V/V Đặt Tên Đường Ở TP Đà Nẵng - Thư Kiến Nghị
Của Một Nhóm Trí Thức Trong Nước
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------ oOo -------------
BẢN KIẾN NGHỊ
(V/v đặt tên đường ở Tp. Đà Nẵng)
(V/v đặt tên đường ở Tp. Đà Nẵng)
Kính
gửi: Thành ủy, Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân
Thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng
Đồng
kính gửi: Sở Văn hoá và Thể thao Đà
Nẵng
Ngày
23 tháng 10, năm 2019
Được
biết Thành phố Đà Nẵng đang lấy ý kiến về đặt và đổi tên đường, trong đó điểm
đáng chú ý là thành phố dự kiến lấy tên 2 linh mục là Alexandre de Rhodes và Francisco
De Pina đặt tên cho 2 tuyến đường ở thành phố Đà Nẵng trong số 137 tuyến đường
vào dịp này; chúng tôi, một số nhà nghiên cứu xin đề đạt đến các cấp lãnh đạo
và quản lý thành phố một số ý kiến:
Thưa
các đồng chí!
Dưới
thời Pháp thuộc, thực dân Pháp muốn người dân thuộc địa biết ơn mẫu quốc đã có
công “khai hóa”, nên tôn vinh Alexandre de Rhodes là người sáng tác chữ
quốc ngữ. Sau ngày bại trận ở Điện Biên Phủ (7-5-1954), thực dân Pháp cuốn gói
về nước, nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có cả những linh mục, đã chứng minh
Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tác chữ quốc ngữ. Chúng tôi xin
trích dẫn ý kiến của một số nhà nghiên cứu:
1.“Giáo-sĩ
Đắc-Lộ (tức Alexandre de Rhodes) thật ra không phải là ông tổ và cũng không
phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ. Trước ông, đã có nhiều người đã cố
gắng tìm cách phiên âm tiếng nói của dân Việt bằng vần La-tinh và chính ông
cũng đã bao lần trong những tác phẩm của ông nói đến nhiều sách vở được viết ra
trước ông bằng tiếng Việt (...). Và đồng thời với giáo sĩ Đắc-Lộ, chắc chắn
cũng có nhiều giáo sĩ khác quan tâm đến vấn đề phiên âm: Đó là lẽ dĩ nhiên vì
công cuộc phiên âm là một lợi khí rất lớn cho việc truyền giáo. Vậy thì không
còn ai có thể bào chữa thuyết cho rằng giáo sĩ Đắc-Lộ là ông tổ và ông tổ duy
nhất của chữ quốc ngữ” (Giáo sư, Tiến sĩ Trương Bửu Lâm, trong Việt Nam
khảo cổ Tập san, số 2-1961, tr. 11).
2. “Đắc-Lộ
không phải là người Âu châu đầu tiên học tiếng Việt, cũng không phải người đầu
tiên sáng tác chữ quốc ngữ, hơn nữa, vào năm 1636 Đắc-Lộ cũng không phải là
người ghi chữ quốc ngữ đúng được như một số Linh mục Dòng tên Bồ Đào Nha ở Việt
Nam thời đó. Thật ra, trong giai đoạn thành hình chữ quốc ngữ, Đắc-Lộ chỉ góp
một phần trong công việc quan trọng này, mà rõ rệt nhất là soạn sách chữ quốc
ngữ và cho xuất bản đầu tiên” (Linh mục Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc
ngữ, Sài Gòn, 1972, tr. 78).
3. “Đắc
Lộ đã tiếp thu, thừa kế, sắp đặt lại cho hoàn chỉnh tất cả các thành tựu của
các nhà truyền giáo tiền phong hay đồng thời, dựa trên những trợ giúp quý giá,
không thể thiếu được của các tín đồ người Việt tiếp xúc gần gũi với ông, chia
sẻ chí hướng của ông (...). Thực sự công trình sáng tạo chữ quốc ngữ theo mẫu
tự La Tinh là một công trình tổng hợp có tính chất tập thể quốc tế, trong đó
Đắc Lộ là người đã có một vị trí cốt yếu khi sử dụng rộng rãi thứ chữ mới này
trong các tác phẩm in trình bày những kiến thức sâu rộng. Các bậc thức giả như
Dương Quảng Hàm, Đào Duy Anh, Nguyễn Khắc Xuyên, Thanh Lãng, Đỗ Quang Chính, Võ
Long Tê đều khẳng định chữ quốc ngữ là một công cuộc chung của nhiều người” (Đỗ
Hữu Nghiêm, Đắc Lộ trong lịch sử hình thành chữ quốc ngữ, báo Công giáo và dân
tộc, số 798,17/3/1991, tr. 14).
4. “Giáo
sĩ Đắc Lộ không những không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ mà cũng
không phải là một trong các ông tổ của chữ quốc ngữ,… Sở dĩ Đắc Lộ về sau này
được lịch sử nhắc nhở đến nhiều, có lẽ không phải vì ông đã có công kiện toàn
chữ quốc ngữ cho bằng ông đã để lại hai quyển sách (tức Từ điển Việt - Bồ - La
và Phép giảng tám ngày) được coi như tài liệu duy nhất về chữ quốc ngữ” (Linh
mục Thanh Lãng, trích trong “Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb.
Tp. HCM, 1988, tập II, tr. 136-137).
5. Và
chính A. de Rhodes cũng đã viết: “Tuy nhiên trong công cuộc này, ngoài những
điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm,
thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh (tức Đàng Trong và
Đàng Ngoài), thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ Đào
Nha, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ
nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu
giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng
những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar
de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn
từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam (tức là từ điển Việt - Bồ), ông
sau bằng tiếng Bồ - Đào (tức là từ điển Bồ - Việt), nhưng cả hai ông đều đã
chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La tinh theo lệnh
các Hồng y rất đáng tôn,...” (Từ điển Annam - Lusitan - Latinh, tức Từ điển
Việt - Bồ - La, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991, phần phiên dịch, tr. 3).
6. “Vậy
rõ ràng A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ. Chẳng những
thế, ông ta cũng không phải là người châu Âu đầu tiên soạn từ điển về tiếng
Việt vì trước ông ta đã có hai giáo sĩ Bồ Đào Nha là G. de Amaral và A.
Barbosa. Ông ta chỉ thừa hưởng công trình của hai cố đạo kia rồi thêm tiếng La
Tinh vào theo lệnh của Tòa thánh La Mã mà thôi,… Lời lẽ của chính đương sự rõ
như ban ngày: A. de Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc
truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi
nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số
cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm
lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa
dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những
phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng
qua là chuyện ‘gậy ông đập lưng ông’ mà thôi” (An Chi, “Alexandre de Rhodes
không phải là người sáng tạo ra chữ Việt”, báo An ninh thế giới, 28-9-2010).
....
Thưa
các đồng chí,
Lại
nữa, Rhodes viết cuốn Phép giảng tám ngày bằng
tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa giáo (Công giáo). Nhưng bên cạnh
đó, ông đã sử dụng nhiều câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo ở Việt Nam
(Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo). Thật vậy, Khổng Tử được hầu hết người Á
Đông xưng tụng là nhà hiền triết, là Vạn thế sư biểu, và nhiều học lý của Nho
giáo vẫn còn giá trị đến ngày nay. Còn Phật Thích Ca được Liên hiệp quốc đánh
giá là một vĩ nhân văn hóa của nhân loại. Thế nhưng, trong sách Phép giảng tám
ngày, A. de Rhodes gọi Phật Thích Ca “là thằng hay dối người ta” và phê
phán Khổng Tử “chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, mà độc dữ”. Ông phê bình
Nho, Lão, Phật: “Bởi Tam giáo này, như bởi nguồn độc, nhiều sự dối khác. Song
le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay
tỏ tường là dối thì vừa. Như thế có chém cây nào độc cho ngã, các ngành cây ấy
tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca là thằng hay dối người ta,
ngã xuống” (Aleaxandre de Rhodes, Phép giảng tám ngày, Tủ sách Ðại Kết, Tp.
Hồ Chí Minh, 1993, trang 113, 115, 116).
Đặc
biệt, Alexandre de Rhodes là người có ý định xin vua Louis XIV của Pháp cung
cấp binh lính để chinh phục phương Đông. Trong cuốn Divers voyages et
missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo), xuất bản tại Paris năm 1653, ở đoạn cuối chương 19, phần thứ 3,
Alexandre de Rhodes viết: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume
du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout
l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ”. Trong bài viết “Ai làm ra chữ quốc
ngữ?” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 31-1-1993, Giáo sư Hoàng Tuệ đã dịch câu đó
như sau: “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi
binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ”.
Chính
vì thấy những ý định không tốt của A. de Rhodes (chống đối truyền thống thờ
cúng tổ tiên của dân tộc, chia rẽ tinh thần đoàn kết giữa đồng bào lương và
giáo, âm mưu dẫn quân viễn chinh Pháp tới xâm lược nước ta…) nên cả chúa Nguyễn
ở Đàng Trong lẫn chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đều đã trục xuất A. de Rhodes, không
cho ông ta cư trú và hoạt động ở Việt Nam. Vì những lẽ trên, ở miền Bắc sau
1954 và ở miền Nam sau 1975, các đường phố, trường học,… mang tên A. de Rhodes
(do thực dân Pháp hay chính quyền Việt Nam Công hoà đặt) đều bị xóa. Gần đây,
một số người lặp lại luận điệu sai trái của thực dân trước đây để đòi phục hồi
tên của A. de Rhodes, nhằm những ý đồ chính trị hay tôn giáo của họ.
Chúng
tôi khẳng định: “A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc
ngữ,..”. Trái lại đối với dân tộc Việt Nam,
Rhodes là kẻ có tội thì làm sao vinh danh, đặt
tên đường được. Quan điểm của các sử gia Việt Nam
là quá rõ: “Sau hàng thế kỷ trường kỳ mai phục bằng hội Truyền Giáo đối
ngoại, tới đây tư bản Pháp đã nắm được thời cơ can thiệp thẳng vào Việt Nam. Đó là cái
mà các sử gia triều đình phong kiến thực dân gọi là “công nghiệp” của Pi-nhô đờ
Bê-hen (Pigneau de Béhaine), người được Lu-i XVI phong tước công và cử làm đại
sứ đặc mệnh toàn quyền bên cạnh Nguyễn Ánh và được Nguyễn Ánh tôn lên làm “cha
cả” với chức thái phó tước quận công. Nhưng vai trò Bá Đa Lộc vốn chỉ là kẻ
trực tiếp khiến cho tư bản Pháp nắm được Nguyễn Ánh, còn yếu tố quyết định
đầu tiên là cả một quá trình hoạt động không biết mệt mỏi của hội Truyền Giáo
đối ngoại nằm trong tay thế lực tư bản Pháp, vốn do Rốt sáng lập” (Hoàng
Văn Lân, Đặng Huy Vận, Mưu đồ chính trị của A-lếch-xăng-đờ-rốt và vấn đề chữ
quốc ngữ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội
Việt Nam, số 63, tháng 6, 1964, tr. 14-28).
Chúng
tôi xin kiến nghị với Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Nhân dân Thành phố
Đà Nẵng:
Không
lấy tên hai giáo sĩ Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina để đặt cho đường
phố, trường học,…ở Đà Nẵng. Nếu đặt rồi thì thay bằng tên của những người Thiên
Chúa giáo (Công giáo) yêu nước như linh mục Nguyễn Bá Kính (thời chống Pháp),
Hồ Huệ Bá (thời chống Mỹ),…
Trân
trọng!
ĐỒNG KIẾN NGHỊ
1.
PGS. TS. Lê Cung, Trường Đại học Sư phạm Huế, Địa chỉ: 18 Lê Hồng Phong, Huế;
ĐT: 0914.202.343, email: lecungdhs@yahoo.com.
2. Nhà
Nghiên cứu lịch sử và văn hoá Nguyễn Đắc Xuân, Địa chỉ: 3/7 Nguyễn Công Trứ,
Huế, ĐT: 0914.203.944; email: gacnhieuloc@yahoo.com
3.
PGS. TS. Trần Thuận, nguyên Phó Trưởng khoa, khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh; ĐT: 0979.630.690, email:
tranthuanxhnv@gmail.com
4.
PGS. TS. Phạm Quốc Sử, Trưởng khoa lịch sử, Trường Đại học Thủ đô, Hà Nội; ĐT:
0913.571.617, email: suphamquoc@yahoo.com
5.
PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Khoa Lý luận chính trị, trường
Đại học Khoa học Huế, ĐT: 0384.915.555, email: ntdunghueuni@gmail.com
6.
PGS. TS. Trương Công Huỳnh Kỳ, nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư
phạm Huế; Huế; ĐT: 0913.427.562.
7. TS.
Phan Văn Hoàng, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, ĐT: 0937.212.549,
email: phanvanhoang@gmail.com
8. Nhà
Nghiên cứu Văn học dân gian: Trần Hoàng, Nhà giáo Ưu tú, nguyên Phó Trưởng khoa
Văn, Trường Đại học Sư phạm Huế; ĐT: 0914.478.721.
9.
Ths. Hà Văn Lưỡng, nguyên Trưởng Khoa Văn, Trưởng Đại học Khoa học Huế; ĐT:
0914.066.061, email: havanluongdhkh@gmail.com
10.
Nhạc sĩ Chúc Linh, Địa chỉ: 21/7 Đường 2, Phường Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức,
TP. Hồ Chí Minh, Điện thoại: 0908.988940, Email: chuclinh.tavanson@gmail.com
11.
PGS. TS. Nguyễn Tất Thắng, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử,
Trường Đại học Sư phạm Huế, ĐT: 0914.025.002, email: tatthangsp@gmail.com
12.
TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Giảng viên chính, khoa Lý luận chính trị, trường
Đại học Khoa học Huế, ĐT: 0915.665.531, email: ntthuyenhue@yahoo.com.vn
-------------------------------------------------
CHỈ NÊN VINH DANH NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG
--------------------------------
NỘI DUNG PHỎNG VẤN CỦA NHÓM SINH VIÊN
(V/v Đề án đặt, đổi tên đường ở Đà Nẵng)
(V/v Đề án đặt, đổi tên đường ở Đà Nẵng)
Được
biết Sở Văn hoá và Thể thao Thành phố Đà Nẵng đang lấy ý kiến dự thảo Đề án
đặt, đổi tên gần 137 đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố năm
2019. Điểm đáng chú ý là hai giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes
cũng có tên trong đề án và được đề nghị đặt tên cho hai tuyến đường ở khu Đông Nam
Đài Tưởng niệm thuộc quận Hải Châu.
Nhận
thức rằng việc “tên đường phố cũng là một dạng địa danh, thể hiện sự trân
trọng của các thế hệ hôm nay và mai sau đối với lịch sử, văn hóa của một dân
tộc, một vùng đất”, chúng tôi – những sinh viên đang trong quá trình đào
tạo, học tập và nghiên cứu Lịch sử cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Chính vì
vậy, ngày 8-10-2019, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà Nghiên cứu Lịch sử
(NCLS) Nguyễn Đắc Xuân.
Nhóm
sinh viên: Thưa ông! Chúng cháu
được biết, thành phố Đà Nẵng sắp sửa đặt tên cho 137 tuyến đường. Điểm đáng chú
ý là trong bản dự thảo đặt tên đường, có tên đường Alexandre de Rhodes (1593 –
1660) và Francisco De Pina (1585 – 1625). Ông nghĩ như thế nào về việc đặt tên
đường mang tên hai vị giáo sĩ này? .
Nhà
NCLS Nguyễn Đắc Xuân: Chữ quốc ngữ là
một sự kiện lịch sử văn hóa quan trọng của dân tộc Việt Nam. Các nhà
nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam phải biết lịch sử ra đời và quá
trình phát triển chữ quốc ngữ. Còn vấn đề vinh danh, đặt tên đường thì phải
thận trọng. Đặt tên đường, tên công viên, tên các công trình công cộng ở Việt Nam
cũng như trên thế giới là một cách vinh danh. Người ta thường dùng tên những
người đã hy sinh cho Tổ quốc, những anh hùng dân tộc, các nhà văn hóa có tên
tuổi hoặc các địa danh nổi tiếng, những sự kiện văn hóa lịch sử, v.v... đặt tên
đường, tên công viên, tên các công trình công cộng. Điều này đồng nghĩa với
vinh danh những người có công đóng góp lớn cho văn hóa lịch sử dân tộc.
Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) và Francisco De Pina, đặc biệt là Alexandre de
Rhodes có công với Vatican trong sự nghiệp truyền bá Đạo Thiên chúa vào Việt
Nam, nhưng đối với dân tộc Việt Nam là người có tội, phỉ báng văn hóa và đạo
đức Việt Nam, ông đã kêu gọi, thúc đẩy thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam gây ra
bao nhiêu chết chóc, đổ nát, đau khổ cho dân tộc Việt Nam suốt nhiều thế kỷ. Ba
bốn thế kỷ qua ông cha ta đã xem Đắc Lộ là địch. Từ giữa đầu thế kỷ XX đến nay,
các nhà nghiên cứu trong Nam, ngoài Bắc và cả Việt Kiều ở nước ngoài đã làm rõ
điều đó. Cần khẳng định rằng tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam
khởi đầu từ thời linh mục Đắc Lộ. Vinh danh Đắc Lộ là làm nhục những nhà yêu
nước Việt Nam/Đà Nẵng. Năm ngoái Đà Nẵng tổ chức Hội thảo Khoa hộc lớn kỷ niệm 160
năm Pháp đánh vào Đà Nẵng. Mà Pháp đánh vào Đà Nẵng cũng do một số linh mục kêu
gọi. Chính vì vậy, nếu giờ vinh danh Đắc Lộ thì thật tội nghiệp cho những người
anh hùng của đất nước như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ, Nguyễn
Duy Hiệu, Trần Cao Vân, Thái Phiên.v.v.
Xét về
phương diện văn hóa, Việt Nam
là nước ở trong vùng sử dụng chữ Hán (cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc).
Từ chữ Hán, chúng ta đã sáng tạo ra chữ Nôm. Trong vốn ngôn ngữ vốn có của ta
mang đậm hồn dân tộc Việt: “Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn”. Còn
chữ quốc ngữ chỉ ghi lại âm của từ ngữ đó chứ không mang nghĩa lóng như chữ Hán
– Nôm trước đây. Chữ quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc, việc dịch
truyện Kiều ra chữ quốc ngữ đã làm mất đi một phần, nếu không nói mất đi rất
nhiều giá trị của tác tác phẩm này. Mặt khác, chữ quốc ngữ không nhằm mục đích
phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện để truyền giáo,
một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta. Chúng ta cần phải hiểu, không nên
có suy nghĩ “nhờ vào chữ quốc ngữ (Latinh hoá) mà tiến bộ, văn minh”. Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… không sử dụng chữ La tinh hóa, vẫn giữ ngôn ngữ từ
trước đến nay, nhưng họ vẫn văn minh vẫn tiến bộ vượt bậc, chứ đâu phải chữ
quốc ngữ La tinh hóa làm cho dân tộc văn minh hơn. Lào, Căm-pu-chia, Miến Điện,
Thái Lan cũng thế.
Alexandre de Rhodes và sách "phép giảng tám ngày" |
Phải
hiểu lịch sử chữ quốc ngữ một cách khách quan, cùng với những nhân vật có liên
quan đến nó và hơn hết là phải công bằng với các bậc tiền nhân có công với dân
tộc. Và nếu Đà Nẵng quyết định đặt tên đường mang tên Alexandre de Rhodes và
Francisco De Pina, tôi tin sẽ có một cuộc phản biện toàn quốc không hay ho gì
cho Đà Nẵng và ngay cả với hai vị Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina
Nhóm
sinh viên: Nghe những vấn đề nhà NCLS
Nguyễn Đắc Xuân chứng minh và chia sẻ, chúng tôi cũng mạo muội đặt thêm một câu
hỏi nữa mang tính giả thuyết để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Chúng
cháu đã được nghe và đã hiểu những vấn đề mà ông nói. Nhưng chúng cháu muốn hỏi
thêm bác một câu hỏi nữa ạ. Chúng ta hãy phớt lờ đi những gì về chính trị hay
về văn hóa, chúng ta chỉ đặt tên đường của hai nhân vật này chỉ vì họ sáng tạo
ra chữ quốc ngữ. Vậy theo ông thì có nên không ạ? p>
Nhà
NCLS Nguyễn Đắc Xuân: Đặt tên đường
là vinh danh cho một nhân vật có công, chúng ta không thể phớt lờ đi được những
vấn đề đó. Khi đã vinh danh thì phải vinh danh những người có công với đất
nước, với dân tộc. Còn với hai nhân vật này dù là đặt tên đường lớn nhỏ gì cũng
không được, vì như thế là đã vinh danh họ. Chúng ta cần phải tìm hiểu để biết
về họ nhưng không được vinh danh bằng cách đặt tên đường. Tuy nhiên, chúng ta
phải hiểu Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina rất có công với Vatican, với Đạo Thiên chúa ở Việt Nam.
Trong phạm vi do nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam họ có quyền được vinh danh
những người đã có công với họ.
Tóm
lại, đặt tên đường theo tên của nhân vật lịch sử nào đó cũng đồng nghĩa với
việc vinh danh nhân vật đó. Chữ quốc ngữ thật ra chỉ là bước “bẻ ngoặt” trong
tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa của dân tộc ta. Chữ quốc ngữ không
chỉ là công cụ để truyền giáo mà hơn thế nữa, thực dân Pháp đã sử dụng nó để
cai trị dân ta. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của chữ quốc ngữ, nhưng
không được nghĩ rằng chữ quốc ngữ làm cho đất nước ta giàu mạnh, văn minh hơn.
Nhóm
sinh viên: Chúng cháu cảm ơn những chia sẻ vừa rồi của ông rất nhiều ạ, những
gì ông nói dường như đã giúp những người đang học lịch sử như chúng cháu có cái
nhìn khách quan hơn về lịch sử, nhìn nhận vấn đề lịch sử theo nhiều chiều và hơn
hết là thúc đẩy thêm niềm đam mê nghiên cứu lịch sử của chúng cháu hôm nay và
sau này. Chúng cháu kính chúc ông luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục nghiên cứu
và truyền lửa cho chúng cháu. Một lần nữa chúng cháu chân thành cảm ơn ông rất
nhiều ạ.
-------------------------------------
Như
vậy, sau cuộc gặp gỡ và nói chuyện cùng với Nhà NCLS Nguyễn Đắc Xuân về vấn đề
đặt tên đường của Đà Nẵng, đã giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan về chính
xác hơn về công tội của những nhân vật lịch sử. Có những người cần phải biết,
phải tìm hiểu những việc làm của họ, nhưng nếu muốn vinh danh thì phải xét lại
một cách thật kỹ công tội của họ trong tiến trình lịch sử. Bởi vậy, cần phải
viết lịch sử một cách khách quan, bất cứ những gì về lịch sử mà viết theo quan
điểm cá nhân không khách quan thì không bao giờ tồn tại, mà còn mang nợ cho
tương lai. Thông qua việc này, chúng tôi cũng hy vọng Đà Nẵng cần phải “chậm
lại” để nhìn nhận, xem xét kỹ lưỡng lại vấn đề này và đánh giá đúng nhân
vật lịch sử, có như vậy mới có sự công bằng với tiền nhân và sự đồng thuận của
nhân dân.
Nhóm
Sinh viên Sử 4, Khoa Lịch sử,
Trường
Đại học Sư phạm Huế thực hiện:
Nguyễn
Vũ An, quê huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng
Ngãi,
ĐT:
0963.783.177; email: nguyenvuan2026@gmail.com
2. Lê
Thị Thiên Lộc, Thị xã Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; ĐT:
0906.570.899
3.
Dương Văn Hậu, quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam;
ĐT:
0856041059
___________
Bài
liên quan:
- V/V
Đặt Tên Đường Ở TP Đà Nẵng - Thư Kiến Nghị Của Một Nhóm Trí Thức Trong Nước
(Xin đọc http://sachhiem.net/DOITHOAI/Rhodes.php)
- Các
bài trong trang nhà liên quan đến nhân vật Alexandre De Rhodes: https://sachhiem.net/TONGIAO/ListRhodes.inc.php
Tại:
https://www.sachhiem.net/DOITHOAI/Rhodes.php