Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020

 

PHAN HUY LÊ CÔNG KÍCH BÁC HỒ NHƯ THẾ NÀO ? (*)

 

Một sự kiện lịch sử chỉ xảy ra một lần. Nhưng viết về sự kiện ấy phải nhiều lần. Đúng vậy. Có điều là mỗi lần viết lại phải phát hiện thêm chứng cứ, phân rõ đúng sai trên quan điểm bảo vệ chính nghĩa, chống gian tà, nêu cao tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ Quốc, chứ không phải tìm mọi cách để bào chữa cho hành động bán nước làm tay sai cho giặc, xuyên tạc sự thật.

Mấy năm gần đây, một số người trong giới sử học viết nhiều bài ca ngợi những nhân vật đã bị lịch sử dân tộc lên án là bán nước, đầu hàng phản bội thành người có công to với đất nước, nhân dân. Họ gọi đó “xác lập quan điểm mới cho khoảng trống lịch sử”, “Không né tránh lịch sử”.

 

Mọi người đều biết hơn 200 năm qua, những lời buộc tội về việc “Gia Long cõng rắn cắn gà nhà”,”rước voi giầy mả tổ” đã lưu truyền rộng rãi trong nhân dân mọi miền đất nước. Ngay trong thời kỳ thực Pháp đô hộ nước ta, nhừng câu này cũng đã được các thầy giáo dạy sử ghi vào giáo  án để lên lớp giảng cho học trò. Ấy vậy mà những năm qua, nhằm thực hiện cái gọi là ”tạo ra bước đột phá trong nhận thức về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn”, môt số người đã quay lưng lại với lịch sử. Tại cuộc hội thảo về “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt nam” tổ chức ở Thanh Hóa mới đây, ông Phan Huy Lê chủ tịch Hôi khoa học lịch sử đã lên tiếng công kích: Trước đây có người lên án Nguyễn Ánh “cõng rắn cắn gà nhà”, là “bán nước, đó là quan điểm cực đoan !

Có một điêu lạ nữa là sau khi kết thúc cuộc hội thảo về Chúa Nguyễn và vương triều nhà Nguyễn trong một bài trả lời phóng vấn của các báo chí, ông chủ tịch Hội khoa học lịch sử đã chất vấn ngược lại bạn đọc:”Ai là tác giả của câu Gia Long cõng rắn cắn gà nhà ?” rồi ông giải đáp: truy tìm mãi vẫn không lần ra manh mối…!

 

 Chúng tôi xin nhắc cho ông nhớ: 66 năm trước đây trong bài “nên học sử ta” đăng trên báo Việt nam Độc Lập ngày 1/2/1942 và trong bài Diễn ca ”Lịch sử nước ta” do Việt Minh tuyên truyền bộ xuất bản tháng 2/1942 có một người đã lên án gay gắt Gia Long “cõng rắn cắn gà nhà”,” rước voi giầy mả tổ”,”thông với Tây…” “hàng Tây”,”rước Tây vào nhà”, “đem nước ta bán cho Tây…” Người lên án Nguyễn Ánh” mà ông công kích đó, chính là Nguyễn Aí Quốc, là Bác Hồ, là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Xin trích một đoạn trong diễn ca “Lịch sử nước ta” của Bác Hồ:
”Gia Long lại dấy can qua

Bị Tây Sơn đuổi chạy ra nước ngoài

Tự mình đã chẳng có tài

Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây

Nay ta mất nước thế này

Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà
Khác gì cõng rắn cắn gà.
Rước voi giầy mả thật là ngu si”

 

Những người đề cao Gia Long cố tình lờ đi hoặc hạ thấp cái tội bán nước của Gia Long:

-         Vì chiếc ngai vàng mà dùng cả ấn tín và cả con mình làm vật thế chấp để cầu viện với vua Pháp, rồi hứa nhường đứt đảo Côn Lôn và cửa Hội An cho Pháp (việc này có coi như hành vi bán nước không ?)

-         Rước 2 vạn quân Xiêm vào giúp để đánh Tây Sơn ở Rạch Gầm-Xoài Mút. Trong khi Tây Sơn đang chống xâm lược, kéo binh ra Bắc để đánh quân Tôn Sĩ Nghị thì Ánh lại sai sứ thần Phan Văn Trọng và Lâm Đồ mang thư và 50 vạn cân gạo giúp quân Thanh. Giúp giặc đang cướp nước thì mình phái gọi đó là tội gì ?

 

GIỚI LẬT  SỬ VÀ PHAN THANH GIẢN:

 

Phan Thanh Giản là một nhân vật lịch sử đang được một số người trong giới sử học để xuất việc “đánh giá lại”, Đầu thế kỷ 21, tạp chi xưa và nay, cơ quan của hội Khoa học Lịch sử mấy sô liền đăng anh Phan Thanh Giản với câu :Thê kỷ 21 nhìn về nhân vật Phan Thanh Giản.

Phan Thanh giản là đại thần của triều đình, có bổn phân giữ nước, nhưng không dám đánh giặc, hai lần ký hiệp ước đầu hàng, dâng ba tỉnh miền đông, rồi mien Tây cho giặc Pháp. Còn kêu gọi tướng ta dưới quyền bẻ gãy gươm giáo mà hợp tác với người Pha Lang Sa (Pháp). Người Pha-lang-sa chỉ hung dữ khi đánh nhau, chứ khi hòa binh thì họ rất tử tế. Phan Tnah Gian là Lâm Duy Hiệp-trưởng và phso đoàn ký hiệp ước đầu hàng đã bị các thủ lĩnh cầm quân chống Pháp như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, các chí sĩ yêu nước và nhân dân lên án với hai caai bất hủ là “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” (Phan lâm bán nước, triều đình dối dân).

Tự Đức là ông vua  nhu nhược, không dám chống giặc nhưng vẫn rất tức giận việc Phan Thanh Giản đi bước trước vua trong việc đầu hàng. Về sau vua cho đục bia tiến sĩ của Giản và nhận rằng;”Khí dân triều trữ cữu, mãi quốc thế gian bình, Sử ngã chung thân điếm, Hà Nhan nhập miếu đình” (Dối dân ta xin chịu, bán nước thế gian bình, khiến ta suốt đời nhục, mặt mũi nào nhìn tổ tông).

 

Có người quá ưu ái Phan Thanh Giản cố cắt nghĩa rằng: Ông Phan chủ trương sai lầm, nhưng không phải không có lòng yêu nước,

Yêu nước đâu phải là một danh từ trừu tượng mà phải biểu hiện một cách cụ thể. Trong lúc quân giặc giầy xéo lên Tổ Quốc, biết bao văn thân, chí sĩ, hào lý cùng các tầng lớp nhân dân xông ra giết giặc cứu nước “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, vậy mà Phan Thanh Giản ba dần dụ Trương Định bãi binh, bốn lần làm môi giới cho Pháp đưa thư  của giặc cho Trương Định và khuyên nhân dân không nên “bội nghịch” với Pháp. Danh từ yêu nước không bao giờ chứa một nội dung phản quốc. Một người đã có “thành tích” như Phan Thanh Giản, dù ai muốn nhìn theo cách nào đi nữa, bao dung rộng rãi bao nhiêu đi nữa cũng không thể lạm dụng hai chữ ái quốc để gắn vào một cách dễ dàng như vậy là hồ đồ trong việc nhận thức Phan Thanh Giản mà còn làm nhoẹt nhòe cả ý nghĩa yêu nước nữa !

 

Về cái chết của Phan Thanh Giản, có người giải thích là ông Phan hối hận, tự tử. Nhà sử học Trần Huy Liệu viết:”Theo tôi chủ trương của Phan đã dần dần đến chỗ bế tắc, chỉ có thể kết cục bằng một cái chết. Nói cách khác, cái chết của Giản là tất nhiên, là rất biện chừng trong chỗ bế tắc của Giản. Tuy vậy có người vẫn ca tụng Giản là không tham sống sợ chết, ở đây tôi không muốn nhắc lại những cái “ngoắt ngoéo” trong giờ phút cuối cùng của Giản để chứng tỏ là Giản không phải không tham sống sợ chết. Tôi chỉ đặt câu hỏi là: có những trang hào kiệt không tham sống sợ chết để làm nên một việc gì đó tốt đẹp cho Tổ Quốc, thì không tham sống sợ chết ấy mới là có ý nghĩa. Còn Phan Thanh Giản nếu quả có không tham sống sợ chết chăng nữa thì để làm gì ? Nói rằng Giản chết để giữ tròn tiết nghĩa chăng ? thì cái sống của Giản đối với dân với nước đã mất hết nghĩa rồi, còn nói gì là cái chết…”

Một lập luận cũng nên ghi nhận, sau khi để mất sáu tỉnh miền Tây, Phan Thanh Giản viết thư cho Tự Đức. Chờ mãi hơn 20 ngày không thấy trả lời, ông Phan lo sợ vua Tự Đức nổi giận có thể ra lệnh xử tử ông. Ông pha thuốc phiện và dấm thanh trăn trở cả ngày rồi bưng uống, may ra còn giữ được chút quyền lợi cho con cháu. Nếu để vua  ra tay thì mất hết ! Quả là ông chết như vậy, nên đời sau có ý kiến khác nhau dài dài. Đầu năm 1945 sau khi Nhật lật Pháp ở Đông Dương, ở Huế ông Hoài nam Nguyễn Trọng Cần làm bài phú ngợi ca các anh hùng liệt sĩ đã chết cho Tổ Quốc có hai vế đối:

“Chén thuốc độc liều mình Phan Thanh Giản , đất Nam kỳ sáu tỉnh tiêu hao.

Bát trà suông kết liễu Nguyễn Tri Phương, thành Hà Nội bốn bề tan tác.”

Đặt hai cái chết của Phan Thanh Giản và Nguyễn Tri Phương gần như nhau là hoàn toàn sai lầm, nhưng như vậy thì ông Phan cũng được chút tiếng thơm !

 

Sau Phan Thanh Giản, đến Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh, những công cụ đắc lực của thực dân Pháp để xâm lược và thống trị Việt Nam đã bị lịch sử lên án, bỗng rùng rùng được người ta viết bài ca ngợi như những nhà “ái quốc” ! Đến nỗi sóng truyền hình VTV1 cũng tán dương Phạm Quỳnh là “người yêu nước đến tận cùng” ! Hiện nay có người ngửa cố ngồi chờ ông Phạm Quỳnh sẽ được “giải oan”, được tôn vinh là chí sĩ và sẽ được đặt tên cho đường phố !

 

Có trường hợp đặc biệt được thời sự hóa rất sôi nổi đó là cụ Phan Châu Trinh.

Cụ Phan Châu Trinh là người nhiệt tình yêu nước, muốn giúp ích cho nước, chủ trương đánh đổ quan  lại của chế độ thối nát Nam triều, thành lập một nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Để thực hiện mục đích của mình cụ đã bỏ con đường phú quý bản thân, công kích chế độ đương thời, không sợ gì tù tội: “Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn” (Làm trai há sợ ngục Côn Lôn). Khi bị đày ra Côn Đảo hay sống lưu vong ở nước ngoài cụ vẫn giư chí hướng của mình. Lúc về nước tuổi đã già, sức đã yếu, cụ vẫn cố gắng truyền bá tư tưởng yêu nước của mình cho lớp thanh niên.

Nhân dân ta yêu quý kính trọng, ngưỡng mộ cụ là hoàn toàn đúng.
Tuy nhiên hoạt động chính trị là vấn đề phức tạp. Thành thực yêu nước, muốn giúp nước là một chuyện, nhưng có phương pháp đúng đắn để cứu nước cho có kết quả là chuyện khác.
Nhà sư  học Trần Văn Giàu viết: ”Cụ Phan Châu Trinh ghét cay, ghét đắng nền quân chủ, cụ tố cáo rằng: Cái độc quyền quân chủ nó giết hẳn cái lòng ái quốc của dân Việt Nam ta; bây giờ muốn cho dân Việt nam biết nước là của nó, thì phải đem cái tụi bù nhìn đó vất cả hết đi…”

Tất nhiên là ai cũng dễ chấp nhận cái sự thật là tư tưởng trung quân cản trở, hạn chế, bóp méo chủ nghĩa yêu nước chân chính. Nhưng từ đó mà nói rằng lòng yêu nước của nhân dân ta bị chết hắn dưới hính quyền quân chủ thì làm gì đến mức đó ? ngàn năm quân chủ, dân tộc Việt Nam chẳng có truyền thống yêu nước chân chính hay sao ? càng khó chấp nhận với cụ Phan rằng điều kiện đầu tiên để gây dựng lại lòng yêu nước cho nhân dân là thủ tiêu vua bù nhìn và bè lũ. Vua bù nhìn dung là một trở lực cho sự thức hiện quyền dân tộc và dân chủ song trở lực chính, chính là đế quốc, thực dân; rõ ràng là như vậy. Cụ Phan đặt cày trước trâu. Đặt cày trước trâu thì chỉ triển lãm trâu và cày chứ không cày được được thước đất nào. Đặt vấn đề dân trí, dân chủ mà không đặt vấn đề đấu tranh diệt thực dân, giành độc lập dân tộc thì không đi đến đâu hết.”

Dù cụ Phan không thành công trong chủ trương cứu nước, cứu dân, nhân dân ta vẫn hết lòng tôn kính cụ, một nhà chí sĩ dũng cảm, suốt đời vì nước, vì dân !

 

Ngày nay, những kẻ vung bút ca ngới biện minh cho Gia Long, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Hoàng Cao Khải, Phạm Quỳnh, Trận Trọng Kim…không phải vì họ yêu mến sống chết vì với ông ấy. Họ có mưu đồ sâu xa. Nếu dư luận chấp nhận ý kiến của họ thì mọi sự lên án các ông trên kia đều là võ đoán, phiến diện, bất công, cực đoan, sai bét !

Đích ngắm  bắn của họ đã rất rõ ràng, chờ dịp thuận lợi là họ bóp cò…!

 

NGỌN ĐUỐC SỐNG LÊ VĂN TÁM ĐÃ THIÊU RỤI KẺ NÀO ?

 

Ngợi ca cụ Phan Châu Trinh là người cực kỳ yêu nước, không sợ tù đầy, không màng danh lợi thì chẳng ai phản đối . Nhưng lợi dụng cụ để phủ định con đường cách mạng của nhân dân ta là âm mưu xấu, cần phải vạch trần âm mưu đó.

 

Ông Nguyên Ngọc khẳng định và ra sức truyền bá “Con đường Phan Châu Trinh là duy nhất đúng”. Ông lập ra cái gọi là “giải thưởng Phan Châu Trinh”,”Viện nghiên cứu Phan Châu Trinh”, thổi cụ Phan lên làm “người Việt nam vĩ đại nhất thế kỷ 20”.
Những người cổ động đường lối Phan Châu Trinh tìm mọi cách để triệt hạ con đường Hồ Chí Minh, con đường đã đưa Cách mạng nước nhà thành công rực rỡ, đã đánh bại giặc Pháp, giặc Mỹ, giành độc lập hoàn toàn, thống nhất Tổ quốc, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Và điều bỉ ổi nhất của cái gọi là “giải thưởng Phan Châu Trinh này” thì chuyên phân phát  cái gọi là “giải thưởng” cho những kẻ viết bậy chống phá đất nước, những tên lưu vong có lịch sử bẩn thỉu nhất hay bọn ngấm ngầm âm mưu lật đổ nhà nước !


Núp dưới cái vỏ “công bằng lịch sử”, “đổi mới cách nhìn”,”lấp khoảng trống lịch sử…một số người  chẳng những bốc thơm những kẻ đầu hàng, phản bội, phản quốc mà còn xuyên tạc, bóp méo lịch sử, phủ nhận cả những sự kiện lịch sử, những anh hùng có thật mới đây trong thời kháng chiến chống Pháp gây mất lòng tin, tạo sự chia rẻ, xáo trộn trong nhân dân.

 

Trên tạp chí Xưa và Nay, cơ quan của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, số tháng 10/2009, ông Phan Huy Lê, chủ tịch hội KHLS viết rằng, chuyện Lê Văn Tám đốt kho xăng Thị Nghè ở Sài Gòn là không có thật ! Chứng cứ duy nhất mà ông đưa ra là có lời dặn của Giáo sư Trần Huy Liệu !

64 năm trước, ngày ông Lê phủ định sự kiện Lê Văn Tám thì tại Hà Nội, báo Độc Lập, ngày 20/10//1945 đăng : Ngày 15/ quân ta đốt cháy hai kho hàng của Pháp thiệt hại tới mấy triệu đồng. Lửa to quá, giặc Pháp không thể cứu được (Tin Đê-Li ngày 18.10).

- Báo Cứu Quốc (cơ quan tuyên truyền đấu tranh của tổng bộ Việt Minh (Hà Nội), số 711, ngày 19/10/1945 có bài đóng khung nổi bật “Một gương hy sinh dũng cảm oanh liệt” với nội dung “Tin điện từ Mỹ Tho đánh ra ngày 17/10/1945 cho hay rằng:Một chiến sĩ Việt Nam đã tẩm dầu vào mình, tự làm mồi lửa hy sinh thân mình, chạy vào kho dầu Xi-mông Pi-ê-tờ-tri (Simon Piétri) của địch. Lập tức kho dầu bị bắt lửa, và lửa đã bốc cháy dữ dội suốt hai ngày đêm…” Ở trang 2 báo này còn đăng bài thơ Lửa Thiêng (27 câu) “Kính tặng hương hồn một chiến sĩ Việt Nam tự thiêu mình để đốt một vị trí quân địch (tin Nam Bộ)” của tác giả Đông Hà.

- Báo La République (xuất bản bằng tiếng Pháp ở Hà Nội) số 2, ra ngày 21/10/1945 có bài Sự anh hùng của một chiến sĩ Việt Nam, viết: ”Một người lính Việt Nam dã tẩm dầu vào thân mình và đã thành công trong việc đốt cháy kho Simon Piétri. Đám cháy kéo dài 2 ngày 2 đêm”.

 

- Cũng báo La République số 5, ngày 4/11/1945 có bài Đuốc Sống:”Ngày 16/10, có một gười lính đã biến thân mình thành đuốc sống, bằng cách thiêu thân mình  sau khi tẩm xăng để đốt cháy kho dầu Simon Piétri ở Sài Gòn, Đám cháy kéo dài 2 ngày hai đêm. Vị anh hùng vô danh người đã đốt sáng ngọn đuốc chủng tộc (race) đã chiếu sang tất cả chúng tôi trên con đường bổn phận”

Thật mừng là sự bịa đặt của Phan Huy Lê chẳng mảy may tác động đến quan điểm của những người trong chính quyền  Việt Nam từ Trung ương đến  các địa phương, vì hình ảnh  người Anh hùng  Đuốc Sống Lê Văn Tám vẫn còn mãi mãi rực sáng trên các con đường, trong các công viên lớn, tại các giảng đường mang tên Anh,  dường như ngọn Đuốc Sống đó nó  đang đốt cháy dã tâm hèn hạ và thiêu rụi danh dự của kẻ bịa đặt  nhằm xuyên tạc tấm gương  Anh hùng của người Thiếu niên vĩ đại.

 

QUAN ĐIỂM VỀ LỊCH SỬ CỦA PHAN HUY LÊ

LÀ HOÀN TOÀN XA LẠ VỚI QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG TA !(*)

 

Những bài viết và quan điểm sử học của ông Phan Huy Lê gây tai hại nhiều, rất nhiều. Chúng tôi trích đăng sau đây bài

 “đừng mượn danh khoa học để đánh tráo lịch sử” của ông Nguyễn Minh Tâm đăng trên Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 440  ngày 9/5/2017:

 

“Một trong những sai lầm trong đánh giá của ông Phan Huy Lê về quá trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay là ông ta cho rằng có “Quan điểm chính thống”. Đây là một sự bịa  đặt. Bởi đối với Khoa học thì không bao giờ có cái gọi là “quan điểm chính thống” và “quan điểm không chính thống”. Đảng Cộng Sản Việt Nam không bao giờ đặt vấn đề “quan điểm chính thống” đối với khoa học trong tất cả các văn kiện của mình. Quan điểm của Đảng Cộng sản VN và Chủ tịch Hồ Chí Minh về sử học thống nhất với nguyên tắc chép sử  vốn có từ xưa là:

 

1.”Có gì viết nấy - không có thì không viết”.

2.”Thiếu thì viết thêm cho đủ - không biết thừa”

3.”Sai thì viết lại cho đúng - không bịa đặt”

4.”Viết sử phải khách quan, có minh chứng - không viết lung tung”.

5.”Bình luận, đánh giá lịch sử phải có căn cứ xác đáng - không phán xét bừa bãi”.

 

Mặc dù ông Phan Huy Lê là một trong những người đấu tranh đến cùng để giữ lại môn lịch sử là một môn học độc lập trong các chương trình dạy học phổ thông, nhưng càng ngày càng lộ rõ rằng ông ấy muốn giữ lại lịch sử nào. Với cái mạch tư duy như của ông Phan huy Lê và một số người muốn xét lại lịch sử hay nói đúng hơn là lật đổ lịch sử, người ta sẽ công nhận việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là chuyện đương nhiên đúng đắn, sẽ công nhận việc chia cắt miền Bắc, miền Nam sau hiệp định ngừng bắn Genève là chuyện tất nhiên. Và sau đó sẽ là việc thừa nhận chính quyền Sài Gòn là hợp pháp, sẽ phủ nhận toàn bộ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Từ đó dẫn đến việc phủ nhận chế độ chính trị hiện nay ở Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những lập luận của ông Phan Huy Lê sẽ được bọn phản động sử dụng để biện hộ cho luận điệu của tay văn sĩ bồi bút Trương Huy San (Tức Huy Đức, tức San Hô) trong cái gọi là tác phẩm “bên thắng cuộc” của anh ta. Là một nhà khoa học ông Phan Huy Lê có cảm thấy mình có trách nhiệm gì với dân tộc với đất nước không khi ông tung ra một vấn đề rất hệ trọng mà lại có lối nói nước đôi, không nhất quan như thế ?

 

Nếu những vấn đề trên đây không được giải quyết rốt ráo sẽ dẫn đến sự rối lọan về nhận thức trong xã hội. Thật vậy ! Trong việc đánh giá vương triều nhà Nguyễn, hàng chục triệu nhân dân ta, nhất là một khối lượng rất lớn học sinh, sinh viên nghiên cứu sinh đang ngồi học tập và viết luận án khoa học trên ghế nhà trường sẽ nghe và viết theo quan điểm của ai ? Nghe và viết theo sự chỉ dẫn của tư tưởng Hồ Chí Minh, theo quan điểm sử học của Đảng ta, hay nghe và viết theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu lịch sử đã và đang được công khai quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong buổi thông tin khoa học do Ban tuyên giáo Trung ương vừa tổ chức, trong cuộc hội thảo năm 2008 tại tỉnh Thanh Hóa và trong những cuộc hội thảo trước đó !?

 

Chúng ta đặc biệt quan tâm đến chủ trương của hội Khoa học lịch sử về viêc gấp rút tiến hành chỉnh sửa sách giáo khoa phổ thông về sử học và chuẩn bị biên soạn bộ Quốc sử mới, như báo chí đã nhất loạt đưa tin. Đây là nhiệm vụ cực kỳ hệ trọng. Chúng ta hoàn toàn không yên tâm nếu như nhiệm vụ này được giao trọn gói cho những người đã từng đi chệch chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về sử học và đã nặng lời công kích “phương pháp luận sử học Mac-Xit là ấu trĩ, giáo điều, công thức”. Vậy thì thử hỏi, nếu giao cho họ chỉnh sửa sách giáo khoa sử học và biên soạn bộ Quốc sử của nước nhà, thì họ sẽ đứng trên quan điểm lập trường nào và theo phương pháp luận sử học của ai ? Điều đó chắc chắn sẽ gây ra cho chúng ta những tổn thất không nhỏ trong lĩnh vự công tác giáo dục, cũng như trên địa hạt tư tưởng.

 

Sử học là một trong nhưng lĩnh vực họat động hết sức nhạy cảm và có tầm quan trọng sống còn trên mặt trận tư tưởng. Nếu chúng ta không quan tâm chăm lo củng cố sự vững mạnh của ngành sử học kể cả trên ba mặt: Về chính trị, về tư tưởng và về tổ chức, ắt sẽ dẫn đến những hậu quả khó lương. Tôi xin nhắc lại một lại một lần nữa rằng, một trong những nguyên nhân làm cho Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ là những nhà lãnh đạo cac đảng Cộng sản và công nhân cầm quyền ở những nước đó đã mất cảnh giác, đã bị tên gián điệp Alekxandre Yakovlev, ủy viên Bộ chính trị, trưởng ban tuyên giáo trung ương đảng CS Liên xô thao túng, đã để cho chủ nghĩa xét lại lịch sử hoành hành. Kết quả là chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước đó bị sụp đổ, trước hết là về lịch sử và sau đó là về chính trị”.

 

Cho đến nay ở Nga, việc xuyên tạc lịch sử vẫn tiếp diễn. Tổng thống Medvedeb đã ra sắc lệnh ”chống xuyên tạc lịch sử” vạch rõ “các âm mưu viết lại lịch sử đang trở nên tàn nhẫn, suy đồi và hung hãn hơn. Do đó càng có ít người trực tiếp tham gia

hoặc được chứng kiến cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945) còn sống đến ngày nay, cho nên ngày càng có nhiều các lý luận và quan điểm gây tranh cãi liên quan đến chiến tranh thế giới thứ hai”.

---------------------------------------------------------

(*) Trích trong cuốn Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng;  Tác giả Đặng Minh Phương, nguyên trưởng đại diện báo Nhân dân tại Đà Nẵng.

Nhà XB Hội Nhà văn- 2017

 

 

5 nhận xét:

  1. Bài có nhiều thông tin bổ ích!
    Nhưng bác Chế ơi,
    Về bố cục bài này thì không ổn!
    Bài quá dài mà nội dung dàn trải, nói đến quá nhiều vấn đề.
    THeo cháu, bài này nên tách ra thành nhiều bài với các tiêu đề khác nhau.
    - Đoạn đầu "PHAN HUY LÊ CÔNG KÍCH BÁC HỒ NHƯ THẾ NÀO?" đã là một bài viết hoàn chỉnh và rất hay rồi.
    - Đoạn nói về Phan Thanh Giản cũng là 1 bài.
    - Đoạn về Phan Chu Trinh cũng là 1 bài hay!....

    Cháu xin bác đoạn đầu để đăng thành 1 bài trên Google.tienlang nha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. OK cháu có thê edit lại và đăng tùy format của cháu nhé !

      Xóa
  2. Bài viết rất hay, phân tích rất sâu sắc, cảm ơn tác giả

    Trả lờiXóa
  3. tất cả những kẻ lật sử phải bị xử lý nghiêm khắc

    Trả lờiXóa