Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Công lý, Tự do và Nhân quyền với người Da Màu ở Mỹ.



Bắt đầu sự kiện là vào lúc 12 giờ trưa ngày thứ bảy 9/8/2014  ở ngoại ô thành phố Ferguston bang Missouri, viên cảnh sát Darren Wilson ngồi trong xe tuần tra đuổi theo hai người đàn ông da den có tên là Michael Brown 18 tuổi và Dorian Johnson đang đi dưới lòng đường của một con phố nhỏ , bởi vì viên  cảnh sát nghi ngờ là hai thanh niên này vừa  xô đẩy một nhân viên bán hàng để ăn cắp một vài điếu xì-gà của cửa hàng cạnh đấy. Khi đối mặt hai thanh niên này Darren Wilson lệnh buộc họ bước lên vỉa hè nhưng họ không tuân theo và có ý chống lại, trong cơn tức giận Darren Wilson khi đó còn đang ngồi trong xe tuần tra  liền rút súng bắn một loạt 12 phát về phía hai người thanh niên da đen, hậu quả là  có tới 8 viên đạn ghim vào đầu, vai và ngực của Brown và làm anh ta tử thương tại chỗ.
Michael Brown 18, bị Sĩ quan Cảnh sát da trắng Wilson bắn chết giữa trưa ngày 9/8/2014
vì nghi rằng Brown đã ăn cắp vài điếu xì-gà trong một cử hiệu nhỏ ở Ferguston

Đến 8 giờ tối ngày 24/11/2014, Theo luật Mỹ, khi các công tố viên ở Ferguston, Missouri công bố quyết định của Bồi thẩm đoàn rằng Viên Trung úy cảnh sát Wilson 28 tuổi  là người dùng súng bắn 8  phát vào  Michael Brown không có vũ trang giết chết anh ta là vô tội. Trong khi nhà cầm quyền Ferguston thừa biết rằng khi họ tuyên bố  Sĩ quan cảnh sát Wilson vô tội thì sẽ có một làn sóng giận dữ bùng phát ngay lập tức nên họ đã nhanh chóng triển khải lực lương Cảnh sát chống bạo động, và dựng lên các hàng rào bao quanh các tòa nhà công quyền. 

Liền ngay đêm đó Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi người dân bình tĩnh và rằng họ có quyền đi biểu tình đòi công lý nhưng phải trong không khí hòa bình, không bạo lực. Tuy nhiên, ngay sau đó màn hình TV của Mỹ đã được lấp đầy bởi những hình ảnh xe cảnh sát bị đốt cháy, đám đông bỏ chạy vì  bị xịt vòi rồng và hơi cay, dùi cui điện được vung lên đầu người biểu tình và đạn cao su bắn tới tấp vào họ. Truyền hình cũng chiếu cảnh những thanh niên da màu ném gạch đá và đập phá, đốt cháy xe tuần tra của Cảnh sát và thiêu rụi hàng chục các cửa hàng. Các khẩu hiệu đòi công lý cho người Da đen được giăng lên khắp nơi: “Punish Wilson” - Phải trừng trị Wilson,  “Hands up Don’t shoot”- Giơ tay rồi không bắn, có ý nói rằng khi Brown đã giơ tay đầu hàng rồi mà Wilson còn bắn 8 phát đạn liên tiếp để cố tình giết  chết anh ta !
Mặc dù theo luật Mỹ hành vi phân biệt chủng tộc sẽ bị trừng phạt, nhưng trên thực tế  nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ đang hiển hiện rõ ràng hơn bao giờ hết…không phải chỉ ở Fergustion mà cả ở New York, ở ngay Washington DC ở Texas…ở khắp nước Mỹ.
 
Người Da đen ở Furguston xuống đường biểu tình đòi công lý cho Brown hô vang khẩu hiệu
"Hands up-don't shoot - Đã giơ tay rồi sao còn bắn"
Vụ Cảnh sát bắn chết Michael Brown chỉ là “giọt nước phân biệt chủng tộc tràn ly”:

Thành phố Ferguston chỉ có vỏn vẹn 21.135 người dân, gần 70% là người Da đen. Những câu chuyện về cảnh sát trong thành phố thuộc hạt St.Louis (nơi xảy ra vụ bắn chết Micahel Brown ) nhắm vào người da đen để chặn xét trong giao thông và trên đường phố, áp đặt những khoản tiền phạt mà họ thường không thể trả được và ghép tội họ. Theo thông tin của ArchCity Defenders, một nhóm phi lợi nhuận, phát hiện Tòa án thành phố ở Ferguson chỉ riêng năm 2013 đã phát hành 32.975 lệnh bắt giữ  toàn là những lái xe người da đen buộc tội họ là vi phạm luật giao thông. Những khoản phạt vi cảnh này xếp hạng thứ hai trong nguồn thu nhập 20 triệu USD của thành phố.

Ngoài ra, những phụ nữ trẻ người Da đen của Ferguston  thường xuyên bị  cảnh sát quấy nhiễu và buộc dừng xe để khám xét vì cho rằng họ buôn lậu ma túy  (Theo Economist). Mặc dù ở thành phố này dân số hầu hết là người da đen nhưng người da đen lại tìm việc làm rất khổ sở và khó khăn, nhà cầm quyền thường sử dụng người da đen để chống lại người da đen. Cũng theo Economist, một người da đen kể rằng anh không xin được việc làm trong một casino địa phương bởi vì một thành viên trong nhóm điều hành casino nói với anh ta rằng "những người da trắng sẽ không tới" nếu họ biết anh ta làm việc ở đó. "Và cô ta lại là một người da đen!" !

Không ai quên vụ một thanh niên da đen tên là Trayvon Martin 17 tuổi không  vũ trang đã bị một nhân viên Tuần tra tình nguyện người Da trắng nổ súng bắn chết một cách thương tâm đêm ngày 26/2/2012 tại thành phố Sanford bang Florida và chỉ sau đó ít ngày lại một bồi thẩm đoàn gồm 12 người, (11 người là da trắng trong khi đó dân Da đen chiếm  30% dân số Sanford) ra tuyên bố Zimmerman là vô tội. Với kết luận của bồi thẩm đoàn lúc đó đã đưa hơn 100 thành phố của nước Mỹ kể cả New York và Washington DC  xuống đường tuần hành đòi công lý cho Martin. Các cuộc bạo động ngày càng lớn đến nỗi Tổng thống Obama phải đến Sanford để xoa dịu dư luận và ông đã ra một tuyên bố trong nước mắt, trong tuyên bố ấy có đoạn ông nói: ”Tôi phải thật sự xác định với Trayvon Martin rằng, anh đã chịu nhiều đau khổ do phải đối mặt với  sự phân biệt chủng tộc trong xã hội chúng ta, Matin cũng chính là tôi 35 năm trước đây, và tôi hiểu rằng người Da đen ở  Hoa Kỳ bao gồm cả tôi nữa  nói chung là đã chịu tổn thương của sự phân biệt chủng tộc  (in which he spoke about the trial and about race relations in the United States. Obama said that he identified with Trayvon, that "Trayvon Martin could have been me, 35 years ago." He also said that black men in the United States (himself included, before he became a senator) commonly suffered racial profiling.)  Ông còn nói thêm rằng “trong cuộc đời tôi đã không biết bao lần khi một mình đứng trong thang máy, bỗng thang dừng lại do cuộc gọi ở một tầng nào đó, khi cửa thang mở vài người da  trắng phải bật trở ra khi họ biết có một người đàn ông da đen đang đứng trong buồng thang trong đó...”
Trayvon Martin 17, người bị Zimmerman  Da trắng 28, giết đêm 26/2/2012 rồi Bồi thẩm đoàn cho Zimmerman vô tội
và  cũng dẫn đến biểu tình, bạo động dấy lên trên toàn nước Mỹ.
Tuy nhiên ông Obama với cương vị của mình là một Tổng thống của “nền công lý Hoa Kỳ” cũng chỉ biết nói: “các bạn có quyền xuống đường đòi công lý một cách hòa bình !!!” mà ông không đưa ra bất kỳ một đề nghị sửa đổi nào về luật pháp bảo vệ cho người thiểu số da màu nói chung và da đen nói riêng.

Dù thế cuộc chiến đấu cho công lý vẫn tiếp tục, ngày thứ bảy, 14/12/2014 hàng ngàn người tề tựu về Washington để phản đối  sự hung tàn của cảnh sát đối với người da màu và kêu gọi cải cách các cơ quan thi hành công lực.

Thân nhân của Michael Brown, Eric Garner, Tamir Rice và Trayvon Martin – mà những người biểu tình gọi là nạn nhân của bất công chủng tộc — tham dự vào cuộc biểu tình có tên là “cuộc tuần hành Công lý cho Tất cả.”

Sự kiện này diễn ra gần Điện Capitol nằm trong khuôn khổ một loạt các cuộc biểu tình trên nước Mỹ vào ngày thứ Bảy, do một tổ chức có tên “Hành động Ferguson”  đứng ra kêu gọi và tổ chức.



Cảnh sát ở New York ngang nhiên bóp cổ đến chết một thanh niên Da đen
Eric Garner ngay trên đường phố, giữa ban ngày hôm 17/72014

 
  



Các cuộc biểu tình diễn ra trên toàn nước Mỹ kể từ đêm 24/11/2014 và kéo dài liên tục. Các cuộc biểu tình bùng phát trở lại khi một  bồi thẩm đoàn không truy tố những nhân viên cảnh sát trong vụ Eric Garner một trung niên Da đen bị Cảnh sát New York đánh đập và kẹp cổ cho đến chết ngạt ngay giữa thành phố. Các Bác sĩ pháp y sau khi khám nghiệm đã tuyên bố  đây là một vụ giết người.

Trước đó  em Tamir Rice 12 tuổi bị nhân viên cảnh sát Ohio bắn chết sau khi vung một khẩu súng đồ chơi cũng làm căng thẳng gia tăng.
Cuộc tuần hành ngày thứ Bảy tại Washington do lãnh tụ dân quyền Al Sharpton tổ chức.
Những cuộc tuần hành và tập họp cũng được dự trù tổ chức tại những cộng đồng khác trên nước Mỹ—từ thành phố New York đến tiểu bang Mississippi ở miền nam cho đến khuôn viên trường đại học Indiana miền trung tây. Những cuộc biểu tình khác cũng được tổ chức ở Torontoa (Canada), London (Anh).

Bốn bà mẹ da đen của  Trayvon Martin, Michael Brown, Tamir Rice và Eric Garner: đã trở thành biểu tượng của nạn nhân phân biệt chủng tộc và sự bạc đãi độc ác của CS Mỹ đang chia sẻ nỗi đau mất con của mình.

Công lý cho Brown vẫn đang tiếp tục đấu tranh.

Chiều nay 21/12/2014 tại Tòa án Ferguston Công tố viên Bob McCulloch đã thú nhận rằng ông đã đưa ra các nhân chứng sai cho bồi thẩm đoàn để họ có những phán quyết bất công cho vụ Brown có lợi cho cảnh sát Darren Wilson. Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh KTRS vào thứ Sáu, McCulloch nói rằng ông quyết định  đưa ra các nhân chứng giả  để họ " không nói ra  sự thật" trước bồi thẩm đoàn. Cụ thể, McCulloch thừa nhận ông cho một người phụ nữ  có tên là McElroy  mà "Rõ ràng đã không có mặt khi vụ giết người này xảy ra" để làm nhân chứng cho bồi thẩm đoàn. Người phụ nữ nhân chứng giả  làm chứng rằng trước khi bị bắn Michael Brown vật lộn với Wilson khi anh ta bị buộc phải đi lên vỉa hè "như một cầu thủ bóng đá,  dí đầu Wilson cúi xuống,"  để bồi thẩm đoàn phán quyết cho rằng  Sĩ quan Wilson đã  giết chết Brown chỉ là để tự vệ mà thôi…(*)


Theo tờ The Smoking Gun làm rõ chi tiết thêm rằng “bà McElroy khi nghe vụ Brown bị giết mới đến thăm Ferguston, bà ấy vốn có bệnh rối loạn lưỡng cực mà không được điều trị và có tiền sự về phân biệt chủng tộc”  và ”bà ta cũng thừa nhận là bị chứng mất trí nhớ kể từ khị bị ném qua kính chắn gió trong một tai nạn ô tô năm 2001 !”


Việc đưa lời khai và nhân chứng giả cho bồi thẩm đoàn, McCulloch có thể bị truy tố tội vi phạm đạo đức nghiêm trọng. Theo luật bang Missouri  các luật sư đều bị cấm cung cấp "các bằng chứng các luật sư biết là sai."

Theo luật
bang Missouri, các cuộc tranh luận của bồi thẩm đoàn bí mật và  các công tố viên không được phép có mặt, tuy nhiên công tố viên McCulloch đã cùng họ tranh luận trong cuộc họp kéo dài hơn hai giờ đồng hồ…

Ông McCulloch Công tố viên Fergustion đã thao túng, bịa đặt nhân chứng trước bồi thẩm đoàn để không
khởi tố Wilson, cha của ông là Paul McCulloch cũng  là Sĩ quan CS Tp. St. Louis  bị một thanh niên da đen tên là Glenn bắn chết ngày 2/7/1964 khi ông 12 tuổi, người  bắn chết cha ông sau đó bị kết án tử hình
 

Một nhà lập pháp Missouri, Karla
May, hôm thứ sáu 19/12/2014 đã đề nghị tiến hành một cuộc điều tra  về hành vi vi phạm pháp luật bang của McCulloch.  Ông May nói rằng có bằng chứng cho thấy McCulloch "Thao túng quá trình hoạt động của bồi thẩm đoàn ngay từ đầu để đảm bảo rằng Sĩ quan cảnh sát Wilson sẽ không bị truy tố."
Tất cả các các vụ bắn giết người da đen và xử lý các vụ án đó của các nhân viên công quyền của nước Mỹ đã cho chúng ta thấy luật pháp và nhân quyền của nước Mỹ được áp dụng và thực thi như thế nào. Hoa Kỳ luôn tự cao vỗ ngực cho mình là tấm gương của công lý và có quyền rao giảng cho các dân tộc khác về  Nhân quyền,Tự do, Công lý, luôn chọc ngoái, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của những nước mà không đi theo cái gậy chỉ huy của Mỹ.

Thiết tưởng nước Mỹ phải thức tỉnh để trở về với thực tại tồi tệ về nhân quyền, tự do công lý của chính mình, nơi mà hàng năm có không dưới 500 người vô tội phần lớn là người da màu bị chết oan ức dưới họng súng tàn độc của cảnh sát Mỹ rồi được nhà cầm quyền, các nhà thực thi pháp luật Mỹ thao túng, giả dối, bênh vực, chạy tội cho những kẻ giết người.

Chế Trung Hiếu
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 (*) (http://thinkprogress.org/justice/2014/12/21/3606084/how-a-startling-admission-from-the-ferguson-prosector-could-restart-the-case-against-darren-wilson/).