Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

ÔNG VŨ MINH GIANG CÓ CÁI NHÌN PHIẾN DIỆN VỀ CHÍNH SÁCH HÒA HỢP, HÒA GIẢI CỦA CHUNG TA.



ÔNG VŨ MINH GIANG CÓ CÁI NHÌN
PHIẾN DIỆN VỀ CHÍNH SÁCH
HÒA HỢP, HÒA GIẢI CỦA CHUNG TA.

Cứ gần đến ngày Chiến thắng 30/4 thì kẻ xấu, người tốt nói rất nhiều về Ngày Lịch sử vĩ đại này, ngày chấm dứt cảnh chia cắt đất nước do Đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn gây ra trong hơn 21 năm trời, cũng là ngày đất nước chấm dứt cuộc chiếm đóng man rợ  của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai bù nhìn của chúng kéo dài suốt hơn 117 năm trời, kể từ ngày Thực dân Pháp nổ phát đại bác đầu tiên vào xâm lược nước ta ngày 1/9/1858 tại Đà Nẵng…

HÒA HỢP LÀ KHÔNG CÓ TẮM MÁU Ở SÀI GÒN
TRONG NGÀY CHIẾN THẮNG

Trước khi ngụy quyền thua chạy, bọn Tâm lý chiến trong chính quyền Sài Gòn tuyên truyền những tin đồn man rợ rằng, nếu Việt Cộng vào được Sài Gòn sẽ có một cuộc tắm máu, Việt cộng sẽ giết sạch những người đã tham gia chính quyền và quân đội Sài Gòn. Tuy vậy, Nhân dân ta ở Sài Gòn nói riêng, và cả miền Nam nói chung không nhiều người tin điều đó, bời vì nhân dân miền Nam đã từng sống với Cách mang, họ hiểu chủ trương của Đảng và những chính sách hòa hợp, hòa giải, và vị tha của Cách mạng, vì Cách mạng là những người đã  cùng với Nhân dân miền Nam chịu đựng bao nhiêu gian khổ ác liệt, chịu hy sinh cả thân mình trong cuộc kháng chiến lâu dài để giải phóng Dân tộc, giải phóng Nhân dân thì không bao giờ có chuyện “tắm máu” như bọn xấu tuyên truyền, và thực tế đã  chứng minh điều đó…Trong ngày 30/4/1975 và những ngày sau đó, hàng chục vạn lính ngụy được tha thứ và an toàn trở về quê cũ làm ăn mà không ai bị trừng phạt, trừ một số rất ít kẻ không chịu cải tạo và trốn trình diện vì mắc quá nhiều nợ máu với nhân dân và không thành thật muốn trở thành những người lương thiện.

 Tuy nhiên…

VŨ MINH GIANG NHÌN SỰ HÒA HỢP, HÒA GIẢI CỦA ĐẢNG TA BẰNG CÁI NHÌN CỦA KẺ KHUYẾT TẬT.

Trả lời phỏng vấn của báo Người đô thị 28/04/2018  Vũ Minh Giang đã nói:”
 Tôi nghĩ câu chuyện hòa hợp dân tộc cần được nhìn nhiều chiều, nhiều phía. 

Thứ nhất, phải coi chuyện có những hận thù, mâu thuẫn giữa tập hợp người này với tập hợp người khác sau một cuộc chiến tranh là tất yếu. Chính nghĩa thì cũng phải bắn vào kẻ thù của mình. Phi nghĩa thì cũng phải tiêu diệt đối tượng mà họ cho là kẻ thù của họ. Thương vong này sẽ tác động lên cả hai bên, đến gia đình mỗi bên. Nên chuyện hận thù sau mỗi cuộc chiến là điều không tránh khỏi. 
Còn làm sao để hòa giải, hòa hợp nhanh chóng là chủ trương lớn, có tầm nhìn xa. Có tầm ở chỗ nhìn thấy nếu cứ để hận thù tiến triển một cách vô thức thì sẽ làm tổn thương khối đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh quốc gia. Nhưng chủ trương là một chuyện, thực hiện chủ trương như thế nào lại là chuyện khác. Bốn mươi ba năm qua, quá trình hòa giải dân tộc đã cải thiện được rất nhiều chuyện mâu thuẫn giữa hai phía tham gia chiến tranh là người Việt. Nhưng cuộc chiến tranh này có sự hiện diện của bên thứ ba là Hoa Kỳ. Bằng quan sát của mình, tôi thấy sự hòa giải giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nhanh hơn giữa người Việt với nhau. Điều này cũng tác động ngược trở lại quá trình hòa giải giữa người Việt..”. 
Xe tăng của Quân giải phóng anh dũng tiến vào hang ổ của ngụy quyền
Ông Vũ Minh Giang là một giáo sư sử học mà có cái nhìn rất hạn chế cả về sự thật và về quan điểm của một nhà  sử học cao cấp của Việt Nam:
Như trên đã nói hòa hợp hòa giải là chính sách lớn của Cách mạng miền Nam, nó được Đảng ban hành không những bằng chính sách mà cả bằng thực tế đã diễn ra ngay trong ngày Giải phóng Sài Gòn. Những người lính trong quân đội Sài Gòn đã tham gia cuộc chiến tranh phi nghĩa, họ cầm súng Mỹ, ăn lương Mỹ cam tâm bắn giết đồng bào miền Nam vô cùng tàn ác, hàng triệu người vô tội đã phải gục chết dưới làn đạn ác độc của họ, không ai là không biết, nhưng khi họ hạ vũ khí đầu hàng, thì Cách mạng tha tội, đó quyết không phải là “Nhưng chủ trương là một chuyện, thực hiện chủ trương như thế nào lại là chuyện khác” cách nói ỡm ờ hai nghĩa của Vũ Minh Giang đã tự hạ thấp trình độ hiểu biết của ông ta về những ngày đất nước toàn thắng…điều này có lợi cho những kẻ không chịu cải tà quy chánh, còn mang nặng hận thù với Cách mạng, chúng coi “hòa hợp, hỏa giải là cái bẫy của Cộng Sản, và chừng nào chế độ Cộng Sản sụp đổ thì chúng tối mới trở về…”

Mặt khác Vũ Minh Giang là nhà lịch sử cấp cao mà thậm chí không dám nói rằng, Mỹ là kẻ xâm lược miền Nam, đã dựng lên ngụy quyền và ngụy quân Sài Gòn, là kẻ chủ mưu gây ra cuộc chiến tranh vô cùng đẫm máu với nhân dân miền Nam mà chỉ nói kiểu tránh né: “Nhưng cuộc chiến tranh này có sự hiện diện của bên thứ ba là Hoa Kỳ…” Nếu nói theo nghĩa đen một cách lương thiện, thì Giang  phải nói: Mỹ chính là kẻ ngang nhiên mang quân xâm lược VN, đưa Ngô Đình Diệm về làm Tổng thống và tuyên bố xé bỏ hiệp định  Giơ-ne-vơ  dã tâm chia cắt đất nước Việt Nam thêm 21 năm trời đau thương nữa…chứ không chỉ đơn giản là “có sự hiện di
n của bên thứ 3 là Hoa Kỳ”. Mang danh là người giảng dạy, nghiên cứu và biên soạn lịch sử, Giang nói thế nào với học trò của mình về việc “hiện diện của Hoa Kỳ” mà không phải là cuộc xâm lược vô cùng tàn bạo với hàng chục triệu tấn bom và chục triệu gallons chất độc da cam để tận diệt và làm cho điêu linh Dân tộc này ? câu nói của một nhà lịch sử, được ăn và sống ngay trong những ngày đau thương ấy mà lại nói nhạt nhẽo, khơi khơi vô cảm như một người ngoài cuộc xa lạ !

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ân cần tiếp đón Việt Kiều về quê hương ăn tết Canh Tuất

Vũ Minh Giang chưa chịu dừng lại,lại còn tiếp: “Bằng quan sát của mình, tôi thấy sự hòa giải giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nhanh hơn giữa người Việt với nhau. Điều này cũng tác động ngược trở lại quá trình hòa giải giữa người Việt. .”

Vũ Minh Giang cố tình đánh tráo sự thật để giả đò không biết rằng, sau ngày Giải phóng miền Nam, Đảng ta đã ra rất nhiều Nghị quyết về hòa hợp, hòa giải và ban hành nhiều chính sách đối với những kiều bào ta đang sống ở nước ngoài và do đó ngày càng nhiều người Việt ở hải ngoại lần lượt trở về thăm quê hương, ban đầu còn dè dặt, thì ngày nay có  nhiều triệu lượt người đã về thăm quê hương, họ được thân tình tiếp đón, nhiều người về sinh sống hẳn, nhiều người có tài năng thì trở về làm việc trong bộ máy nhà nước hoặc đầu tư với vốn liếng khá lớn. Điều đó đã minh họa cho rõ hơn chính sách hòa hợp, hòa giải Dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời vạch mặt dã tâm của các thế lực thù địch, chống đối, xuyên tạc chính sách nhân văn đó, cần thấy rằng chính sách hòa hợp, hòa giải Dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là có cơ sở dựa trên truyền thống lịch sử, chính trị và pháp lý vững chắc, nhất quán, được tổ chức thực hiện lương thiện, minh bạch đạt  hiệu quả rất to lớn !

Mới đây, ngày 18/1/2020 Trong khuôn khổ chương trình Xuân quê hương 2020, đoàn 400 đại biểu kiều bào rất vinh dự được đến chào Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Về dự  Chương trình “Xuân Quê hương” năm nay có hơn 1.500 kiều bào tham gia và  hàng chục vạn bà con Việt kiều từ 35 nước và vùng lãnh thổ về ăn tết trên quê nhà, con số đông nhất từ trước tới nay !
Kiều bào Trần Ngô Đức Thọ, nghiên cứu sinh ngành quy hoạch đô thị, Tổng Thư ký Hội Thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ bày tỏ Hội luôn có hoạt động quảng bá văn hoá Việt Nam, đồng hành hỗ trợ thanh niên; tổ chức cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu, giúp tạo ra các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. “Dù làm gì ở đâu, chúng tôi luôn hướng về Tổ quốc bằng cả trái tim. Các bạn trẻ luôn khát khao đóng góp cho đất nước. Mong Đảng, Nhà nước tạo điều kiện cho thế hệ trẻ kiều bào hướng về quê hương, đất nước với các hoạt động thiết thực”, anh Trần Ngô Đức Thọ nói.

Những chi tiết trên chẳng phải là cú tát trời giáng cho những kẻ luôn mồm xuyên tạc về chính sách hòa hợp hòa giải của chúng ta ư !?

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

ĐỪNG YÊU NƯỚC KIỂU NGÂY THƠ


Viết theo chủ đề: "Chống lại sự phản bội lịch sử Dân tộc".


ĐỪNG YÊU NƯỚC KIỂU NGÂY THƠ !

I/- TẠI SAO BỘ SỬ 30 TẬP DO PHAN HUY LÊ TỔNG CHỦ BIÊN KHÔNG PHÁT HÀNH ĐƯỢC NHƯ DỰ ĐỊNH:

Từ ngày nhóm Phan Huy Lê, Trần Đức Cường…cố gắng chạy vạy để cái gọi là Viện sử học cho phép biên tập và xuất bản bộ sử 15 tập, khi đã sắp xuất bản thì Phạm Văn Linh Phó trưởng ban TGTW cho “họp phê duyệt” rồi họp báo tuyên bố rêu rao là trong bộ sử này có nhiều điều mới, nhiều nhận thức tiến bộ về quan điểm nhìn nhận về Nhà Mạc, Nhà Nguyễn và “đặc biệt là về việc đánh giá lại chính quyền VNCH” và do đó nên bộ sử đã “không còn gọi chính quyền tay sai-bù nhìn SG là ngụy quân, ngụy quyền nữa “! bọn họ lý giải rằng gọi chính quyền bù nhìn SG là “ngụy là miệt thị, là không khách quan và không phù hợp với chủ trương hòa hợp, hòa giải của Đảng, và bộ sử sẽ được phát hành ra quốc tế nên người nước ngoài khó nghe; và điều tối quan trọng là nếu gọi chính quyền bù nhìn SG, tay sai đế quốc Mỹ là ngụy quyền tức không công nhận chúng, thì coi như ta mất vĩnh viễn Hoàng Sa, nên phải bỏ từ ngụy, gọi là chính phủ VNCH thì ta sẽ có cơ hội lấy lại được quần đảo này (!?)
Khi bộ sử chưa kịp đưa ra thị trường với lời quảng bá đó đã làm dấy lên một phong trào toàn quốc phản đối quyết liệt nhiều chỗ trong nội dung bộ sử, những người phản đối bao gồm nhiều thành phần yêu nước chân chính, là các cựu chiến binh, là những người đã đương đầu với sự ác độc và man rợ của chế độ bù nhìn Sài Gòn, là cán bộ đang công tác hoặc đã về hưu, là những người nhận thức được việc làm sai trái của những người Biên tập bộ sử nói trên. 

Bộ sử 15 tập vừa mới phát hành chưa nhìn thấy mặt mũi ở đâu, thì bọn họ lại khẩn trương chuẩn bị phát hành bộ sử 30 tập (có 5 tập kỷ yếu) với số tiền được Nhà nước bỏ ra gần 100 tỷ đồng và nó cũng được nhóm biên tập rêu rao, quảng bá y chang như họ đã quảng cáo cho bộ sử 15 tập nói trên, có lẽ nội dung họ muốn nhấn mạnh để thay đổi là “từ bỏ gọi chính quyền SG là ngụy và đánh giá tích cực lại chế độ bù nhìn này !”
Họ chắc mẫm là cuối năm 2018 bộ “quốc sử 30 tập” do Phan Huy Lê làm Tổng chủ biên, Vũ Minh Giang làm phó chủ biên sẽ được ra lò…Tuy nhiên những người biên tập sử đã một lần nữa bị sấm sét của búa rìu dư luận, nhiều đơn kiến nghị, một cơn bão phản đối kể cả có sự phản đối của đồng bào ta đang sinh sống ở ngoài nước, những phân tích sâu sắc và vạch trần âm mưu phản bội lịch sử của ban biên tập đứng đầu là Phan Huy Lê, và tất cả những điều đó đã được Trung ương Đảng lắng nghe và họ bị Trung ương Đảng huýt còi, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng và P. Thủ tướng Vũ Đức Đam đã cho gọi họ lên để nhắc nhỡ, buộc họ phải hoãn lại để đính chính, để biên tập lại cả về nội dung và quan điểm. 

Hôm nay thời gian dù đã bước sang quý I/2020 mà bộ sử cũng chưa có dấu hiệu gì được xuất bản vì những sai lầm có tính chất nguyên tắc và yếu tố phản động được mưu mẹo bất lương gắn trong các lời văn của nó như chúng ta đã biết !


II/- CÁC BỘ SỬ DO PHAN HUY LÊ, TRẦN ĐỨC CƯỜNG, VŨ MINH GIANG BIÊN TẬP ĐÃ LÀM CHIA RẼ NHÂN DÂN VÌ NÓ XUYÊN TẠC VÀ ĐƯA RA SỰ KHÁC BIỆT NHẬN THỨC LỊCH SỬ:
Trong xã hội ta đang tồn tại cái tâm lý cho là một ai đó được Nhà nước có thời tôn vinh thì kẻ ấy mãi mãi là được tôn vinh, cho dù người ấy không hề còn cái phẩm giá như khi họ được khen thưởng, đó là một sự nhận thức sai lầm; May mà mới đây tên công thần Lê Mã Lương đã bị cảnh cáo vì hành vi chống lại Quân đội Nhân dân của y, cho dù hắn đã có thời là Anh hùng, đã từng có thời là một chiến sĩ dũng cảm ở mặt trận, nhưng do vì không chịu tiếp tục rèn luyện tu dưỡng nhân cách, nên y đã rơi tõm xuống hố rác công thần và vòng tay nhung của bọn thù địch…Tuy nhiên, việc trừng phạt Lê Mã Lương vẫn là chưa đủ !

Còn đối với Phan Huy Lê khi còn sống, ông cũng đã có những đóng góp nhất định cho ngành sử nước nhà, đã được Đảng và Nhà nước khen thưởng. Nhưng đến khi Lê tự chuyển hóa thành kẻ hèn hạ xuyên tạc tấm gương người Anh hùng Liệt sĩ Lê Văn Tám, thì trong chúng ta ai ai cũng biết Phan Huy Lê có vấn đề về diễn biến phản bội. Quần chúng nhân dân, các nhân chứng trong những ngày Sài Gòn – Gia Định kháng chiến, các trí thức yêu nước chân chính ở cả hai miền đều lên tiếng phản đối Lê, họ đòi Lê phải ra đối mặt để tranh luận, để đối chứng, nhưng Lê hèn nhát trốn nhẹm. Lúc bấy giờ lẽ ra những người có trách nhiệm canh gác chính trị tư tưởng trong Đảng ta phải gọi Lê lên để cảnh cáo ông ta, buộc phải đính chính, phải xin lỗi nhân dân về những điều dối trá của mình, thu hồi những khen thưởng đã trót giao cho ông ta, nhằm làm cho Nhân dân hiểu được sự thật của âm mưu phản bội lịch sử của Lê. Nhưng tiếc thay, họ đã không làm ! Đó là lý do tại sao có một số ít người vì nông nổi và ấu trĩ cứ “cuồng Lê” và bám lấy cái cớ là Phan Huy Lê được tặng nhiều khen thưởng, được ca ngợi, nên cái gì của Phan Huy Lê nói và làm đều là làm theo ý của Nhà nước ! Lê nói Anh hùng Lê Văn Tám là giả mà Lê không bị Nhà nước trừng phạt, không phủ định lời của Lê nên Lê là kẻ nói đúng (!?) nhưng họ có biết đâu rằng trong lúc Lê cho rằng chuyện về người Anh hùng Lê Văn Tám là giả thì tên Phan Huy Quát, anh trai của Lê là Thủ tướng ác ôn của ngụy quyền SG hết làm tay sai cho thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ là thật !

Trên mạng xã hội hiện nay, hay trên các bài viết dạng blog, Nhân dân đang chia rẽ sâu sắc, thực tế là có hai phe, một số ít theo Lê, Cường , Giang…vì họ cho là bọn đó được Nhà nước khen thưởng, giao việc, còn số đông là những người không chấp nhận âm mưu bỏ chữ ngụy trong hai bộ sử, mặc dù những người yêu nước chân chính đã phản biện sắc sảo, quyết liệt, họ đòi trừng trị bọn Lê, Cường, Giang vì những hành vi phản bội Lịch sử của chúng !?
Những người chống lại bọn Lê, Cường và bọn phản bội lịch sử nhận thức rằng, cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp - Đế quốc Mỹ xâm lược của Nhân dân ta đã khép lại tròn 45 năm rồi, Dân tộc đã trải qua hơn 117 năm ly loạn, khổ đau và tăm tối, hàng chục triệu người chết, hàng triệu gia đình tan nát. Vì hậu quả của chiến tranh nên Đất nước lầm than, do đó phải đi lên chậm hơn các nước khác hàng trăm năm.
Tuy vậy, cuối cùng thì Đất nước, Non sông đã được thu về một mối. Ở miền Nam dưới ách cai trị của Mỹ, hàng triệu lượt thanh niên miền Nam đã bị bắt buộc cầm súng cho Mỹ thực hiện vai trò đánh thuê cho chúng dưới một chính phủ và quân đội bù nhìn cực kỳ phản động từ thời Ngồ Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu. 

Ngay sau ngày 30/4/1975 một số tên đầu sỏ, có nợ máu trong ngụy quân và ngụy quyền bị đưa đi cải tạo để họ trở thành người lương thiện, còn hàng triệu anh em khác trong binh lính Sài Gòn thì đều được trở về quê cũ làm ăn. Họ và gia đình, con cái họ không hề bị phân biệt đối xử, rất nhiều người đã trở thành cán bộ dưới chế độ mới, rất nhiều người đã trở thành chủ những xí nghiệp lớn và vừa. Không ai còn gọi họ là lính ngụy hay quân ngụy những từ ngữ đó đã lùi về quá khứ, là những tên gọi của lịch sử đau thương trong chiến tranh không ai muốn nhắc lại nữa !


Thế nhưng bọn Lê, Cường, Giang và đồng bọn thì bỗng dưng lại nhắc tới, xới vấn đề đó lên để khêu gợi thù hận, nếu chúng lẳng lặng thì chẳng ai biết, đằng này chúng rêu rao trong cuộc họp báo, trong trả lời phỏng vấn các đài phản động, dường như chúng muốn khoa trương đó là một thành tích, một đóng góp lớn lao cho hòa hợp hòa giải mà Nhà nước không làm được !
Chúng đánh tráo giữa hiện tại và quá khứ, danh từ ngụy quân, ngụy quyền đã được Nhân dân ta dùng từ khi có chính quyền ngụy - Quốc gia (Trước 1954) và sau này là ngụy – VNCH (Sau 1954) đã thuộc về quá khứ, đã thuộc về lịch sử. Đã là lịch sử thì phải soạn đúng không được vì nhận thức hiện tại mà bổ sung để điều chỉnh cái đã xảy ra quá khứ…làm như vậy sẽ sai trái về học thuật và xuyên tạc bản chất của lịch sử.
Bọn chúng không phải vì vô tình hay nhầm lẫn mà chúng có âm mưu rõ ràng như Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Thiếu Tướng Hoàng Kiềng đã nói rõ và nhấn mạnh trong clip do VTV1 phát ngày 28-8- 2019 ( xem clip trích kèm theo).


Chúng cố ý bỏ chữ ngụy tức chính quyền bù nhìn SG không phải là ngụy quyền mà là một chính phủ hợp pháp ! Việc chúng giải thích bỏ chữ ngụy một cách nửa vời mà không nói rõ tại sao Nhân dân ta và nhân dân thế giới kể cả nhân dân Mỹ gọi chúng là ngụy quyền (Puppet Government). Chúng không dám nói đến Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập ngay sau khi có Tổng tuyển cử đa đảng ngày 06/01/1946 để thành lập Chính phủ đa đảng đầu tiên được nước Pháp công nhận đầu tiên ! Chính phủ đó là chính phủ Cộng hòa và hợp pháp dựa trên Cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu đầu tiên trong Lịch sử dựng nước và giữ nước của Dân tộc Việt Nam. Khi chính phủ đó chưa bị Quốc hội giải thể thì nó vẫn là Chính phủ hợp pháp điều hành đất nước; bất cứ ở đâu trên đất nước Việt Nam đồng thời lại có 1 chính phủ khác do quân Xâm lược dựng lên thì nó là Chính phủ bù nhìn, - là con rối - là ngụy quyền ! rõ ràng rằng các chính phủ Quốc gia dưới thời Bù nhìn Bảo Đại và từ 1954 đến 30/4/1975 đều là ngụy quyền !

III/ -ĐỪNG YÊU NƯỚC THEO KIỂU NGÂY THƠ, ẤU TRĨ !
Hòa vào giọng điệu phản bội lịch sử của Lê, Cường, Giang gần đây một số cán bộ về hưu tự vỗ ngực cho là “cấp tiến” có cả cán bộ cao cấp cũng cao giọng và hiểm độc đòi “Tôn vinh 74 lính ngụy chết ở Hoàng Sa vì lính ngụy này rất yêu nước, họ đã xả thân bảo vệ chủ quyền biển đảo, nên phải tôn vinh họ nếu đời này không làm được, thì đời sau sẽ làm v.v…!” Mớ lý luận này nghe thật trơ trẽn và hèn hạ, chúng dám đổi trắng thay đen, cả gan biến phi nghĩa thành chính nghĩa ! bọn “cấp tiến” này đã đánh tráo và tung hỏa mù nhằm che đậy và lừa bịp những người nhẹ dạ tin rằng việc lính ngụy chết ở Hoàng Sa là yêu nước ! Nhưng sự thật chẳng qua 74 lính ngụy đó chỉ là những cái bia thịt đã được sắp đặt và họ là những nạn nhân đau đớn của cuộc trao đổi đất đai giữa Mỹ và Trung Quốc để đổi lấy việc Trung Quốc không tiếp tục ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Nhân dân ta mà thôi, còn bọn ngụy quyền ở Sài Gòn lúc nào cũng bị Mỹ đặt vị thế là kẻ ngoài cuộc !!!

Bọn Lê, Cường và lũ tôi tớ cũng được một số ít người trên MXH “bỏ phiếu” tán thành. Chẳng qua là những người đó tỏ ra yêu nước, muốn “hòa hợp” theo cái bẫy của bọn Lê, Cường, nhóm người này cũng là những người yêu nước, nhưng ấu trĩ, ngây dại và mê muội họ đã bị bọn Lê, Cường, Giang xỏ mũi dẫn dắt đi trên con đường rắc rối, ma trận họ chưa thể nhận ra được !
Những người yêu nước ngây dại này tập trung trong các nhóm trên MXH như VHK, Vietvision v.v…và họ được bọn chống cộng cực đoan từ Mỹ ủng hộ cả tinh thần lẫn tiền bạc để đấu lại những người chống bọn phản bội lịch sử !

Mong rằng những người yêu nước ấu trĩ này hãy mau chóng nhận thức đúng và tỉnh ngộ đừng dại dột tự biến mình thành những kẻ chống lại Tổ Quốc !



Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Thư Kiến nghị không đặt tên đường phố bằng tên Alexandre de Rhodes của 12 trí thức Việt nam


V/V Đặt Tên Đường Ở TP Đà Nẵng - Thư Kiến Nghị
Của Một Nhóm Trí Thức Trong Nước
30 OCT 2019
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------ oOo -------------
BẢN KIẾN NGHỊ
(V/v đặt tên đường ở Tp. Đà Nẵng)
Kính gửi: Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Thành phố Đà Nẵng
Đồng kính gửi: Sở Văn hoá và Thể thao Đà Nẵng
Ngày 23 tháng 10, năm 2019
Được biết Thành phố Đà Nẵng đang lấy ý kiến về đặt và đổi tên đường, trong đó điểm đáng chú ý là thành phố dự kiến lấy tên 2 linh mục là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina đặt tên cho 2 tuyến đường ở thành phố Đà Nẵng trong số 137 tuyến đường vào dịp này; chúng tôi, một số nhà nghiên cứu xin đề đạt đến các cấp lãnh đạo và quản lý thành phố một số ý kiến:
Thưa các đồng chí!
Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp muốn người dân thuộc địa biết ơn mẫu quốc đã có công “khai hóa”, nên tôn vinh Alexandre de Rhodes là người sáng tác chữ quốc ngữ. Sau ngày bại trận ở Điện Biên Phủ (7-5-1954), thực dân Pháp cuốn gói về nước, nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có cả những linh mục, đã chứng minh Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tác chữ quốc ngữ. Chúng tôi xin trích dẫn ý kiến của một số nhà nghiên cứu:
1.“Giáo-sĩ Đắc-Lộ (tức Alexandre de Rhodes) thật ra không phải là ông tổ và cũng không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ. Trước ông, đã có nhiều người đã cố gắng tìm cách phiên âm tiếng nói của dân Việt bằng vần La-tinh và chính ông cũng đã bao lần trong những tác phẩm của ông nói đến nhiều sách vở được viết ra trước ông bằng tiếng Việt (...). Và đồng thời với giáo sĩ Đắc-Lộ, chắc chắn cũng có nhiều giáo sĩ khác quan tâm đến vấn đề phiên âm: Đó là lẽ dĩ nhiên vì công cuộc phiên âm là một lợi khí rất lớn cho việc truyền giáo. Vậy thì không còn ai có thể bào chữa thuyết cho rằng giáo sĩ Đắc-Lộ là ông tổ và ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ” (Giáo sư, Tiến sĩ Trương Bửu Lâm, trong Việt Nam khảo cổ Tập san, số 2-1961, tr. 11).
2. “Đắc-Lộ không phải là người Âu châu đầu tiên học tiếng Việt, cũng không phải người đầu tiên sáng tác chữ quốc ngữ, hơn nữa, vào năm 1636 Đắc-Lộ cũng không phải là người ghi chữ quốc ngữ đúng được như một số Linh mục Dòng tên Bồ Đào Nha ở Việt Nam thời đó. Thật ra, trong giai đoạn thành hình chữ quốc ngữ, Đắc-Lộ chỉ góp một phần trong công việc quan trọng này, mà rõ rệt nhất là soạn sách chữ quốc ngữ và cho xuất bản đầu tiên” (Linh mục Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn, 1972, tr. 78).
3. “Đắc Lộ đã tiếp thu, thừa kế, sắp đặt lại cho hoàn chỉnh tất cả các thành tựu của các nhà truyền giáo tiền phong hay đồng thời, dựa trên những trợ giúp quý giá, không thể thiếu được của các tín đồ người Việt tiếp xúc gần gũi với ông, chia sẻ chí hướng của ông (...). Thực sự công trình sáng tạo chữ quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh là một công trình tổng hợp có tính chất tập thể quốc tế, trong đó Đắc Lộ là người đã có một vị trí cốt yếu khi sử dụng rộng rãi thứ chữ mới này trong các tác phẩm in trình bày những kiến thức sâu rộng. Các bậc thức giả như Dương Quảng Hàm, Đào Duy Anh, Nguyễn Khắc Xuyên, Thanh Lãng, Đỗ Quang Chính, Võ Long Tê đều khẳng định chữ quốc ngữ là một công cuộc chung của nhiều người” (Đỗ Hữu Nghiêm, Đắc Lộ trong lịch sử hình thành chữ quốc ngữ, báo Công giáo và dân tộc, số 798,17/3/1991, tr. 14).
4. “Giáo sĩ Đắc Lộ không những không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ mà cũng không phải là một trong các ông tổ của chữ quốc ngữ,… Sở dĩ Đắc Lộ về sau này được lịch sử nhắc nhở đến nhiều, có lẽ không phải vì ông đã có công kiện toàn chữ quốc ngữ cho bằng ông đã để lại hai quyển sách (tức Từ điển Việt - Bồ - La và Phép giảng tám ngày) được coi như tài liệu duy nhất về chữ quốc ngữ” (Linh mục Thanh Lãng, trích trong “Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb. Tp. HCM, 1988, tập II, tr. 136-137).
5. Và chính A. de Rhodes cũng đã viết: “Tuy nhiên trong công cuộc này, ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm, thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh (tức Đàng Trong và Đàng Ngoài), thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ Đào Nha, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam (tức là từ điển Việt - Bồ), ông sau bằng tiếng Bồ - Đào (tức là từ điển Bồ - Việt), nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La tinh theo lệnh các Hồng y rất đáng tôn,...” (Từ điển Annam - Lusitan - Latinh, tức Từ điển Việt - Bồ - La, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991, phần phiên dịch, tr. 3).
6. “Vậy rõ ràng A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ. Chẳng những thế, ông ta cũng không phải là người châu Âu đầu tiên soạn từ điển về tiếng Việt vì trước ông ta đã có hai giáo sĩ Bồ Đào Nha là G. de Amaral và A. Barbosa. Ông ta chỉ thừa hưởng công trình của hai cố đạo kia rồi thêm tiếng La Tinh vào theo lệnh của Tòa thánh La Mã mà thôi,… Lời lẽ của chính đương sự rõ như ban ngày: A. de Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện ‘gậy ông đập lưng ông’ mà thôi” (An Chi, “Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Việt”, báo An ninh thế giới, 28-9-2010).
....
Thưa các đồng chí,
Lại nữa, Rhodes viết cuốn Phép giảng tám ngày bằng tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa giáo (Công giáo). Nhưng bên cạnh đó, ông đã sử dụng nhiều câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo ở Việt Nam (Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo). Thật vậy, Khổng Tử được hầu hết người Á Đông xưng tụng là nhà hiền triết, là Vạn thế sư biểu, và nhiều học lý của Nho giáo vẫn còn giá trị đến ngày nay. Còn Phật Thích Ca được Liên hiệp quốc đánh giá là một vĩ nhân văn hóa của nhân loại. Thế nhưng, trong sách Phép giảng tám ngày, A. de Rhodes gọi Phật Thích Ca “là thằng hay dối người ta” và phê phán Khổng Tử “chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, mà độc dữ”. Ông phê bình Nho, Lão, Phật: “Bởi Tam giáo này, như bởi nguồn độc, nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa. Như thế có chém cây nào độc cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca là thằng hay dối người ta, ngã xuống” (Aleaxandre de Rhodes, Phép giảng tám ngày, Tủ sách Ðại Kết, Tp. Hồ Chí Minh, 1993, trang 113, 115, 116).
Đặc biệt, Alexandre de Rhodes là người có ý định xin vua Louis XIV của Pháp cung cấp binh lính để chinh phục phương Đông. Trong cuốn Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo), xuất bản tại Paris năm 1653, ở đoạn cuối chương 19, phần thứ 3, Alexandre de Rhodes viết: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ”. Trong bài viết “Ai làm ra chữ quốc ngữ?” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 31-1-1993, Giáo sư Hoàng Tuệ đã dịch câu đó như sau: “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ”.
Chính vì thấy những ý định không tốt của A. de Rhodes (chống đối truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc, chia rẽ tinh thần đoàn kết giữa đồng bào lương và giáo, âm mưu dẫn quân viễn chinh Pháp tới xâm lược nước ta…) nên cả chúa Nguyễn ở Đàng Trong lẫn chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đều đã trục xuất A. de Rhodes, không cho ông ta cư trú và hoạt động ở Việt Nam. Vì những lẽ trên, ở miền Bắc sau 1954 và ở miền Nam sau 1975, các đường phố, trường học,… mang tên A. de Rhodes (do thực dân Pháp hay chính quyền Việt Nam Công hoà đặt) đều bị xóa. Gần đây, một số người lặp lại luận điệu sai trái của thực dân trước đây để đòi phục hồi tên của A. de Rhodes, nhằm những ý đồ chính trị hay tôn giáo của họ.
Chúng tôi khẳng định: “A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ,..”. Trái lại đối với dân tộc Việt Nam, Rhodes là kẻ có tội thì làm sao vinh danh, đặt tên đường được. Quan điểm của các sử gia Việt Nam là quá rõ: “Sau hàng thế kỷ trường kỳ mai phục bằng hội Truyền Giáo đối ngoại, tới đây tư bản Pháp đã nắm được thời cơ can thiệp thẳng vào Việt Nam. Đó là cái mà các sử gia triều đình phong kiến thực dân gọi là “công nghiệp” của Pi-nhô đờ Bê-hen (Pigneau de Béhaine), người được Lu-i XVI phong tước công và cử làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền bên cạnh Nguyễn Ánh và được Nguyễn Ánh tôn lên làm “cha cả” với chức thái phó tước quận công. Nhưng vai trò Bá Đa Lộc vốn chỉ là kẻ trực tiếp khiến cho tư bản Pháp nắm được Nguyễn Ánh, còn yếu tố quyết định đầu tiên là cả một quá trình hoạt động không biết mệt mỏi của hội Truyền Giáo đối ngoại nằm trong tay thế lực tư bản Pháp, vốn do Rốt sáng lập” (Hoàng Văn Lân, Đặng Huy Vận, Mưu đồ chính trị của A-lếch-xăng-đờ-rốt và vấn đề chữ quốc ngữ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số 63, tháng 6, 1964, tr. 14-28).
Chúng tôi xin kiến nghị với Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng:
Không lấy tên hai giáo sĩ Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina để đặt cho đường phố, trường học,…ở Đà Nẵng. Nếu đặt rồi thì thay bằng tên của những người Thiên Chúa giáo (Công giáo) yêu nước như linh mục Nguyễn Bá Kính (thời chống Pháp), Hồ Huệ Bá (thời chống Mỹ),…
Trân trọng!
ĐỒNG KIẾN NGHỊ
1. PGS. TS. Lê Cung, Trường Đại học Sư phạm Huế, Địa chỉ: 18 Lê Hồng Phong, Huế; ĐT: 0914.202.343, email: lecungdhs@yahoo.com.
2. Nhà Nghiên cứu lịch sử và văn hoá Nguyễn Đắc Xuân, Địa chỉ: 3/7 Nguyễn Công Trứ, Huế, ĐT: 0914.203.944; email: gacnhieuloc@yahoo.com
3. PGS. TS. Trần Thuận, nguyên Phó Trưởng khoa, khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh; ĐT: 0979.630.690, email: tranthuanxhnv@gmail.com
4. PGS. TS. Phạm Quốc Sử, Trưởng khoa lịch sử, Trường Đại học Thủ đô, Hà Nội; ĐT: 0913.571.617, email: suphamquoc@yahoo.com
5. PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Khoa học Huế, ĐT: 0384.915.555, email: ntdunghueuni@gmail.com
6. PGS. TS. Trương Công Huỳnh Kỳ, nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế; Huế; ĐT: 0913.427.562.
7. TS. Phan Văn Hoàng, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, ĐT: 0937.212.549, email: phanvanhoang@gmail.com
8. Nhà Nghiên cứu Văn học dân gian: Trần Hoàng, Nhà giáo Ưu tú, nguyên Phó Trưởng khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Huế; ĐT: 0914.478.721.
9. Ths. Hà Văn Lưỡng, nguyên Trưởng Khoa Văn, Trưởng Đại học Khoa học Huế; ĐT: 0914.066.061, email: havanluongdhkh@gmail.com
10. Nhạc sĩ Chúc Linh, Địa chỉ: 21/7 Đường 2, Phường Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Điện thoại: 0908.988940, Email: chuclinh.tavanson@gmail.com
11. PGS. TS. Nguyễn Tất Thắng, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế, ĐT: 0914.025.002, email: tatthangsp@gmail.com
12. TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Giảng viên chính, khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Khoa học Huế, ĐT: 0915.665.531, email: ntthuyenhue@yahoo.com.vn
-------------------------------------------------
CHỈ NÊN VINH DANH NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG
--------------------------------
NỘI DUNG PHỎNG VẤN CỦA NHÓM SINH VIÊN
(V/v Đề án đặt, đổi tên đường ở Đà Nẵng)
Được biết Sở Văn hoá và Thể thao Thành phố Đà Nẵng đang lấy ý kiến dự thảo Đề án đặt, đổi tên gần 137 đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố năm 2019. Điểm đáng chú ý là hai giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes cũng có tên trong đề án và được đề nghị đặt tên cho hai tuyến đường ở khu Đông Nam Đài Tưởng niệm thuộc quận Hải Châu.
Nhận thức rằng việc “tên đường phố cũng là một dạng địa danh, thể hiện sự trân trọng của các thế hệ hôm nay và mai sau đối với lịch sử, văn hóa của một dân tộc, một vùng đất”, chúng tôi – những sinh viên đang trong quá trình đào tạo, học tập và nghiên cứu Lịch sử cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Chính vì vậy, ngày 8-10-2019, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà Nghiên cứu Lịch sử (NCLS) Nguyễn Đắc Xuân.
Nhóm sinh viên: Thưa ông! Chúng cháu được biết, thành phố Đà Nẵng sắp sửa đặt tên cho 137 tuyến đường. Điểm đáng chú ý là trong bản dự thảo đặt tên đường, có tên đường Alexandre de Rhodes (1593 – 1660) và Francisco De Pina (1585 – 1625). Ông nghĩ như thế nào về việc đặt tên đường mang tên hai vị giáo sĩ này? .
Nhà NCLS Nguyễn Đắc Xuân: Chữ quốc ngữ là một sự kiện lịch sử văn hóa quan trọng của dân tộc Việt Nam. Các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam phải biết lịch sử ra đời và quá trình phát triển chữ quốc ngữ. Còn vấn đề vinh danh, đặt tên đường thì phải thận trọng. Đặt tên đường, tên công viên, tên các công trình công cộng ở Việt Nam cũng như trên thế giới là một cách vinh danh. Người ta thường dùng tên những người đã hy sinh cho Tổ quốc, những anh hùng dân tộc, các nhà văn hóa có tên tuổi hoặc các địa danh nổi tiếng, những sự kiện văn hóa lịch sử, v.v... đặt tên đường, tên công viên, tên các công trình công cộng. Điều này đồng nghĩa với vinh danh những người có công đóng góp lớn cho văn hóa lịch sử dân tộc. Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) và Francisco De Pina, đặc biệt là Alexandre de Rhodes có công với Vatican trong sự nghiệp truyền bá Đạo Thiên chúa vào Việt Nam, nhưng đối với dân tộc Việt Nam là người có tội, phỉ báng văn hóa và đạo đức Việt Nam, ông đã kêu gọi, thúc đẩy thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam gây ra bao nhiêu chết chóc, đổ nát, đau khổ cho dân tộc Việt Nam suốt nhiều thế kỷ. Ba bốn thế kỷ qua ông cha ta đã xem Đắc Lộ là địch. Từ giữa đầu thế kỷ XX đến nay, các nhà nghiên cứu trong Nam, ngoài Bắc và cả Việt Kiều ở nước ngoài đã làm rõ điều đó. Cần khẳng định rằng tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam khởi đầu từ thời linh mục Đắc Lộ. Vinh danh Đắc Lộ là làm nhục những nhà yêu nước Việt Nam/Đà Nẵng. Năm ngoái Đà Nẵng tổ chức Hội thảo Khoa hộc lớn kỷ niệm 160 năm Pháp đánh vào Đà Nẵng. Mà Pháp đánh vào Đà Nẵng cũng do một số linh mục kêu gọi. Chính vì vậy, nếu giờ vinh danh Đắc Lộ thì thật tội nghiệp cho những người anh hùng của đất nước như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Duy Hiệu, Trần Cao Vân, Thái Phiên.v.v.
Xét về phương diện văn hóa, Việt Nam là nước ở trong vùng sử dụng chữ Hán (cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Từ chữ Hán, chúng ta đã sáng tạo ra chữ Nôm. Trong vốn ngôn ngữ vốn có của ta mang đậm hồn dân tộc Việt: “Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn”. Còn chữ quốc ngữ chỉ ghi lại âm của từ ngữ đó chứ không mang nghĩa lóng như chữ Hán – Nôm trước đây. Chữ quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc, việc dịch truyện Kiều ra chữ quốc ngữ đã làm mất đi một phần, nếu không nói mất đi rất nhiều giá trị của tác tác phẩm này. Mặt khác, chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện để truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta. Chúng ta cần phải hiểu, không nên có suy nghĩ “nhờ vào chữ quốc ngữ (Latinh hoá) mà tiến bộ, văn minh”. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… không sử dụng chữ La tinh hóa, vẫn giữ ngôn ngữ từ trước đến nay, nhưng họ vẫn văn minh vẫn tiến bộ vượt bậc, chứ đâu phải chữ quốc ngữ La tinh hóa làm cho dân tộc văn minh hơn. Lào, Căm-pu-chia, Miến Điện, Thái Lan cũng thế.

Alexandre de Rhodes và sách "phép giảng tám ngày"

Phải hiểu lịch sử chữ quốc ngữ một cách khách quan, cùng với những nhân vật có liên quan đến nó và hơn hết là phải công bằng với các bậc tiền nhân có công với dân tộc. Và nếu Đà Nẵng quyết định đặt tên đường mang tên Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina, tôi tin sẽ có một cuộc phản biện toàn quốc không hay ho gì cho Đà Nẵng và ngay cả với hai vị Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina
Nhóm sinh viên: Nghe những vấn đề nhà NCLS Nguyễn Đắc Xuân chứng minh và chia sẻ, chúng tôi cũng mạo muội đặt thêm một câu hỏi nữa mang tính giả thuyết để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Chúng cháu đã được nghe và đã hiểu những vấn đề mà ông nói. Nhưng chúng cháu muốn hỏi thêm bác một câu hỏi nữa ạ. Chúng ta hãy phớt lờ đi những gì về chính trị hay về văn hóa, chúng ta chỉ đặt tên đường của hai nhân vật này chỉ vì họ sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Vậy theo ông thì có nên không ạ? p>
Nhà NCLS Nguyễn Đắc Xuân: Đặt tên đường là vinh danh cho một nhân vật có công, chúng ta không thể phớt lờ đi được những vấn đề đó. Khi đã vinh danh thì phải vinh danh những người có công với đất nước, với dân tộc. Còn với hai nhân vật này dù là đặt tên đường lớn nhỏ gì cũng không được, vì như thế là đã vinh danh họ. Chúng ta cần phải tìm hiểu để biết về họ nhưng không được vinh danh bằng cách đặt tên đường. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina rất có công với Vatican, với Đạo Thiên chúa ở Việt Nam. Trong phạm vi do nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam họ có quyền được vinh danh những người đã có công với họ.
Tóm lại, đặt tên đường theo tên của nhân vật lịch sử nào đó cũng đồng nghĩa với việc vinh danh nhân vật đó. Chữ quốc ngữ thật ra chỉ là bước “bẻ ngoặt” trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa của dân tộc ta. Chữ quốc ngữ không chỉ là công cụ để truyền giáo mà hơn thế nữa, thực dân Pháp đã sử dụng nó để cai trị dân ta. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của chữ quốc ngữ, nhưng không được nghĩ rằng chữ quốc ngữ làm cho đất nước ta giàu mạnh, văn minh hơn.
Nhóm sinh viên: Chúng cháu cảm ơn những chia sẻ vừa rồi của ông rất nhiều ạ, những gì ông nói dường như đã giúp những người đang học lịch sử như chúng cháu có cái nhìn khách quan hơn về lịch sử, nhìn nhận vấn đề lịch sử theo nhiều chiều và hơn hết là thúc đẩy thêm niềm đam mê nghiên cứu lịch sử của chúng cháu hôm nay và sau này. Chúng cháu kính chúc ông luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục nghiên cứu và truyền lửa cho chúng cháu. Một lần nữa chúng cháu chân thành cảm ơn ông rất nhiều ạ.
-------------------------------------
Như vậy, sau cuộc gặp gỡ và nói chuyện cùng với Nhà NCLS Nguyễn Đắc Xuân về vấn đề đặt tên đường của Đà Nẵng, đã giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan về chính xác hơn về công tội của những nhân vật lịch sử. Có những người cần phải biết, phải tìm hiểu những việc làm của họ, nhưng nếu muốn vinh danh thì phải xét lại một cách thật kỹ công tội của họ trong tiến trình lịch sử. Bởi vậy, cần phải viết lịch sử một cách khách quan, bất cứ những gì về lịch sử mà viết theo quan điểm cá nhân không khách quan thì không bao giờ tồn tại, mà còn mang nợ cho tương lai. Thông qua việc này, chúng tôi cũng hy vọng Đà Nẵng cần phải “chậm lại” để nhìn nhận, xem xét kỹ lưỡng lại vấn đề này và đánh giá đúng nhân vật lịch sử, có như vậy mới có sự công bằng với tiền nhân và sự đồng thuận của nhân dân.
Nhóm Sinh viên Sử 4, Khoa Lịch sử,
Trường Đại học Sư phạm Huế thực hiện:
Nguyễn Vũ An, quê huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi,
ĐT: 0963.783.177; email: nguyenvuan2026@gmail.com
2. Lê Thị Thiên Lộc, Thị xã Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; ĐT: 0906.570.899
3. Dương Văn Hậu, quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam;
ĐT: 0856041059
___________
Bài liên quan:
- V/V Đặt Tên Đường Ở TP Đà Nẵng - Thư Kiến Nghị Của Một Nhóm Trí Thức Trong Nước  (Xin đọc http://sachhiem.net/DOITHOAI/Rhodes.php)
- Các bài trong trang nhà liên quan đến nhân vật Alexandre De Rhodes: https://sachhiem.net/TONGIAO/ListRhodes.inc.php
Tại:  https://www.sachhiem.net/DOITHOAI/Rhodes.php



Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

CHÚNG TA LÊN ÁN VTV1 ĐÃ XÚC PHẠM DÂN TỘC VÌ ĐÃ LẤY TRẦN LỆ XUÂN LÀM “VẺ ĐẸP VIỆT NAM” !


CHÚNG TA LÊN ÁN VTV1 ĐÃ XÚC PHẠM DÂN TỘC
VÌ ĐÃ LẤY TRẦN LỆ XUÂN LÀM “VẺ ĐẸP VIỆT NAM” !



Đài VTV1 đã công khai ca ngợi Trần Lệ Xuân là người đã “góp phần cho vẻ đẹp Việt qua cải tiến áo dài…” Ta thử xem có đúng như VTV1 quảng bá cho Trần Lệ Xuân không, thiết tưởng đây là hành vi xúc phạm nghiêm trọng tình cảm của Nhân dân Miền Nam, đặc biệt là Nhân dân đã sống dưới thời Mỹ-Diệm. Các âm mưu và việc làm của Trần Lệ Xuân đều không ngoài mục đích làm bại hoại Thuần phong Mỹ tục Việt như dư luận của nhân dân ta và nhân dân thế giới lúc bấy giờ đã lên án, ấy thế mà dưới sự lãnh đạo của Trần Bình Minh, Võ Văn Thưởng và Nguyễn Mạnh Hùng, họ đã để cho một số người lợi dụng chương trình truyền hình đầu xuân nói về :”Vẻ đẹp Việt” đã trơ trẽn và ác độc ca ngợi Trần Lệ Xuân như người đã đóng góp cho vẻ đẹp Việt ! việc làm nói trên không thể chấp nhận được. Chúng ta kiến nghị Trung ương Đảng, Bộ Chính trị hãy có thái độ với loạt bài trên của VTV1 nhằm làm rõ trắng đen sự việc này !
Vì vậy Chúng ta hãy xem Trần Lệ Xuân là ai ?
Thân thế:
Như toàn dân ta đều biết Trần Lệ Xuân vợ của tên Đại Việt gian Ngô Đình Nhu đã cùng chế độ Ngô Đình Diệm làm điêu linh dân tộc; trong đó Trần Lệ Xuân phải gánh chịu một trách nhiệm lớn:
Trần Lê Xuân tự cho mình là Đệ nhất phu nhân của Việt Nam Cộng Hòa (Chính quyền Ngụy Sài gòn), từ ngữ này đã làm cho cả thế giới xỉ vả ả, vì chỉ có vợ Ngô Đình Diệm thì mới được gọi là Đệ Nhất phu nhân…điều đó nói lên rằng Trần Lệ Xuân đã vượt mặt tên Diệm để lãnh đạo miền Nam làm tay sai cho Mỹ từ 1954-1963.
Sau này Xuân không hài lòng với từ “Đệ nhất phu nhân” mà ra lệnh cho báo chí miền nam hãy gọi ả là “Bà Ngô”, trong chuyến thăm Maroc năm 1961 báo chi SG đăng trên tít trang nhất thông báo “Chuyến đi thăm ngoại giao Maroc của bà Ngô” làm cho cả thế giới sững sờ tưởng Xuân là vợ Diệm !


Xuân sinh ra trong một gia đình đại việt gian có ông bà nội làm tay sai cho Pháp, có chị là Trần Lệ Chi vợ của Bộ trưởng Nội vụ thời Diệm Nguyễn Ngọc Châu, lớn hơn Chi đến 40 tuổi vì già yếu nên Trần Lệ Chi công khai lấy chồng hờ là viên sĩ quan người Pháp Pháp Ogery để thỏa mãn sắc dục. Người ta cho rằng Lệ Xuân ra Luật gia đình 1/59 chính là ép Nguyễn Ngọc Châu không được li dị vợ vì số tài sản ràng buộc giữa 2 người rất lớn do Châu nắm giữ ! (Xem Hồi ký Đỗ Mậu trang 138).


Ở Sai gòn Trần Lệ Xuân cho xây Tượng Hai Bà Trưng, 
Nhưng trông giống hai mẹ con bà Trần Lệ Xuân


                                            


Em Lệ Xuân là Trần Văn Khiêm một kẻ ăn chơi trác táng, nhưng dưới chế độ Ngô Đình trị vẫn được đề bạt là: “Người phát ngôn của Tổng thống” về sau, năm 1986 Khiêm đã giết chết cha mẹ mình là ông bà Trần Văn Chương ở Washington để cướp tài sản. !
Riêng Xuân, năm 1963 đã lên báo chí chửi cả cha mẹ mình lúc đó ông Trần Văn Chương là Đại sứ tại Hoa Kỳ vì ả cho rằng ông Chương can thiệp vào đời tư của mình, do can gián Xuân dừng đàn áp Phật giáo, sau đó Xuân tuyên bố công khai từ cha mẹ mình !!!

Cướp đoạt:
Trần Lệ Xuân chiếm cả một rừng gỗ teak hơn 200 mẫu tây tại Định Quán, lấy gỗ chế tạo báng súng xuất khẩu nước ngoài. Âm mưu cổ phần hóa để chiếm trọn hãng nước suối Vĩnh Hảo, hãng lông vịt Chợ Lớn, phân chim đảo Hoàng Sa, mỏ than Nông Sơn, cát trắng Cam Ranh,...
Trần Lệ Xuân sở hữu nhiều tài sản như: những công ty xe bus, công ty đường, độc quyền than củi, vé số, Báo chí cho rằng số tài sản của vợ chồng Nhu - Xuân chiếm được tổng cộng tới 18 tỉ USD. Năm 1973, Quyển "Cách làm giàu nhanh chóng mặt của vợ chồng Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân" mới được ông Alfed W. McCoy, chuyên viên chống buôn lậu quốc tế từng là cố vấn tại Tổng nha Cảnh sát thời Ngô Đình Diệm tiết lộ trong tập luận án tiến sĩ "Đông Nam Á: Chính trị dựa vào bạch phiến",ông ta viết về nạn buôn bán thuốc phiện tại miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1973. Theo đó, để có tiền tài trợ cho hoạt động chính trị, Ngô Đình Nhu và vợ đã bí mật tiến hành việc buôn bán thuốc phiện với các bang người Hoa ở Chợ Lớn.
"Hai Bà Trưng" đã bị nhân dân SG đập nát hôm 3/11/1963

Đĩ Bợm:
Năm 1962 Trần Lệ Xuân bị bắn nhiều phát đạn nhưng không chết, Xuân được một máy bay đặc biệt lên Đà Lạt chở sang Manila để cứu chữa tại một bệnh viện hiện đại của Mỹ. Ngày hôm sau, Nhu được cấp dưới mật báo đầy đủ về chuyện người bắn bà Xuân chính là vợ của tướng Trần Văn Đôn do Xuân trai gái với tên này. Ngô Đình Cẩn biết tin liền nói: "Các anh không nhớ lúc mới cưới chị Xuân về, anh cả tổng đốc Ngô Đình Khôi xem tướng đã nói: “Thứ đàn bà này rồi về sau phá hại cả họ Ngô cho mà coi.” Giờ nên cơ sự như này, chẳng lẽ chịu thua à?" Nhưng rồi ông Nhu vẫn bỏ qua tất cả, đánh điện gọi vợ về. ..
Về sau, Xuân được cho là đã dùng thân xác để đổi lấy việc ký giả Colegrowe viết bài ủng hộ cho chế độ Ngô Đình Diệm. Nhu biết việc này, nhưng cũng không khỏi thắc mắc là có phải Trần Lệ Xuân làm việc này vì công việc chung của gia đình hay là do bản thân ả muốn thỏa mãn dục vọng của bản thân.
Vì vậy khi Diệm bị lật đổ cả miền Nam có câu vè:
”Tự do theo kiểu chi mô
”là Ngô tổng thống sao mò Lệ Xuân”
ý nói Xuân vừa làm vợ cho Nhu và cả cho Diệm !

”Vẻ đẹp áo dài:”
Lệ Xuân tự nghĩ ra cách hạ cổ áo dài xuống thấp nhằm để lộ cả bộ ngực khiêu dâm ra bên ngoài, lúc bấy giờ cả miền nam từ thành thị đến nông thôn ai cũng đều đều phản đối “Vẻ đẹp Việt Nam” này của mẹ con Lệ Xuân, bởi vì lúc ấy phong cách của người dân chúng ta còn giữ vững thẩm mỹ kín đáo, e ấp, của người phụ nữ Việt, chứ không lai căng, thích cởi trần như Trần Lệ Xuân !!!

Tượng Hai Bà Trưng hay tượng Lệ Xuân-Lệ Thủy:
Hứng lên Lệ Xuân bày đặt tưởng nhớ Hai Bà Trưng và cho các Họa sĩ xu nịnh tạc tượng hai mẹ con mình tại Quảng trường Mê Linh cao ngất, nhìn xa đã biết hai mẹ con Xuân-Thủy rồi, cả Sài Gòn ai cũng biết đó là cách lăng-xê mình một cách thô lỗ và trắng trợn, người Sài Gòn có bài thơ sau:
Tượng ai đâu phải tượng bà Trưng
Tóc uốn lưng eo kiểu lố lăng
Đón gió lại qua người ưỡn ẹo
Chờ chim Nam Bắc dáng tung tăng
Khuynh thành mặt đó y con ả
Điêu khắc tay ai khéo cái thằng
Chót vót đứng cao càng ngã nặng
Có ngày gãy cổ đứt ngang lưng
Đây một hình xưa nhục Nước non
Thay hai hình mới đứng thon von
Mình ni lông xát lưng eo thắt
Ngực xu chiêng nâng vú nở tròn
Tưởng đứng hiên ngang em với chị
Hóa ra dìu dắt mẹ cùng con
Dòng sông Bến Nghé, dòng sông Hát
Lưu xú lưu phương tiếng để còn.

Ngày sau khi Nhu Diệm bị giết (3/11/1963) người Sài Gòn đổ xô về Quảng trường Mê Linh, dùng mọi dụng cụ và lòng tức giận họ giật sập biểu tượng đĩ thỏa này !
Những câu nói mất dạy:
Trần Lệ Xuân đương thời có những phát ngôn vô cùng mất dạy mà không một người dân miền nam nào có thể chịu đựng được, đó là:

“Ai đã có Hoa Kỳ là đồng minh thì chẳng cần phải sợ kẻ thù"
“Để cho họ tự nướng và chúng tôi sẽ vỗ tay." - (nhận xét về vụ hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu)
“Những lãnh đạo Phật giáo đã hành động như thế nào ? Thứ duy nhất họ làm, họ đã nướng một trong những vị sư của họ, người mà họ đã gây mê, người họ đã lạm dụng niềm tin, và ngay cả việc nướng người đó đã được thực hiện không phải một cách tự túc vì họ dùng xăng ngoại nhập." - trả lời phỏng vấn của PBS về vụ hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu)
”Cứ nướng đi, giá thịt rô-ti (thịt lợn quay) ở Sài Gòn sẽ hạ giá, không phải là điều chúng ta vui mừng ư ? “; Xuân nói câu này khi có nhiều Phật tử miền Nam chuẩn bị tự thiêu để phản đối Ngô Đình Diệm đàn áp và thủ tiêu Phật giáo (6/1963) !
Tượng của "Hai Bà Trưng" có cái đầu giống y chang Trần Lệ Xuân bị người Sài Gòn cắt đầu đi bêu riếu ở các con đường hôm 3/11/1963

Như vậy, việc VTV1 coi Trần Lệ Xuân là người đóng góp cho “Vẻ đẹp Việt” thật là khó hiểu, nếu không muốn nói đó là cố tình xuyên tạc và rửa mặt cho một con ác quỷ, kẻ đã làm điêu linh dân tộc, VTV1 là một tiếng nói của Đảng và Nhân dân, lẽ ra vtv1 phải có cái nhìn biện chứng và chân thực có tính nguyên tắc định hướng cao…Việc này chúng ta yêu câu Trung ương Đảng và Bộ Chính trị hãy làm rõ với âm mưu nào mà những người duyệt chương trình “vẻ đẹp Việt” đã phát sóng ra toàn thế giới ca ngợi một tội ác làm cho dư luân hiểu nhầm bản chất tốt đẹp của chế độ ta ! Chúng ta nhất định không được mất cảnh giác mà không trừng trị
thích đáng những âm mưu làm yếu tình đoàn kết dân tộc, tiến tới lật độ chế độ của chúng ta !

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019

PHAN HUY LÊ VÀ LŨ TÔI TỚ LẬT SỬ PHẢI ĐƯỢC PHÊ PHÁN CÔNG KHAI…


PHAN HUY LÊ VÀ LŨ TÔI TỚ LẬT SỬ
PHẢI ĐƯỢC PHÊ PHÁN CÔNG KHAI…

Trong xã hội ta có Cái tâm lý cho là một ai đó được Nhà nước có thời tôn vinh thì kẻ ấy mãi mãi là được tôn vinh, đó là một cái tâm lý “cuồng cổ”.!

Ở nước Pháp khi Petaine tham gia chiến tranh WW1 đã có những hành động Anh hùng, cứu nước Pháp, thì Petaine được trao Huân chương Anh dũng bội tinh và tuyên dương Anh hùng.

Khi WW2 xảy ra, Petaine hèn hạ đầu hàng Quốc xã Đức, nhân dân Pháp căm thù hắn, khi tóm được liền ra án treo cổ…Đó là lẽ công bằng. “ có công thì thưởng, có tội thì trừng”.
Chúng ta cần làm như vậy, đối với Phan Huy Lê, có thể ông ta có 1 chút đóng góp nào đó, hay Nhà nước muốn nâng ông ta lên cao một chút để khỏi thấy nhục là  đã trót bị sinh ra trong một gia đình ô nhục, ngõ hầu lôi cuống ông ta ra khỏi con đường ô nhục. Khi Lê cùng lũ tôi tớ trong ngành sử phát tác mưu phản Tổ Quốc, phản lịch sử Dân tộc, phản hai cuộc Kháng chiến hào hùng của Dân tộc do Đảng ta lãnh đạo  bằng cách xuyên tạc Gương người  Anh hùng Lê Văn Tám, hay  gần đây cả gan viết sử bậy, cả gan xóa bỏ hai từ ngụy quân, ngụy quyền để chỉ chế độ bù nhìn tay sai Mỹ ở Sài Gòn và rải rác trong các bộ sử này  Lê và lũ tôi tớ còn giàn trải xuyên tạc nhiều chính sách của Đảng ta, chúng ta sẽ lần lượt vạch mặt chúng…

Ta có một nhược điểm là khi có người ở vị trí cao, bị khuyết điểm thì ít bị chỉ trích công khai để đến khi tội hắn quá nặng rồi thì mới có thái độ, như tên Lê Mã Lương vừa rồi là một ví dụ…

Quay lại chuyện Phan Huy Lê ta thấy cũng vậy, lẽ ra Nhà nước hay ban TGTW phải cảnh cáo hắn khi hắn đi vào con đường  xuyên tạc lịch sử, thì ta chậm làm để cứu hắn, để cho dư luận xã hội hiểu mà góp phần cải tạo hắn. Nhưng ta cứ để hắn tự tung, tự tác và  để hắn có thời gian gieo rắc nọc độc, nguy hiểm khôn lường ! Hắn luôn cao ngạo, khoe nhiều huy chương, nhiều giải thưởng… để lòe thiên hạ, và để không ai dám đụng vào cái “lông nhím xù” của ra hắn !

Ngay bây giờ chúng ta tha thiết muốn Đảng, Chính phủ phải có kết luận  rõ ràng về Phan Huy Lê và nhóm  tôi tớ lật sử của hắn  để cho Nhân dân, Cán bộ chiến sĩ, các Cựu chiên binh được biết để yên tâm mà công tác, mà phấn đấu !

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

CON ĐƯỜNG BÁC HỒ ĐÃ CHỌN CHO DÂN TỘC LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ĐÚNG.

CON ĐƯỜNG BÁC HỒ ĐÃ CHỌN
CHO DÂN TỘC LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ĐÚNG.


1/NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC:
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng và Cách mạng. Lớn lên nhìn cảnh đất nước bị thực dân cướp bóc, đồng bào bị đày đọa khốn cùng, Dân tộc đau thương, tăm tối không có đường ra…
Với ý chí ra đi tìm con đường cứu nước…sau những ngày ngang dọc hải hồ, bỗng một đêm tại ngôi nhà số 9, Ngõ Compoint, Paris (1919) Người đã đọc được Luận cương của Lenin với nội dung "Các nước Thuộc địa muốn tự Giải phóng mình nhất thiết phải đi theo con đường CNXH"
Tất cả những vấn đề mà Bác Hồ (Nguyễn Ái Quốc) đã từng trăn trở, tìm kiếm bao lâu nay đã được giải đáp. Sau này, nhớ lại thời điểm lịch sử ấy, Người đã viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”! Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lenin, tin theo Quốc tế thứ ba”.(Hồ Chí Minh toàn tập, T10,Tr127)
Ngay khi tiếp cận Luận cương của Lênin, Bác Hồ đã khẳng định đó là học thuyết chân chính nhất, cách mạng nhất, phù hợp nhất với bối cảnh lịch sử của Việt Nam. Như vậy, cách mạng Việt Nam ngay từ đầu đã tiếp cận trực tiếp chủ nghĩa Mác - Lênin, tránh được sự hỗn dung và xung đột gay gắt giữa các luồng tư tưởng trái chiều.
Bác Hồ đã vận dụng Luận cương Lenin vào thực tiễn cuộc cách mạng Việt Nam và những người được Bác Hồ truyền niềm tin tất thắng cho nên họ có sức mạnh vĩ đại của cuộc chiến đấu vì "Ý thức hệ". Họ Nhận thức rằng chiến đấu cho Ý thức hệ là vinh quang và hạnh phúc, Ý thức hệ đó do chủ tịch Hồ Chí Minh truyền cảm hứng cho họ, cái cảm hứng mà từng làm cho Người reo lên trong căn phòng nhỏ, cô đơn và lặng lẽ ở ngôi nhà số 9, Ngõ Compoint, Paris năm nào, ý thức hệ Cộng sản - Xã hội Chủ nghĩa và lợi quyền của Dân tộc chỉ là một, nó không thể tách rời, nó là sợi chỉ đỏ thắm xuyên suốt trong cuộc cách mạng Dân tộc dân chủ ở nước ta để bước tiếp lên con đường XHCN và chính cái ý thức hệ Cộng sản gắn liền với lòng Tự cường Dân tộc, nên chúng ta đã có:


Xưa ra rừng núi là đêm,
Giờ thêm sông biển lại thêm ban ngày !


Kẻ thù đủ mọi màu sắc của Dân tộc không muốn nhìn thấy sự thành công ngoạn mục của chúng ta, chúng muốn cắn phá, phủ định thành quả này, muốn chia rẻ Dân tộc với Đảng, nhưng chúng đã nhầm, Bác Hồ đã nói “Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngoài lợi ích của Dân tộc Việt nam, thì nó không có lợi ích nào khác”. Điều đó đã khẳng định gần 100 năm nay không có đảng nào, tổ chức chính trị nào ở Việt Nam lại có nhiều lãnh đạo đảng và đảng viên của mình bị kẻ thù Dân tộc thảm sát trong các cuộc đấu tranh một mất một còn của Đảng để giành Độc lập Dân tộc và Hòa bình về cho Tổ Quốc !
 
Phan Huy Lê tên phản bội lịch sử đốn mạt


2 /HỒ CHỦ TỊCH VÀ LĂNG MỘ CỦA NGƯỜI
LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHẾ ĐỘ, LÀ THÀNH TRÌ
CỦA DÂN TỘC.

Kẻ thù của chúng ta bị thất bại nhục nhã; như một quy luật: hễ có quân xâm lược tới thì có lũ tay sai, bọn bù nhìn ! Từ khi Đảng ta ra đời chúng liên tục bị thất bại, Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã giành hết thắng lợi này, đến thắng lợi khác, đã vùi kẻ thù xuống bùn đen vạn kiếp...
Từ lâu kẻ thù chúng ta bắt đầu nhận thức được Hồ Chí Minh là biểu tượng của Chế độ, là Thành trì của Dân tộc, đánh vào Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội làm sụp đổ chế độ. Từ nhiều năm nay chúng lồng lộn cắn phá dữ dội, chúng nghĩ ra trăm mưu nghìn kế: Bỏ tiền thuê nhà “sử học côn đồ” Trần Quốc Vượng sang Mỹ để viết bài, soạn sách nói xấu về thân thế của Người, rồi nay chúng mua chuộc, phỉnh nịnh gây chia rẻ để cho bọn cả đời ăn theo cách mạng, nay trở mặt xúc phạm Người như tên Bin và bọn lật sử đứng đầu là tên Phan Huy Lê vừa nham hiểm, vừa hèn hạ phục thù, bọn chúng chỉ vừa mới lộ chân tướng là những tên leo cao chui sâu, đục khoét, như một bầy chuột, khi bị ngăn chặn thì ngay lập tức quay đầu cắn càn thô bỉ !
Tuy nhiên Hồ Chí Minh là vị Anh hùng Dân tộc vĩ đại muôn đời; Người là ánh Mặt Trời, kẻ thù của Dân tộc là lũ cú-dơi luôn hốt hoảng khi chợt thấy ánh sáng của Người !
Khu Lăng mộ của Người không chỉ đơn giản là nơi Người nằm đó yên nghỉ nhìn đàn con cháu nô nức tiến lên Xây dựng Xã hội để Tổ quốc giàu mạnh gấp trăm lần như lời dặn dò của người khi Người còn sống, mà còn là Biểu tượng và là Thành trì của Chế đố CHXHCNVN…không có một thể lực nào có thể đụng đến cái lông chân của Người !
Bọn phản bội chống Nhân dân tụ tập ở Singapore bày mưu phá hoại Việt Nam

3/ "AI THẮNG AI" VÀ BẢO AN CHẾ ĐỘ LÀ BẢO VỆ HÒA BÌNH !
Chủ nghĩa Lenin xác quyết: Việc “ai thắng ai” sau khi những người Cộng sản giành được chính quyền chính là tính hơn hẳn của “mối quan hệ sản xuất mới và năng suất lao động ”. Nhìn lại đất nước sau đổi mới, thực chất chỉ từ 1995 trở lại đây, ta không bàn cãi nhiều, nhưng đã thấy Non sông, Gấm vóc ta đã lột xác đứng dậy sáng lòa.
Kẻ thù dù ghét cay, ghét đắng chúng ta…chúng cũng chi dám xỉa xói vào tệ nạn tham nhũng, và một vài điểm yếu thực sự !
Chỗ này chúng đúng. Nếu không muốn đổ vỡ Xã hội và Chế độ, những người lãnh đạo Đảng cứ đưa “bàn tay nhung” ra với chúng là chưa đủ và không hợp lý…Hãy thực hiện khẩu hiệu của C.Mac về vấn đề bảo an: “Vũ khí phê phán không thể thay thế cho vũ khí ” Nghĩa là đối với bất cứ kẻ thù nào (Nội thù hay ngoại xâm) nếu chỉ dùng chiêu bài "dân túy - bàn tay nhung", là chính mình tự thủ tiêu chiến đấu. Hãy mạnh mẽ dạy cho chúng bài học làm người lương thiện, để giữ vững Thành trì Cách mạng, xin đừng hữu khuynh và sợ hãi, mọi quyết sách đúng đắn của Đảng sẽ luôn được Nhân dân ủng hộ, nếu làm ngược lại là bước đầu của sự tự sát !!!