-lan "rơi xuống hố sâu không đáy" vì những người bất đồng chính kiến bị bắt giữ, xét xử bởi tòa án quân sự, truyền thông bị kiểm duyệt, quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp bị đàn áp... HRW nhận xét Hội đồng Quốc gia cầm quyền vì hòa bình và trật tự (NCPO) do Thủ tướng Pray-út đứng đầu chưa chứng tỏ được bất kỳ dấu hiệu cho thấy sẽ phục hồi thể chế dân chủ tại Thái-lan! Hẳn là cái gọi là báo cáo nhân quyền của HRW đã trở thành giọt nước làm tràn ly, bởi liên tục trong các tháng gần đây, lúc thì HRW phê phán việc trừng trị nghiêm khắc tội "khi quân" gia tăng tại Thái-lan; lúc thì cho rằng Thái-lan "giam giữ trẻ em nhập cư vô thời hạn không đúng các tiêu chuẩn đối xử với trẻ em",...
Việc Thái-lan phản đối báo cáo nhân quyền, ngăn chặn trang mạng của HRW là một đòn giáng mạnh vào uy tín vốn từ lâu đã lung lay của tổ chức này. Ðây không phải là lần đầu và Thái-lan cũng không phải là quốc gia duy nhất đã bị HRW chỉ trích, đánh giá thiếu công tâm, thậm chí thiên vị, lệch lạc. Nhiều quốc gia trên thế giới, một số tổ chức phi chính phủ (NGOs), giới truyền thông và ông R.L. Béc-ten (Bernstein) - một trong các nhân vật sáng lập và là cựu chủ tịch HRW, đã nhiều lần chỉ trích HRW. Có thể chia các chỉ trích đối với HRW thành hai loại, gồm: năng lực nghiên cứu yếu kém, báo cáo thiếu chính xác; thái độ thiên lệch, lợi dụng ý thức hệ. R. Mơ-đốc (Murdoch), ông chủ tờ Thời báo (The Times), đã cáo buộc HRW thiếu kiến thức chuyên sâu, đưa tin không chính xác về cuộc chiến tại dải Ga-da, Áp-ga-ni-xtan. Viện nghiên cứu Monitor thì cáo buộc HRW áp dụng phương pháp luận sai lầm, hiểu sai luật pháp quốc tế; thể hiện sự thiên lệch trong phương pháp thu thập thông tin vì tin tưởng thái quá vào "mắt thấy tai nghe" của những người được họ gắn mác "nhân chứng" trong khi lại bỏ ngoài tai tất cả thông tin do chính quyền cung cấp. Ðiều này không chỉ xảy ra với trường hợp báo cáo về tình hình nhân quyền ở dải Ga-da, Áp-ga-ni-xtan, mà còn lặp lại với hầu hết báo cáo nhân quyền do HRW tổng kết, đánh giá.
Hằng năm, HRW công bố cái gọi là báo cáo nhân quyền phản ánh tình hình nhân quyền ở gần 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ðiều này sẽ là bình thường nếu HRW có thái độ khách quan, trung thực, thiện chí nhằm đóng góp vào sự phát triển nhân quyền trên thế giới nói chung, và của mỗi quốc gia nói riêng. Nhưng đáng tiếc là thông tin, đánh giá HRW đưa ra chủ yếu cóp nhặt một chiều, sai sự thật, khiến dư luận đặt câu hỏi đâu là mục đích thật sự của HRW? Phải chăng sau khi tự phong cho mình một "sứ mệnh", là HRW có điều kiện để nấp dưới "vỏ bọc nhân quyền" mà can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của một số quốc gia trên thế giới? Có một vấn đề không thể không quan tâm là nhiều năm qua cái gọi là báo cáo của HRW chỉ tập trung vào các quyền chính trị và dân sự, phớt lờ các quyền kinh tế và xã hội. HRW tuyên bố sứ mệnh của họ là bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới, buộc chính phủ các nước chấm dứt các hình thức lạm quyền, tôn trọng các quy định của luật pháp quốc tế về nhân quyền, cụ thể là Tuyên ngôn nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), trong đó quy định đầy đủ các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa. Tuy nhiên, dường như HRW lại không "hài lòng" với các quy định trong Tuyên ngôn nhân quyền LHQ khi văn bản này yêu cầu chính phủ các nước phải bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội cho người dân, phải chăng vì yêu cầu đó mâu thuẫn với những giá trị mà HRW theo đuổi? Có lẽ những người ở HRW coi việc Tuyên ngôn nhân quyền LHQ khẳng định "quyền được ăn, mặc, quyền có chỗ ở, được hưởng các dịch vụ y tế và các dịch vụ xã hội khác" (Ðiều 25), "quyền được chia sẻ lợi ích của các tiến bộ khoa học" (Ðiều 27) là việc của cá nhân chứ không phải là trách nhiệm của các chính phủ, nên họ chỉ tập trung theo đuổi, ủng hộ quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận? Bởi hoạt động của HRW cho thấy họ đã bảo vệ các quyền cơ bản của con người theo những phương cách rất phiến diện.
Có thể nói, do bị tác động nặng nề bởi các quan điểm chính trị nên HRW thường đưa tin sai lệch, có dụng ý để hướng vào các nước không chọn đường đi với phương Tây như Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Vê-nê-xu-ê-la, Bô-li-vi-a, Ê-cu-a-đo, Xri Lan-ca, Ê-ti-ô-pi-a; đồng thời tâng bốc các giá trị "tự do, dân chủ" theo kiểu phương Tây. Trong báo cáo nhân quyền năm 2013, HRW chỉ trích Cu-ba, Vê-nê-xu-ê-la là các quốc gia có tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất khu vực Mỹ la-tinh, cáo buộc chính phủ các nước này "lạm quyền, chà đạp các quyền cơ bản của con người" - chủ yếu là các quyền chính trị và dân sự, mà không hề đề cập đến tiến bộ của hai quốc gia này trong khi bảo đảm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cho người dân. Quan tâm đến nhân quyền, chẳng lẽ HRW không mảy may suy nghĩ về việc người dân ở Cu-ba, Vê-nê-xu-ê-la được hưởng nền giáo dục và dịch vụ y tế miễn phí, được bảo đảm nhu cầu chỗ ở, thực phẩm thiết yếu, hay theo HRW thì đó không phải là thành tích nhân quyền? Cũng trong Báo cáo nhân quyền năm 2013 của HRW chỉ trích mạnh mẽ việc chính quyền nước Nga đàn áp các cuộc biểu tình quá khích phản đối Tổng thống Pu-tin năm 2012, trong khi không hề đề cập đến việc hàng chục nghìn người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình "chiếm phố Wall", biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng tại nhiều nước phương Tây?
Với Việt Nam, thông tin về tình hình nhân quyền tại Việt Nam mà HRW đưa ra chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác từ in-tơ-nét - nơi các thế lực thù địch, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn hằng ngày reo rắc tin tức thất thiệt, dựng đứng một số sự kiện, xuyên tạc đường lối, chính sách đúng đắn của Nhà nước Việt Nam. Không chỉ vậy, HRW còn "tích cực phỏng vấn từ xa" các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, liên lạc với một số người thân của các nhân vật này để khai thác thông tin một chiều, tạo diễn đàn giúp họ đưa ra luận điệu vu khống, vu cáo. Vì thế trong cái gọi là báo cáo nhân quyền của HRW luôn xuất hiện các cá nhân bị Tòa án nhân dân ở Việt Nam xét xử, tuyên phạt án tù vì đã vi phạm pháp luật, như Bùi Kim Thành, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Công Ðịnh, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (còn gọi Hải "Ðiếu cày"),... Không chỉ vậy, các năm qua, HRW còn có một số việc làm hết sức lố bịch, mà ngay các cơ quan có thẩm quyền của LHQ cũng chưa bao giờ tiến hành. Lúc thì họ gửi "văn thư yêu cầu Quốc hội Việt Nam nên bảo đảm bản hiến pháp sửa đổi phải đáp ứng mọi tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền", lúc khác lại gửi thư tới ông T.A-bớt (Thủ tướng Ô-xtrây-li-a) bày tỏ sự "quan ngại" vì ông T.A-bớt "không nêu vấn đề nhân quyền với giới lãnh đạo In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc, Việt Nam trong các cuộc họp bên lề nhiều hội nghị, trong đó có hội nghị Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương". Ðặc biệt, tháng 6-2014 vừa qua, sau khi đại diện Việt Nam công bố tại Hội đồng nhân quyền LHQ danh sách 182 khuyến nghị Việt Nam chấp thuận trên tổng số 227 khuyến nghị các nước và tổ chức quốc tế đã nêu ra trong khuôn khổ Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) lần hai đối với Việt Nam, thì HRW lại nhằm vào những khuyến nghị Việt Nam chưa chấp thuận để cho rằng "khước từ những kêu gọi này khiến người ta thắc mắc về sự chân thành trong các lời cam kết tôn trọng nhân quyền của Hà Nội"! Chẳng lẽ HRW không thấy đây là tỷ lệ chấp thuận rất cao (80,17%) trong lịch sử hoạt động của UPR, thể hiện rõ thái độ nghiêm túc, chân thành, cởi mở và quyết tâm của Việt Nam trong khi tăng cường, tiếp tục phát triển nhân quyền? Chẳng lẽ 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu bầu Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ lại không có ý nghĩa đối với HRW, hay HRW tự cho mình quyền bất chấp sự thật?
Sai lầm trong quan điểm chính trị, thiếu tinh thần khách quan, luôn có thái độ thiên vị trong tiếp xúc, đánh giá (dường như còn bị thao túng bởi các thế lực muốn sử dụng nhân quyền làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của một số quốc gia?), kết hợp phương pháp thu thập thông tin phiến diện và luôn có chủ ý,... HRW thường xuyên bóp méo, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đó là việc làm không thể chấp nhận. Từ một tổ chức được lập ra vì tự thấy có sứ mệnh bảo vệ và phát huy các quyền cơ bản của con người trên toàn thế giới (!), bằng việc làm của họ, HRW đã và đang mất uy tín trầm trọng. Thiết nghĩ, nếu HRW vẫn tiếp tục đi theo lối mòn phi lý và phi nghĩa này, thì không gì có thể bảo đảm trục xuất hai nhân viên HRW tại Vê-nê-xu-ê-la năm 2008 hay việc chặn website của HRW tại Thái-lan sẽ không tái diễn ở quốc gia khác, khi ấy, hình ảnh của HRW sẽ ra sao?
Dư luận thế giới cho rằng, hành động trên được cho là để đáp trả báo cáo ngày 25-11 của HRW về tình hình nhân quyền ở Thái-lan. Vì trong báo cáo này, HRW chỉ trích chính phủ quân sự Thái-lan đã đàn áp nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản của con người sau sáu tháng kể từ khi đảo chính (ngày 22-5); thậm chí B. A-đam, Giám đốc khu vực châu Á của HRW còn cho rằng, tình hình nhân quyền tại Thái-lan "rơi xuống hố sâu không đáy" vì những người bất đồng chính kiến bị bắt giữ, xét xử bởi tòa án quân sự, truyền thông bị kiểm duyệt, quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp bị đàn áp... HRW nhận xét Hội đồng Quốc gia cầm quyền vì hòa bình và trật tự (NCPO) do Thủ tướng Pray-út đứng đầu chưa chứng tỏ được bất kỳ dấu hiệu cho thấy sẽ phục hồi thể chế dân chủ tại Thái-lan! Hẳn là cái gọi là báo cáo nhân quyền của HRW đã trở thành giọt nước làm tràn ly, bởi liên tục trong các tháng gần đây, lúc thì HRW phê phán việc trừng trị nghiêm khắc tội "khi quân" gia tăng tại Thái-lan; lúc thì cho rằng Thái-lan "giam giữ trẻ em nhập cư vô thời hạn không đúng các tiêu chuẩn đối xử với trẻ em",...
Việc Thái-lan phản đối báo cáo nhân quyền, ngăn chặn trang mạng của HRW là một đòn giáng mạnh vào uy tín vốn từ lâu đã lung lay của tổ chức này. Ðây không phải là lần đầu và Thái-lan cũng không phải là quốc gia duy nhất đã bị HRW chỉ trích, đánh giá thiếu công tâm, thậm chí thiên vị, lệch lạc. Nhiều quốc gia trên thế giới, một số tổ chức phi chính phủ (NGOs), giới truyền thông và ông R.L. Béc-ten (Bernstein) - một trong các nhân vật sáng lập và là cựu chủ tịch HRW, đã nhiều lần chỉ trích HRW. Có thể chia các chỉ trích đối với HRW thành hai loại, gồm: năng lực nghiên cứu yếu kém, báo cáo thiếu chính xác; thái độ thiên lệch, lợi dụng ý thức hệ. R. Mơ-đốc (Murdoch), ông chủ tờ Thời báo (The Times), đã cáo buộc HRW thiếu kiến thức chuyên sâu, đưa tin không chính xác về cuộc chiến tại dải Ga-da, Áp-ga-ni-xtan. Viện nghiên cứu Monitor thì cáo buộc HRW áp dụng phương pháp luận sai lầm, hiểu sai luật pháp quốc tế; thể hiện sự thiên lệch trong phương pháp thu thập thông tin vì tin tưởng thái quá vào "mắt thấy tai nghe" của những người được họ gắn mác "nhân chứng" trong khi lại bỏ ngoài tai tất cả thông tin do chính quyền cung cấp. Ðiều này không chỉ xảy ra với trường hợp báo cáo về tình hình nhân quyền ở dải Ga-da, Áp-ga-ni-xtan, mà còn lặp lại với hầu hết báo cáo nhân quyền do HRW tổng kết, đánh giá.
Hằng năm, HRW công bố cái gọi là báo cáo nhân quyền phản ánh tình hình nhân quyền ở gần 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ðiều này sẽ là bình thường nếu HRW có thái độ khách quan, trung thực, thiện chí nhằm đóng góp vào sự phát triển nhân quyền trên thế giới nói chung, và của mỗi quốc gia nói riêng. Nhưng đáng tiếc là thông tin, đánh giá HRW đưa ra chủ yếu cóp nhặt một chiều, sai sự thật, khiến dư luận đặt câu hỏi đâu là mục đích thật sự của HRW? Phải chăng sau khi tự phong cho mình một "sứ mệnh", là HRW có điều kiện để nấp dưới "vỏ bọc nhân quyền" mà can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của một số quốc gia trên thế giới? Có một vấn đề không thể không quan tâm là nhiều năm qua cái gọi là báo cáo của HRW chỉ tập trung vào các quyền chính trị và dân sự, phớt lờ các quyền kinh tế và xã hội. HRW tuyên bố sứ mệnh của họ là bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới, buộc chính phủ các nước chấm dứt các hình thức lạm quyền, tôn trọng các quy định của luật pháp quốc tế về nhân quyền, cụ thể là Tuyên ngôn nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), trong đó quy định đầy đủ các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa. Tuy nhiên, dường như HRW lại không "hài lòng" với các quy định trong Tuyên ngôn nhân quyền LHQ khi văn bản này yêu cầu chính phủ các nước phải bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội cho người dân, phải chăng vì yêu cầu đó mâu thuẫn với những giá trị mà HRW theo đuổi? Có lẽ những người ở HRW coi việc Tuyên ngôn nhân quyền LHQ khẳng định "quyền được ăn, mặc, quyền có chỗ ở, được hưởng các dịch vụ y tế và các dịch vụ xã hội khác" (Ðiều 25), "quyền được chia sẻ lợi ích của các tiến bộ khoa học" (Ðiều 27) là việc của cá nhân chứ không phải là trách nhiệm của các chính phủ, nên họ chỉ tập trung theo đuổi, ủng hộ quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận? Bởi hoạt động của HRW cho thấy họ đã bảo vệ các quyền cơ bản của con người theo những phương cách rất phiến diện.
Có thể nói, do bị tác động nặng nề bởi các quan điểm chính trị nên HRW thường đưa tin sai lệch, có dụng ý để hướng vào các nước không chọn đường đi với phương Tây như Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Vê-nê-xu-ê-la, Bô-li-vi-a, Ê-cu-a-đo, Xri Lan-ca, Ê-ti-ô-pi-a; đồng thời tâng bốc các giá trị "tự do, dân chủ" theo kiểu phương Tây. Trong báo cáo nhân quyền năm 2013, HRW chỉ trích Cu-ba, Vê-nê-xu-ê-la là các quốc gia có tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất khu vực Mỹ la-tinh, cáo buộc chính phủ các nước này "lạm quyền, chà đạp các quyền cơ bản của con người" - chủ yếu là các quyền chính trị và dân sự, mà không hề đề cập đến tiến bộ của hai quốc gia này trong khi bảo đảm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cho người dân. Quan tâm đến nhân quyền, chẳng lẽ HRW không mảy may suy nghĩ về việc người dân ở Cu-ba, Vê-nê-xu-ê-la được hưởng nền giáo dục và dịch vụ y tế miễn phí, được bảo đảm nhu cầu chỗ ở, thực phẩm thiết yếu, hay theo HRW thì đó không phải là thành tích nhân quyền? Cũng trong Báo cáo nhân quyền năm 2013 của HRW chỉ trích mạnh mẽ việc chính quyền nước Nga đàn áp các cuộc biểu tình quá khích phản đối Tổng thống Pu-tin năm 2012, trong khi không hề đề cập đến việc hàng chục nghìn người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình "chiếm phố Wall", biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng tại nhiều nước phương Tây?
Với Việt Nam, thông tin về tình hình nhân quyền tại Việt Nam mà HRW đưa ra chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác từ in-tơ-nét - nơi các thế lực thù địch, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn hằng ngày reo rắc tin tức thất thiệt, dựng đứng một số sự kiện, xuyên tạc đường lối, chính sách đúng đắn của Nhà nước Việt Nam. Không chỉ vậy, HRW còn "tích cực phỏng vấn từ xa" các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, liên lạc với một số người thân của các nhân vật này để khai thác thông tin một chiều, tạo diễn đàn giúp họ đưa ra luận điệu vu khống, vu cáo. Vì thế trong cái gọi là báo cáo nhân quyền của HRW luôn xuất hiện các cá nhân bị Tòa án nhân dân ở Việt Nam xét xử, tuyên phạt án tù vì đã vi phạm pháp luật, như Bùi Kim Thành, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Công Ðịnh, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (còn gọi Hải "Ðiếu cày"),... Không chỉ vậy, các năm qua, HRW còn có một số việc làm hết sức lố bịch, mà ngay các cơ quan có thẩm quyền của LHQ cũng chưa bao giờ tiến hành. Lúc thì họ gửi "văn thư yêu cầu Quốc hội Việt Nam nên bảo đảm bản hiến pháp sửa đổi phải đáp ứng mọi tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền", lúc khác lại gửi thư tới ông T.A-bớt (Thủ tướng Ô-xtrây-li-a) bày tỏ sự "quan ngại" vì ông T.A-bớt "không nêu vấn đề nhân quyền với giới lãnh đạo In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc, Việt Nam trong các cuộc họp bên lề nhiều hội nghị, trong đó có hội nghị Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương". Ðặc biệt, tháng 6-2014 vừa qua, sau khi đại diện Việt Nam công bố tại Hội đồng nhân quyền LHQ danh sách 182 khuyến nghị Việt Nam chấp thuận trên tổng số 227 khuyến nghị các nước và tổ chức quốc tế đã nêu ra trong khuôn khổ Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) lần hai đối với Việt Nam, thì HRW lại nhằm vào những khuyến nghị Việt Nam chưa chấp thuận để cho rằng "khước từ những kêu gọi này khiến người ta thắc mắc về sự chân thành trong các lời cam kết tôn trọng nhân quyền của Hà Nội"! Chẳng lẽ HRW không thấy đây là tỷ lệ chấp thuận rất cao (80,17%) trong lịch sử hoạt động của UPR, thể hiện rõ thái độ nghiêm túc, chân thành, cởi mở và quyết tâm của Việt Nam trong khi tăng cường, tiếp tục phát triển nhân quyền? Chẳng lẽ 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu bầu Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ lại không có ý nghĩa đối với HRW, hay HRW tự cho mình quyền bất chấp sự thật?
Sai lầm trong quan điểm chính trị, thiếu tinh thần khách quan, luôn có thái độ thiên vị trong tiếp xúc, đánh giá (dường như còn bị thao túng bởi các thế lực muốn sử dụng nhân quyền làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của một số quốc gia?), kết hợp phương pháp thu thập thông tin phiến diện và luôn có chủ ý,... HRW thường xuyên bóp méo, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đó là việc làm không thể chấp nhận. Từ một tổ chức được lập ra vì tự thấy có sứ mệnh bảo vệ và phát huy các quyền cơ bản của con người trên toàn thế giới (!), bằng việc làm của họ, HRW đã và đang mất uy tín trầm trọng. Thiết nghĩ, nếu HRW vẫn tiếp tục đi theo lối mòn phi lý và phi nghĩa này, thì không gì có thể bảo đảm trục xuất hai nhân viên HRW tại Vê-nê-xu-ê-la năm 2008 hay việc chặn website của HRW tại Thái-lan sẽ không tái diễn ở quốc gia khác, khi ấy, hình ảnh của HRW sẽ ra sao?
LAM SƠN
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)