Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Nguyễn Quang A - Gái Đĩ Già Mồm



Vừa rồi ngày 20/6/2014 Ông Nguyễn Quang A tự nhận mình là đại diện cho Xã hội dân sự Việt Nam đến Geneva làm cái việc là ”Nhân chứng trước Liên Hiệp Quốc về việc chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở trong nước”.


Nguyễn Quang A cùng với những "blogger tự do trẻ con" đến Geneva
vu cáo Việt Nam "vi phạm nhân quyền."


Ông Nguyễn Quang A đã dại dột cùng  vài người trẻ tuổi đáng lứa con ông, kẻ thì trốn ra nước ngoài bằng con đường vượt biên bất hợp pháp, kẻ thì nhân danh thành viên N.G.O, nhưng cũng có  kẻ đến làm chứng  Việt Nam vi phạm nhân quyền lại không nói được tiếng Việt ! họ tụ tập với nhau để vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền dưới sự chỉ đạo và tài trợ của những thế lực luôn đòi lật đổ chính phủ Việt Nam chúng được ngụy trang bằng những mỹ từ Nhân quyền hoặc Xã hội dân sự. Điều này được chứng minh bằng một loạt các cuộc biểu tình phía ngoài cổng Liên Hiệp Quốc tại Thụy sĩ hô hào đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền, đòi thả tù nhân chính trị bị bắt oan...nhưng lại trương Cờ vàng ba sọc đỏ – cờ của chính quyền Sai Gòn đã bị nhân dân miền Nam xóa sổ gần 40 năm nay vì tội ác man rợ của chúng -  Nó  là biểu tượng của các  tổ chức chính trị  lưu vong phục thù chống lại chính quyền Việt Nam chứ không phải vì một Việt Nam Nhân quyền, hay  cỗ vũ cho phát triển Xã hội dân sự ở  Việt Nam như họ từng rêu rao ! Hành vi của bọn họ cũng giống như một con cáo già cố che dấu cái đuôi mình để làm ra vẻ kẻ hiền từ nhưng đâu ngờ, cái lá cờ ba que kia chính là cái đuôi của con cáo ác bị lòi ra tự tố cáo mình là kẻ hèn hạ và gian trá !


 
Biểu tình trước cổng LHQ tại Geneva mang cờ Ba Que
để phối hợp với Nguyễn Quang A chống Việt Nam về "vi phạm nhân quyền"


Cho dù Nguyễn Quang A và những chú bé đi cùng được các thế lực xấu mớm lời nhưng trước  Liên Hiệp Quốc họ đều bị coi là "nói năng lắp bắp không rõ lời, không rõ mục đích",  bị dư luận đánh giá thấp và  nhanh chóng bị Đại biểu của tất cả các Quốc Gia  dự cuộc họp lờ đi, điều đó được  thể hiện  khi cuộc bỏ phiếu biểu quyết tình hình nhân quyền ở Việt Nam  tai Liên Hiệp Quốc đã thông qua với tuyệt đại đồng thuận rất cao mà không có bất cứ một sự chống đối nào, điều đó làm cho Nguyễn Quang A và các chú bé đi theo  đâm hoảng hốt và khi trả lời phỏng vấn BBC  sau cuộc kiểm điểm  chiều 20/6/2014 Nguyễn Quang A  phải  cay đắng thừa nhận :


 ” Họ (đại diện của các nước tại LHQ) đánh giá rất là cao Bản  báo cáo về thực hiện Nhân quyền  của Việt Nam. Họ đều chúc mừng Việt Nam đã chấp nhận những kiến nghị của họ. Các đại diện của EU và các nước phương Tây thì không thấy có nước nào phát biểu cả trừ Mỹ cũng có sự ghi nhận về sự tiến bộ nhất định về nhân quyền nhưng mà Mỹ cũng nêu rất là rõ những vấn đề còn chưa được tốt về nhân quyền.
Sau đó có Chủ tịch của hội đồng hỏi có ai có ý kiến phản đối về chuyện này hay không để thông qua hay không thông qua. Và như vậy là không có một ý kiến nào phản đối cả. Bản báo cáo của Việt Nam được thông qua một cách đồng thuận cao, không có bỏ phiếu, không có ai giơ tay gì cả….”
Nguyễn Quang A thường chỉ huy các vụ tụ tập đông người để gây rối
    nơi công cộng lấy cớ là biểu tình chống Trung Quốc xâm lược
                            


Dù bị thất bại nhục nhã và bị dư luận lương thiện ngay tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc coi khinh, Nguyễn Quang A còn trơ trẽn phê phán cơ chế UPR của Liên Hiệp Quốc là “Cơ chế UPR của LHQ còn nhiều khiếm khuyết, và đã bị chính trị lợi dụng, nên Việt Nam được đánh giá cao mà lẽ ra Việt Nam phải bị phê phán nghiêm trọng”!

Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi lấm lét khi bị
các nhân viên công quyền cảnh cáo khi chỉ huy biểu tình gây rối tại Hà Nội


                                   

Khi lén lút ra đi  đến Geneva, được các thế lực  xấu bên ngoài tài trợ và giật dây nhằm  chống lại sự phát triển của đất  nước, Nguyễn Quang A và đồng bọn ảo tưởng rằng, chúng có thể dùng Diễn đàn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại UPR kỳ 2  làm suy yếu Việt Nam trước thế giới rồi tiến đến dùng áp lực từ nước ngoài phối hợp với với bọn xấu trong nước tiến đến lật đổ Việt Nam, nhưng âm mưu đó bị dư luận lương thiện đánh bại thì y liền nói xấu và vu cáo Liên Hiệp Quốc là cơ chế UPR còn nhiều khiếm khuyết và còn có mục tiêu chính trị !  đó chẳng phải Nguyễn Quang A là loại “Gái đĩ già mồm” không biết liêm sĩ là gì  hay sao !

Chế Trung Hiếu

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

  Vài lời giới thiệu:
Gần đây khi Trung Quốc đặt Gian Khoan HD 981 ngay trong vùng Đặc quyền kinh tế Việt Nam. Đảng ta, Nhân dân, Chính Phủ , Quân đội ta cùng bè bạn khắp năm châu kịch liệt lên án hành vi lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc.
Trong lúc đó lại xuất hiện những tiếng nói lạc lõng đòi Việt Nam phải ngay lập tức tiến hành Đa nguyên, Đa đảng để các nước lớn như Mỹ và Châu Ấu có điều kiện "đồng chí" với ta để đến giúp đỡ chúng ta chống lại sự xâm lấn Biển đông của Trung Quốc.
Đây là một âm mưu cũ nhưng lại tái xuất hiện trong tình hình mới, nhằm lung lạc ý chí của Đảng ta, nhân dân ta của các thế lực phản động, phản bội ở trong nước, cũng như ở nước ngoài.
Khẳng định rằng, chỉ có Đảng CSVN mới có đủ trí tuệ, đủ sức mạnh lãnh đạo đất nước ta vượt qua những giai đoạn khó khăn này, xin giới thiệu bài viết dưới đây để làm rõ âm mưu xấu đó:


Đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam chỉ là mưu đồ của những kẻ xấu

Hãy nhìn Thái Lan làm bài học cho đa nguyên, đa đảng
Nam Phong
Trong bài viết Đa nguyên, đa đảng là đi ngược lại ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam”, Nam Phong tôi đã đưa ra những lập luận chứng minh sự thật của vấn đề đa nguyên, đa đảng đang được một số người rêu rao ở Việt Nam thực chất chỉ đi ngược lại với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Trong bài viết này, Nam Phong xin đưa ra những căn cứ chứng minh việc đòi đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam hiện nay chỉ là mưu đồ của những kẻ xấu, muốn phá hoại đất nước mà thôi.
Thực hiện đa nguyên, đa đảng tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, tranh giành quyền lực giữa các đảng phái đối lập, điều đó làm cho nhân tâm ly tán, đất nước hỗn loạn, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất ổn định chính trị đất nước, kinh tế lâm vào khủng hoảng, đất nước bất ổn và gặp muôn vàn khó khăn, đời sống thậm chí tính mạng của người dân bị đe dọa. Đó sẽ là điều kiện để các thế lực nước ngoài lợi dụng can thiệp, tác động “chia năm xẻ bảy” phá hoại đất nước, thực hiện các mưu đồ chính trị đen tối. Thực tế lịch sử đã cho chúng ta thấy, Liên Xô trong quá trình cải tổ, cái cách, đổi mới đất nước do không kiên định mục tiêu, thực hiện đa nguyên đa đảng cuối cùng đất nước rơi vào hỗn loạn, các đảng phái đấu đá, tranh giành quyền lực lẫn nhau, nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, trong khi đó các thế lực bên ngoài không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá và kết quả sự sụp đổ của một chế độ nhà nước là điều tất yếu.
Đa nguyên, đa đảng tất yếu các đảng phái chính trị phải tìm các thủ đoạn để chèn ép lẫn nhau, tìm các thế lực bên ngoài làm chỗ dựa. Và khi đó, việc liên minh chính trị với các nước khác để chống lại các lực lượng chính trị đối lập và có thể phụ thuộc để thực hiện tham vọng chính trị, quyền lực của mình.
Đất nước ta từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay đã gặt hái được biết bao thành công to lớn. Đảng lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, Đảng tiếp tục lãnh đạo nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước và công cuộc đổi mới đó đang gặt hái được những thành công quan trọng. Và điều đặc biệt quan trọng hơn đó là đất nước Việt Nam đang có một nền chính trị ổn định, hòa bình, người dân được tự do làm ăn, sinh sống. Vậy, tại sao lại muốn đổi hướng đi theo con đường khác làm gì? Mà thậm chí chưa biết con đường đó như thế nào? Mục đích của những con người kia là gì? Thực hiện đa nguyên, đa đảng rồi đất nước sẽ đi về đâu, hay lại chìm trong loạn lạc, tranh giành quyền lực, đấu đá, bất ổn như những gì đang xảy ra ở Ukraine, Thái Lan, Campuchia… và nhiều quốc gia khác nữa.
Rõ ràng, đòi đa nguyên, đa đảng chỉ là mưu đồ xấu của một số người nhằm thực hiện mưu đồ chính trị, tham vọng quyền lực đen tối của mình. Họ muốn thông qua đa nguyên, đa đảng để đất nước có biến, khi đó họ sẽ thừa cơ ngóc đầu dậy, với sự giúp đỡ của bên ngoài để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam để đưa họ lên nắm giữ các vị trí quyền lực để thỏa mãn tham vọng cá nhân của mình. Họ đâu có biết rằng, sống trong điều kiện, môi trường đấu đá, tranh giành quyền lực ấy thì cuộc sống của người dân sẽ ra sao? Đất nước bất ổn thế nào? Và nguy cơ về những cuộc xâm lăng từ bên ngoài ẩn hiện ra sao? Đó thực sự là những vấn đề mà người dân sẽ phải đối mặt khi thực hiện đa nguyên, đa đảng để phục vụ cho tham vọng cá nhân của một số người.

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

TRƯƠNG DUY NHẤT MỘT TRONG NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI.

CHÚNG TA ĐANG NHU NHƯỢC VỚI NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI

Có thể nói gần đây đã có không ít kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ để viết những bài báo thỏa mãn cái tôi cá nhân của mình. Nhưng có một điều lạ là rất ít kẻ có hành vi như vậy bị xử lý bằng pháp luật. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta đang nhu nhược với loại người này.

Trong những năm gần đây, có một số người đã lập blog, viết bài vu cáo, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, xâm phạm đời tư công dân, xúc phạm nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thậm chí cả các bậc tiền bối.

Thấy vậy một số thế lực thù địch ở phương Tây vội vàng "thổi" lên và gọi đó là những người bất đồng chính kiến, rồi ra sức bảo vệ. Mỗi khi có kẻ nào bị pháp luật xử lý, lập tức một số nước phương Tây nhao nhao lên bảo vệ và đòi Việt Nam phải trả tự do hoặc có những hành động can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam. Gần đây nhất, Trương Duy Nhất, từng là phóng viên Báo Đại Đoàn Kết lập blog cá nhân và viết đến 1.000 bài ký tên Trương Duy Nhất, trong đó đã xuyên tạc một cách trắng trợn về tình hình chính trị, kinh tế xã hội và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Không những vậy, Trương Duy Nhất còn có những bài viết bôi nhọ các cá nhân, tập thể, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức. Nhiều bài viết đặt tít cực kỳ độc địa như kiểu "Kinh tế tụt dốc, bấn loạn nát bươm". Không dừng ở đó, Trương Duy Nhất còn bịa đặt ra nhiều bài viết bôi nhọ nhiều tổ chức, cá nhân, thậm chí cho mình cái quyền được bình luận, đánh giá người khác bằng những quan điểm phiến diện của cá nhân.

Khi bày tỏ quan điểm về vấn đề gì đó thì rõ ràng đó là quan điểm cá nhân, nhưng "bày tỏ quan điểm" khác với kiểu chửi bới cho sướng miệng hoặc nhằm mục đích hạ uy tín của người khác. Vụ án Trương Duy Nhất cũng là một bài học cảnh tỉnh cho một số người hiện nay đang dùng blog để xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ.

Tất nhiên là với những loại bài viết như thế này, Trương Duy Nhất đã được một số nhóm phản động lưu vong và các thế lực thù địch ở nước ngoài tung hô nhiệt liệt. Các cơ quan chức năng đã nhắc nhở nhiều lần nhưng Trương Duy Nhất vẫn chứng nào tật nấy. Cuối cùng, cơ quan bảo vệ pháp luật đã phải khởi tố, bắt giam Trương Duy Nhất với tội danh Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Trương Duy Nhất sẽ được đưa ra xét xử trong nay mai.

Có thể nói gần đây đã có không ít kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ để viết những bài báo thỏa mãn cái tôi cá nhân của mình. Nhưng có một điều lạ là rất ít kẻ có hành vi như vậy bị xử lý bằng pháp luật. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta đang nhu nhược với loại người này.

Thực tế, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 đến nay, chưa có người nào vì bất đồng chính kiến mà bị pháp luật xử lý. Tất cả những người bị xử lý đều có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không ít kẻ đã nhận tiền từ các tổ chức phản động nước ngoài, không ít kẻ mưu đồ thành lập tổ chức để phá hoại công cuộc xây dựng đất nước. Các thế lực thù địch phương Tây nhiều khi chỉ thí cho một ít tiền thì những người này đã sẵn sàng hung hăng lập tổ chức, lập diễn đàn với âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng đất nước. Cũng đã có những người bị "suỵt chó bụi rậm", trót nhận tiền bạc của chúng nên mới phải gồng mình lên để có những bài viết theo yêu cầu.

Trong một chừng mực nào đó, pháp luật của chúng ta quá nương nhẹ với những loại người này. Một công dân nếu đến trụ sở cơ quan công quyền lăng mạ, chửi bới thì có thể bị bắt giữ, bị xử lý hành chính ngay lập tức… Nhưng một kẻ lập blog cá nhân, chửi bới bạt mạng, xúc phạm hết người này đến người khác, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bịa đặt, vu khống cho các tập thể và cá nhân thì lại nói là "bất đồng chính kiến".

Có một sự thật là Việt Nam chưa "quen" với văn hóa… "kiện". Lẽ ra với những kẻ đã xúc phạm tới tập thể và cá nhân, chủ thể đó phải khởi kiện và Tòa án sẽ là cơ quan phán xét… Nhưng ở Việt Nam, hầu như không có vụ kiện nào kiểu như thế này.

Một điều nữa là khi gặp những trường hợp như thế này, các tập thể, cá nhân hay có lối "dĩ hòa vi quý", không dám đấu tranh trực diện. Trên thực tế, có không ít người khoái trá, thậm chí quảng bá cho những kẻ như Trương Duy Nhất.

Người viết bài này cũng đã từng gặp gỡ không ít những đối tượng cơ hội chính trị - những kẻ đã ăn tiền của các nhóm phản động lưu vong, mưu đồ lập tổ chức hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại an ninh quốc gia. Quả thật, không ít những kẻ trong số này đáng được gọi là những kẻ "tâm thần chính trị". Có một điều lạ lùng ở những người này là sự huyễn hoặc, ảo tưởng và luôn nghĩ mình là nhất, ý kiến của mình là sáng suốt nhất và tất cả những ai không đồng tình với quan điểm của mình đều là những người mù quáng. Những kẻ này đã biết cách lợi dụng triệt để những yếu kém, sai lầm trong quản lý kinh tế, những bất cập trong cơ chế, chính sách, những vấn đề tiêu cực trong xã hội… Chúng tập hợp lại, rồi nhào nặn theo ý muốn.

Đáng tiếc là báo chí chúng ta bấy lâu nay hầu như không mạnh tay đấu tranh với những kẻ như này. Báo chí có thể lên án hết sức mạnh mẽ những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, những sự vi phạm dân chủ hoặc lao vào các vụ án, nhưng với những kẻ dùng ngòi bút chống lại chế độ, chống lại đất nước, chính các cơ quan báo chí nhiều khi lại né tránh, ngại đụng chạm. Đây là một điều không bình thường.

Vậy nên những người cầm bút khi viết gì, trước hết hãy nghĩ đến trách nhiệm công dân.

Theo NĂNG LƯỢNG MỚI

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

SAI LẦM TO LỚN VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG

SAI LẦM TO LỚN VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG



Từ bài báo tiếng Anh: China's Big Strategic Mistake in the South China Sea
Nguồn: http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/chinas-big-strategic-mistake-the-south-china-sea-10477

Ngày 1 tháng 5 Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan dầu bản địa khổng lồ, Hai Yang Shi You (HYSY) 981, về phía nam ở Biển Đông. Vị trí mới, mà chỉ 120 dặm từ bờ biển Việt Nam, là hoàn toàn bên trong thềm lục địa và Khu Kinh Tế Đặc Quyền (EEZ) của Việt Nam. Để hỗ trợ và bảo vệ cấu trúc khoan dầu này, Trung Quốc đã sai phái hơn 80 tàu lớn, một con số còn tiếp tục tăng lên. Những tàu nước ngoài đã được cảnh báo để tránh xa giàn khoan ấy vì sự an ninh và an toàn.

Động thái này phô bày một sự leo thang mới và nguy hiểm của Trung Quốc. Kể từ năm 2007, Bắc Kinh đã ngày càng quyết đoán và xâm lược trong việc bảo vệ những tham vọng lãnh thổ của mình ở Biển Đông. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã tấn công và bắt giữ những ngư dân nước ngoài đang làm ăn trong những khu đánh cá truyền thống trong khu vực. Những công ty dầu khí đã bị áp lực phải rút lui khỏi những hợp đồng với các bên tranh chấp ở Đông Nam Á vì sợ sự trả đũa của Trung Quốc.

Trong năm 2009, Bắc Kinh chính thức tuyên bố yêu sách đường chín đoạn của họ đối với hơn 80 phần trăm Biển Đông. Động thái này được theo sau bởi sự khẳng định trong năm 2010 rằng Biển Đông là một trong những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Trong năm 2012, Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, mà trung tâm chính quyền địa phương của nó đã được đặt tại đảo Phú Lâm, mà là một phần của quần đảo Hoàng Sa bị tranh giành với Việt Nam. Một đơn vị đồn trú mới được thành lập và đóng quân trên đảo Phú Lâm. Suốt trong giai đoạn này, những năng lực quân sự của Trung Quốc có cải thiện rồi một cách đáng kể, và nó bây giờ có thể tranh giành với Hoa Kỳ, cả trên không và trên biển, ở Biển Đông.

Sự leo thang mới nhất của Trung Quốc ở Biển Đông đã tiêu biểu cho một tính toán sai lầm nghiêm trọng của các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc. Họ đã làm nên bốn sai lầm về chiến lược.

Thứ nhất, sự phát triển mới ấy đã cho Việt Nam không s thay thế nào ngoài s phản ứng táo bạo và quyết tâm. Điều 56 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) đã thiết lập rằng một quốc gia ven biển thì có những quyền tối thượng cho mục đích thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý những tài nguyên thiên nhiên trong Khu Kinh Tế Đặc Quyền của mình. Do đó, không sự diễn dịch nào của UNCLOS có thể giải thích ý định của Trung Quốc để khoan một giếng dầu hoàn toàn bên trong Khu Kinh Tế Đặc Quyền của Việt Nam.

Việt Nam, giống như các nước khác, chẳng giải thích rõ ràng vị trí của mình liên quan đến những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Sự nhập nhằng về chiến lược này mang lại cho các quốc gia không gian để thương lượng và tráo trở. Tuy nhiên, động thái mới nhất của Trung Quốc đã vượt qua ranh giới được vẽ bởi các nhà lãnh đạo chóp đầu của Việt Nam. Hà Nội, do đó, đã phản ứng giận dữ. Phó Thủ tướng Việt Nam kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gọi Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì của Trung Quốc để phản đối động thái của Trung Quốc và khẳng định rằng Hà Nội sẽ "áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết và phù hợp để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình" ở các vùng biển. Cảnh sát biển Việt Nam và những tàu bảo vệ thủy sản đã được sai phái để ngăn chặn sự triển khai giàn khoan ấy.

Trung Quốc phản công động thái này bằng cách gửi trên 80 tàu lớn để bảo vệ tài sản của họ. Những va chạm đã xảy ra giữa tàu của hai bên và thêm những sự cố được mong đợi. Sự phát triển này đã đẩy Việt Nam xa hơn khỏi Trung Quốc và đã tăng cường quan hệ an ninh của mình với các cường quốc khác, như Hoa Kỳ. Nếu Hà Nội cân nhắc việc mở Vịnh Cam Ranh cho sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ, thì Washington sẽ là tắc trách khi khước từ cơ hội. Thật vậy, Washington nhanh chóng đã lên tiếng về vụ việc. Trong một thông cáo báo chí ngày 8 tháng 5, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao đã xác quyết rằng chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa là bị tranh chấp, và quyết định của Trung Quốc để triển khai giàn khoan dầu ấy, mà được hộ tống bởi vô số những tàu chiến và những tàu thẩm quyền, trong Khu Kinh Tế Đặc Quyền Việt Nam thì là đầy khiêu khích và làm tăng sự căng thẳng.

Thứ hai, hành động của Trung Quốc đã vi phạm những nguyên tắc của Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông và đào sâu những sự nghi ngờ giữa các nước trong khu vực về ý định thực sự của họ. Cùng với Việt Nam và Philippines, thì Singapore và Malaysia đang càng lúc bị khiến quan ngại về hành vi của Trung Quốc trong khu vực. Indonesia, mà một thời đã duy trì tính trung lập nghiêm ngặt đối với tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, thì đã đảo ngược vị trí của mình, và giờ đang tranh giành yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông bởi vì nó thách thức những quyền lợi của Jakarta trong những vùng nước quần đảo Natuna. Trong thực tế, những tàu thẩm quyền có vũ trang của Trung Quốc đã chạm trán những tàu thẩm quyền của Indonesia vài lần trong ít năm qua trong những vùng nước được yêu sách bởi Jakarta.

Nếu Trung Quốc xoay xở được để khoan dầu trong Khu Kinh Tế Đặc Quyền của Việt Nam, trên đỉnh điểm của việc chiếm quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough từ Philippines vào năm 2012, thì họ sẽ đi xa hơn về phía nam và những cuộc đụng độ sẽ được dự kiến với Malaysia và Indonesia. Với vai trò của Indonesia trong ASEAN, thì việc thay đổi vị trí gần đây của Jakarta đối với Trung Quốc là một trở ngại cho Bắc Kinh. Họ càng quyết đoán hơn trong các tranh chấp ở Biển Đông thì uy tín quốc tế của họ càng bị tổn hại. Những thành tựu của "chiêu thức tấn công quyến rũ" của Trung Quốc nhằm vào Đông Nam Á trong những năm 1990 thì có thể bị tẩy xoá bởi một làn sóng chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc ở Đông Nam Á. Với tư cách một tập thể, vào ngày 10 tháng Năm, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN trong phần của Hội nghị cấp cao ASEAN 24 tại Myanmar đã ban hành một tuyên bố chung độc lập về sự căng thẳng ở Biển Đông, bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng của họ đối với vụ việc và tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, và tự do hàng hải ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1995 ASEAN đã ban hành một tuyên bố chung tách bạch về một sự phát triển ở Biển Đông thừa nhận có các mối đe dọa đối với hòa bình, ổn định và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Điều này thể hiện sự phản xung về ngoại giao chống lại Trung Quốc ở Đông Nam Á .

Thứ ba, Trung Quốc đánh mất sự viện cớ của họ cho việc hiện đại hóa quân sự. Bắc Kinh kêu ca rằng hiện đại hóa quân sự của họ là phòng thủ về bản chất, và điều ấy sẽ không ngầm phá hoại sự an ninh khu vực. Suốt trong giai đoạn căng thẳng gia tăng ở Biển Đông từ 2007 đến 2013, Trung Quốc thường kìm nén việc sử dụng lực lượng hải quân. Thay vào đó, các lực lượng bán quân sự tiên tiến, chẳng hạn như Đội Hải giám Trung Quốc, đã thường được dàn quân để phục vụ những tham vọng lãnh thổ của họ. Trong thế giằng co Bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines vào năm 2012, thì không có tàu hải quân Đội Hải giám Trung Quốc nào đã được gửi đến hiện trường, và các lực lượng bán quân sự của Trung Quốc và các tàu đánh cá xoay xở được để đẩy những kẻ từ Philippines ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, để bảo vệ giàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc trong vùng Khu Kinh Tế Đặc Quyền của Việt Nam, thì Bắc Kinh đã gửi bảy tàu hải quân để kết nhập 33 tàu Hải giám và hàng tá cảnh sát hàng hải, giao thông vận tải, và những tàu cá. Lần đầu tiên trong ít năm qua, các tàu hải quân Trung Quốc có dự phần vào một vụ tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông. Các nước khác, do đó, có lý do để lo lắng về những ý định thực sự đằng sau chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc .

Cuối cùng, động thái của Trung Quốc có thể làm mất ổn định sự an ninh khu vực, tạo ra rào cản cho những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tái cơ cấu nền kinh tế và duy trì sự tăng trưởng của họ. Bắc Kinh đang đương đầu những thách thức nghiêm trọng trong nước, trong đó có sự suy thoái về môi trường, tình trạng dân số già lão, và những phong trào ly khai ở Tây Tạng và Tân Cương. Trong ít năm qua, những cuộc tấn công khủng bố của các lực lượng ly khai đã xảy ra trong những thành phố lớn, đe dọa sự ổn định xã hội của Trung Quốc. Thêm vào đó, sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có những dấu hiệu chậm lại. Các lãnh đạo Trung Quốc cần một môi trường quốc tế ổn định để tập trung những nguồn lực vào những thách thức nội bộ. Hành động của họ ở Biển Đông, tuy nhiên, có thể gây mất ổn định an ninh khu vực và ngầm phá hoại những nỗ lực để duy trì tăng trưởng.

Hành động của Trung Quốc với HYSY 981 để khoan bên trong Khu Kinh Tế Đặc Quyền của Việt Nam là một tính toán sai lầm chiến lược. Lần đầu tiên trong giai đoạn gần đây của sự căng thẳng ở Biển Đông, Bắc Kinh đã sử dụng bảy tàu hải quân để hộ tống giàn khoan dầu khổng lồ này. Điều này khiến cho Hà Nội không có sự lựa chọn ngoài việc đối hợp với hành động ấy bằng "tất cả các biện pháp cần thiết" để bảo vệ những quyền của mình được thiết lập trong luật pháp quốc tế. Với lịch sử gần đây của Trung Quốc về tính quyết đoán và tính xâm lược ở Biển Đông thì các quốc gia Đông Nam Á khác ở ven biển cũng đang được báo động bởi động thái này. Những nỗ lực của Bắc Kinh để giành trái tim và tâm trí Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh thì đã bị xói mòn, và chương trình hiện đại hóa quân sự của họ một lần nữa bị nghi vấn.

Để đáp trả hành vi của Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á đang xây dựng những khả năng không đối xứng để bảo vệ chủ quyền của họ chống lại Bắc Kinh. Họ cũng rõ ràng hoan nghênh sự tham gia của những cường quốc ngoài khu vực như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ, trong việc quản lý những tranh chấp ở Biển Đông. Nói cách khác, hành vi xâm lược của Trung Quốc đã tạo điều kiện và đã đẩy nhanh trục Hoa Kỳ hướng tới Đông Á, điều mà những nhà lãnh đạo chóp đầu của Trung Quốc không muốn để thấy.

Việc xâm lược và gây mất ổn định khu vực không giúp Trung Quốc nhận thức mục tiêu của họ đối với sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển xã hội. Cách tốt nhất để Trung Quốc trỗi lên tới một vị thế của một cường quốc toàn cầu là tính toán ra một cách mới để trỗi lên, một cách mà trong đó cái nguyên tắc cốt lõi cho những quan hệ đối ngoại của họ là hợp tác để cùng có lợi, tôn trọng những quyền chính đáng của những quốc gia khác, và giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình. Việc chạy nhanh không đảm bảo rằng nó sẽ đi đến nơi tại đích của nó.

Tác giả: Hà Anh Tuấn là một Nghiên cứu sinh Tiến sĩ chuyên ngành Chính trị và Quan hệ quốc tế tại Đại học New South Wales, Úc, và là một Nhà lãnh đạo trẻ Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Hoa Kỳ).

Người dịch:Bút Lông Kim
Nguồn: http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/chinas-big-strategic-mistake-the-south-china-sea-10477 

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Kiều bào viếng nghĩa trang Bình An -Nghĩa trang lính VNCH chết trận

Kiều bào viếng nghĩa trang Bình An:"Đối diện với sự thật, chúng tôi thấy xấu hổ"


 Trước đó, đoàn kiều bào đã đi thăm Trường Sa và tổ chức lễ cầu siêu tưởng niệm các thế hệ người VN đã   hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Trưa 27-4, đoàn các kiều bào đi thăm quần đảo Trường Sa và tổ chức lễ cầu siêu tưởng niệm các thế hệ người Việt Nam đã hy sinh thân mình bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và đồng bào ta, bạn bè quốc tế tử nạn trên biển, đã trở về lại TP.HCM. Ngay trong chiều 27-4, đoàn công tác đã đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ Bình Dương và Nghĩa trang nhân dân Bình An (nghĩa trang quân đội Biên Hòa thời Việt Nam Cộng hòa).
Khi vào đến Nghĩa trang liệt sĩ Bình Dương, ông Nguyễn Ngọc Lập, nguyên thiếu úy thủy quân lục chiến quân đội Việt Nam Cộng hòa (Việt kiều California) và nhiều đại biểu đã thành kính thắp nhang tại bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các liệt sĩ.
Sau đó, các đại biểu đi thăm những ngôi mộ của những người lính cộng hòa nằm nghỉ tại Nghĩa trang nhân dân Bình An. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, trưởng đoàn công tác, đã cùng đoàn đại biểu đã đến viếng nhiều ngôi mộ. Trong đó có những bia mộ có hình ảnh người đã khuất, lúc sinh thời mặc quân phục Việt Nam Cộng hòa. Ông Sơn chỉ vào một ngôi mộ và nói: “Đây là ngôi mộ các anh làm từ năm 1975, người dân đã quét vôi lại cho các anh”. Chỉ vào tấm bia mộ cũ mang tên hạ sĩ Hà Hữu Lộc, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 43, Sư đoàn 78, ông Sơn tiếp: “Bia mộ vẫn còn nguyên phiên hiệu, đơn vị…Những ngôi mộ thế này xây từ ngày xưa có ai phá đâu. Chân lý ở đâu, sự thật ở chỗ nào khi các anh cứ hô hào, kêu gọi chống cộng, nói rằng cộng sản không làm gì cho nghĩa trang. Trong khi đồng đội quý vị nằm đây, một cent quý vị cũng không đóng góp. Nếu đất nước không có đại đoàn kết thì những ngôi mộ kia có còn những tấm bia nguyên vẹn như vậy không?”.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn (thứ hai từ phải sang) và các kiều bào thăm mộ ở Nghĩa trang Bình An. Ảnh: TM
“Đồng đội của ông Nguyễn Ngọc Lập đây, phần mộ còn nguyên. Chúng tôi trân trọng và để lại tất cả những gì còn trước năm 1975. Nếu nhân dân không tôn trọng, không lấy nghĩa đồng bào, nghĩa tử là nghĩa tận… thì làm gì còn mộ như thế này. Các vị cứ nói cộng sản tàn phá trong khi nghĩa trang thì còn nguyên mộ. 40 năm nay nếu không có nhân dân địa phương chăm sóc, vun đắp thì mộ có còn không? 40 năm nay tấm bia này vẫn nguyên vẹn nằm đây, có ai phá phách không? Quý vị ra hỏi người dân đang làm mộ ngoài kia, có ai phá họ không?”.
Trước những câu hỏi dồn dập của thứ trưởng, ông Nguyễn Ngọc Lập, nguyên thiếu úy thủy quân lục chiến quân đội Việt Nam Cộng hòa (Việt kiều California), mới lên tiếng: “Từ đầu đến cuối tôi im lặng vì tôi xấu hổ. Chúng tôi cảm thấy đau lòng và nhục nhã. Chúng tôi xin đồng bào mỗi khi đi về Việt Nam thì chỉ cần mỗi người một đôla là đủ xây mộ cho nơi này rồi. Hôm nay tôi không phải đến đây để đối thoại mà chúng tôi đến để đối diện với sự thật. Chúng tôi cảm thấy xấu hổ”.
Thứ trưởng Sơn tiếp lời: “Quý vị có thấy một sự thật là những ngôi mộ có thân nhân chăm sóc thì xây rất đẹp đẽ khang trang. Những ngôi mộ được xây từ trước năm 1975 đến giờ vẫn giữ nguyên. Tất cả ngôi mộ không có thân nhân chăm sóc đều được ban quản lý nghĩa trang đắp lại hằng năm không để lún sụt. Mộ vẫn được đắp lại, hương vẫn được thắp vì còn dấu tích chân nhang… . Quý vị hãy dũng cảm nhìn vào sự thật để thấy rằng những người nằm đây đã bị chính đồng đội của họ lãng quên chứ nhân dân địa phương không quên họ”.
 Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn: Chúng ta đang làm một việc  chính nghĩa.

 Chuyến đi đến với Trường Sa và thềm lục địa phía nam vừa rồi hết sức ý nghĩa và thành công to lớn. Không chỉ có các tổ chức của các cơ quan đoàn thể trong nước mà còn có đại diện bà con hải ngoại về. Trong đó có những người trước đây còn có tư tưởng chống đối quyết liệt. Ra Trường Sa, họ thấy được sự trung thực của chúng ta trong vấn đề tuyên truyền. Thực tế chúng ta đã chứng minh cho bà con thấy được chúng ta giữ được toàn vẹn lãnh thổ. Tôi không hiểu họ lấy thông tin chúng ta đã bán đất cho nước ngoài ở chỗ nào. 

Những kiều bào đã nghe lời khuyên của chúng tôi và trở về, có người trở về để hy vọng tìm thấy điều cực đoan mà họ muốn. Nhưng khi bước chân ra Trường Sa và về viếng nghĩa trang, họ đã đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác, từ xúc động này đến xúc động khác. Bởi vì chúng ta đang làm một việc rất chính nghĩa: Đang làm thay họ bảo vệ toàn vẹn lãnh hải, lãnh thổ ông cha để lại, thay họ làm cho những đồng đội của họ nằm đây được mồ yên mả đẹp, thay họ để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống của ông cha chúng ta: Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo.
 1. “Tôi muốn xem có giả dối nào không… nhưng ngược lại hoàn toàn”

 Trong quá khứ, tôi rất cực đoan với Nhà nước. Tôi muốn đến Trường Sa vì lý do duy nhất: Coi Nhà nước này có giấu giếm gì không vì tôi nghe rất nhiều rằng biển Đông biến động, không có an ninh, rằng Nhà nước Việt Nam đã dâng biển, đảo cho nước ngoài. Tôi nhất quyết phải về để tận mắt nghe, thấy. Chuyến đi 10 ngày để tìm coi có một vết tích nào giả dối hay không, quả thật là không hề có mà ngược lại còn tuyệt vời hơn những gì tôi ước định trong đầu. Đến Trường Sa, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ các công trình kiến trúc rất vững chắc cho đến cuộc sống vui tươi của quân dân trên đảo… Với tất cả chiến sĩ mà tôi đã gặp, họ có một ý chí sắt đá vô cùng với tinh thần tất cả cho Tổ quốc. Tôi nói với chiến sĩ Trường Sa rằng khi cần, hãy cho phép tôi được đứng chung trong hàng ngũ của anh em để sẵn sàng bảo vệ quần đảo tươi đẹp này. 

Luật sư DAVID NGUYỄN, Trưởng ban vận động và tổ chức bầu cử hội đồng đại diện cộng đồng người Việt quốc gia Houston và vùng phụ cận.
 2. Một chuyến đi thấy được rất nhiều điều:

 Lễ tưởng niệm này tưởng niệm những người của hai bên đã nằm xuống ở Gạc Ma và Hoàng Sa, tức không phân biệt ở chế độ nào, đã biểu hiện rõ tinh thần đại đoàn kết và hòa giải dân tộc. Điểm thứ hai là tưởng niệm tất cả những người đã ngã xuống trên biển Đông, những thuyền nhân tử nạn trên biển, những người làm việc ở các nhà giàn… Thể hiện đạo lý dân tộc rất cao lớn. Trang sử Việt Nam đã bước qua trang mới rồi, trang sử cũ từ từ khép lại. Quên đi những trang sử đau khổ của Việt Nam, mà hãy phát triển Việt Nam, muốn vậy phải giải quyết khối đại đoàn kết của người Việt trong nước và người Việt ở hải ngoại. Hòa giải hòa hợp lẫn nhau. Chỉ có một con đường duy nhất cho hòa giải dân tộc, đó là lấy đạo lý dân tộc và vì dân tộc là trên hết. Ông Võ Văn Kiệt từng nói sau ngày miền Nam mất: “Triệu người vui cũng có triệu người buồn”. Bây giờ sẽ không còn những người buồn nữa mà là đã mang lại niềm vui cho cả dân tộc. Điển hình nhất là chuyến hải trình vừa rồi đã cụ thể hóa chương trình hòa hợp dân tộc, để kiều bào về tận mắt chứng kiến người lính đã kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió bảo vệ chủ quyền Tổ quốc như thế nào. Đồng thời nhìn thấy sự toàn vẹn lãnh thổ như thế nào.

(Nhà báo LÝ KIẾN TRÚC, Câu lạc bộ văn hóa và báo chí quận Cam.)
3. Thấy nhiều lời đồn không có căn cứ

Tôi lớn tuổi nhất đoàn, 81 tuổi. Sau chuyến đi, điều tôi yên tâm nhất là biết được Nhà nước quyết tâm bảo vệ Trường Sa và luôn khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Tất cả chiến sĩ đều nói cùng một tiếng nói là sẽ mềm mỏng nhưng nếu cần sẽ kiên quyết chống trả. Do đó, luận điệu Việt Nam đã dâng đất, dâng biển cho nước ngoài là không có căn cứ.

(Ông BÙI DUY TÂM, Việt kiều Mỹ)
                                                                                                            (Theo Pháp Luật TP.HCM)

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Những người không có tư cách nói về “tự do báo chí” ở Việt Nam

QĐND - Nhân sự kiện một số nhà hoạt động gọi là "tự do và nhân quyền" của Việt Nam tới Hoa Kỳ, theo lời mời của các dân biểu Hoa Kỳ và một số tổ chức cổ xúy cho cái gọi là "tự do thông tin", Tổng biên tập trang mạng Viethaingoai.net tại Mỹ, ông John Lee, bút danh Amari tx, từ Houston đã dành riêng cho Báo Quân đội nhân dân bài viết, trong đó cho rằng, những nhà hoạt động này không có tư cách để nói về tự do báo chí ở Việt Nam... Báo Quân đội nhân dân xin được trích đăng.
Tưởng việc này chẳng ai quan tâm bởi mấy nhà hoạt động kiểu này sang Hoa Kỳ để làm mấy cái chuyện gây bất lợi cho Việt Nam đâu phải lần đầu tiên. Chuyến đi dù được tổ chức nhân Ngày Tự do báo chí thế giới (3-5) cho có vẻ khách quan nhưng cũng chẳng che giấu được ý đồ bôi nhọ, xuyên tạc Việt Nam của cả người mời lẫn người được mời. Vì đứng ra tổ chức và đài thọ cho các khách mời từ Việt Nam này không ai khác lại là một số cơ quan, tổ chức khét tiếng chống phá Việt Nam như Đài Châu Á tự do, Tổ chức Phóng viên không biên giới hay Đảng Việt Tân… Còn các "nhà hoạt động" có tên Nguyễn Thị Kim Chi, Ngô Nhật Đăng, Nguyễn Đình Hà, Tô Oanh và Lê Thanh Tùng chỉ là những cây viết tự do, không tên tuổi, chưa nói tới vấn đề tư cách hay đạo đức nghề nghiệp vì đã lợi dụng facebook hay blog để tuyên truyền những nội dung đi ngược lại lợi ích của chính quê hương mình.
Đông đảo phóng viên tác nghiệp tại buổi khai mạc Đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Ảnh: Minh Trường.
Để xem họ làm gì ở Hoa Kỳ? Nghe đâu các khách mời này được tham gia một loạt sinh hoạt như điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ, thảo luận về những thử thách của việc khởi động một nền báo chí độc lập tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các “nhà” này còn được mời tiếp xúc với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, LHQ, một số dân biểu Mỹ, các tổ chức nhân quyền, công ty tin học, tham gia khóa huấn luyện về truyền thông và an ninh mạng. Tiếp xúc với một loạt cơ quan, tổ chức quan trọng bàn về một vấn đề quan trọng như thế, với bảng “thành tích đen” chống phá Việt Nam cùng trình độ có hạn như vậy, chẳng hiểu các vị khách mời đó lấy tư cách gì mà "đòi" tự do cho nền báo chí Việt Nam - nơi có nền báo chí được đánh giá là đang phát triển nhanh chóng?
Ở đây, cần làm rõ thực chất cái gọi là "tự do báo chí" của phương Tây và thực trạng hoạt động báo chí của Việt Nam hiện nay. Đối với báo chí phương Tây, tuy không can thiệp vào hoạt động báo chí, nhưng luật pháp của các quốc gia đều có những quy định nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của báo chí. Chẳng hạn, các chính phủ đều phân biệt những thông tin nào được phép phổ biến cho công chúng và những thông tin nào thuộc loại phổ biến hạn chế hay tuyệt mật, không thể tiết lộ với mục đích bảo vệ lợi ích quốc gia. Hơn nữa, hầu hết các tổ chức làm báo của phương Tây đều tự đưa ra những quy định của tổ chức mình và yêu cầu những người thuộc tổ chức phải tuân thủ, chẳng hạn những tiêu chuẩn của việc hành nghề, hay còn gọi là hệ thống đạo đức báo chí. Mặt khác, các quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ cũng ban hành nhiều luật lệ nhằm ngăn ngừa sự vi phạm của người làm báo trong lúc hành nghề.
Bất chấp tự do tư tưởng, báo chí phương Tây đã bị các chính phủ phương Tây biến thành công cụ để bành trướng, áp đặt quan điểm phương Tây trên quy mô toàn cầu. Nhiều triệu đô-la đã và đang được đổ ra để phát triển một hệ thống báo chí hùng hậu nhằm quấy nhiễu tư tưởng ở tất cả các nước không cùng quan điểm. Diễn biến thế giới gần đây đã phản ánh khá sinh động điều ấy. Bằng cái gọi là “tự do báo chí”, một số cơ quan báo chí phương Tây đã thổi phồng lên các chiêu bài “chống khủng bố”, “săn lùng vũ khí hủy diệt", kiếm cớ “hợp pháp” để can thiệp quân sự một cách thô bạo vào những quốc gia có chủ quyền, ở nơi mệnh danh là mỏ “vàng đen” của thế giới.
Hẳn mọi người chưa thể quên báo chí phương Tây đã nhất loạt thổi phồng và làm rùm beng cái gọi là “nguy cơ I-rắc sở hữu và chế tạo vũ khí giết người hàng loạt”, rồi còn đưa tin I-rắc mua plutoni của một nước châu Phi để chế tạo bom hạt nhân. Tất cả chỉ nhằm phục vụ cho mưu đồ can thiệp bằng quân sự một cách thô bạo, bất chấp luật pháp quốc tế hòng chiếm đoạt và bảo vệ các lợi ích của những thế lực đứng đằng sau điều khiển những “công cụ” tuyên truyền nguy hiểm này. Đến khi cuộc chiến tranh I-rắc nổ ra, nhiều hãng thông tấn, nhiều tờ báo đưa tin không hợp “khẩu vị” của họ thì bị cấm đưa tin, bị kiểm duyệt. Chính quyền Mỹ đã kiểm soát rất chặt chẽ các báo, đài đưa tin chiến sự, họ chỉ đồng ý cho những hãng thông tấn, báo chí nào tuân theo những “Luật” do họ đặt ra. Những nhà báo đưa tin về sự thật tàn bạo của quân đội Mỹ gây ra đối với dân thường đã bị đe dọa.
Như vậy thì làm gì có cái gọi là “tự do báo chí” nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ như một số nước phương Tây vẫn tuyên bố và thúc đẩy. Đó thực chất chỉ là sử dụng báo chí để bảo vệ quyền lợi và sự thống trị của họ. Đó chính là thứ tự do giả dối, lừa gạt dư luận, thủ tiêu vai trò của báo chí chứ đâu phải vì tự do báo chí.
Đối với hoạt động báo chí ở Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định rõ quyền tự do báo chí. Mọi hoạt động báo chí đều phải phục vụ sự tiến bộ, công bằng xã hội, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Luật Báo chí chỉ cấm các hoạt động báo chí đi ngược lại lợi ích tối cao của đất nước là độc lập, tự do của dân tộc, thành quả kết tinh sự hy sinh của biết bao thế hệ người Việt Nam mới giành được. Luật Báo chí cấm các hành động tuyên truyền chống lại con người. Luật Báo chí Việt Nam khẳng định, báo chí không chỉ là cơ quan của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị và tổ chức xã hội, nghề nghiệp,… mà còn là diễn đàn tin cậy của người dân.
Báo chí Việt Nam có quyền đề cập tất cả các vấn đề mà pháp luật không cấm. Pháp luật chỉ cấm báo chí tuyên truyền kích động bạo lực, kích dục, tuyên truyền cho chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Đây là điều cần thiết với tất cả các nước tiến bộ trên thế giới, mong muốn xây dựng một xã hội hòa bình, ổn định, vì hạnh phúc. Báo chí Việt Nam đã tích cực tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, phát hiện những việc làm trái với pháp luật, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Báo chí tham gia xây dựng đời sống mới, đấu tranh với những hủ tục, những tệ nạn xã hội.
Rõ ràng, ở Việt Nam, vai trò của báo chí ngày càng được khẳng định trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nên không thể có cái gọi là “báo chí mất tự do” ở Việt Nam. Càng không thể coi sự quản lý báo chí bằng pháp luật ở Việt Nam là cản trở quyền tự do báo chí của người dân cũng như những hoạt động báo chí của các nhà báo. Đó chỉ là luận điệu của các vị chuyên hành nghề “vu khống” dựa trên một mớ những cái gọi là “bằng chứng” của một số người có tư tưởng xuất phát từ mưu đồ cá nhân, mưu toan quyền lực, với não trạng luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích dân tộc. Âu cũng là vì họ mong nhận được hậu thuẫn của các thế lực từ bên ngoài về tinh thần lẫn vật chất.
Ở Việt Nam có một số người cơ hội chính trị đã kết bè với nhau và liên kết với các tổ chức chống cộng cực đoan, các tổ chức thù địch với Việt Nam để phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ viết báo, hồi ký phát tán ra ngoài với những lời lẽ hằn học, bêu riếu, vu cáo, nhổ toẹt vào những hy sinh vô cùng to lớn của các thế hệ đi trước, trong đó có cả những người thân của họ trong các cuộc chiến tranh vệ quốc. Họ rên rỉ rằng, ở đất nước này không có “tự do báo chí”, rằng thì phải “viết báo trong vòng kìm kẹp của luật”… Nên dù có khoác lên người chiếc “áo” mỹ miều “tự do báo chí” thì cũng không che giấu được bản chất đen tối, xấu xa thật sự bên trong.
                                                                                                                                                                      AMARI TX (Houston)

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

BA MƯƠI CHÍN NĂM - CHÍNH QUYỀN TAY SAI Ở SÀI GÒN SỤP ĐỔ


Sự sụp đổ tất yếu của một chế độ Bù nhìn, Bán nước
Thất bại tất yếu của một đội quân đánh thuê, chư hầu !

Tháng 4-1975, bằng tất cả ý chí và quyết tâm, sau mấy chục năm chiến đấu hy sinh gian khổ dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Thế nhưng mấy chục năm qua, vẫn có một số người không dám nhìn thẳng vào sự thật, vẫn đưa ra một số luận điệu nhằm bao biện cho thất bại.


Giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã diễn ra nhiều sự kiện phức tạp trên mặt trận quân sự, kéo theo sự phức tạp trên chính trường thế giới. Nhưng dù phức tạp như thế nào thì không ai có thể bác bỏ một sự thật rõ ràng, hiển nhiên là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam và sự sụp đổ tất yếu của chính quyền Sài Gòn. Vậy mà sau gần 40 năm, vẫn có người đặt câu hỏi "Có phải chính quyền Sài Gòn sụp đổ vì bị Mỹ "bỏ rơi"?" để bao biện cho thất bại. Câu hỏi này dựa vào ý kiến của một số người từng một thời giữ vai trò quan trọng trong chính phủ Mỹ cho rằng họ đã thắng trong chiến tranh (!). Như cựu tổng thống R. Nixon coi việc chính quyền Sài Gòn sụp đổ là do Quốc hội Mỹ không cho G. Ford quyền sử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ nam Việt Nam như Nixon đã hứa với Nguyễn Văn Thiệu trước đó, không những thế, Quốc hội Mỹ còn bác đề nghị chi 722 triệu USD cứu nam Việt Nam (!). Còn H. Kissinger thì cho rằng thảm kịch của Mỹ là do tình hình nội bộ của Mỹ (ý nói vụ Watergate), nếu không có sự kiện này, R. Nixon đã có thể hạ lệnh ném bom quân bắc Việt ngay từ tháng 4-1973! Tuy nhiên, chính H. Kissinger cũng phải thừa nhận đã đánh giá sai về sự sẵn sàng của nhân dân Mỹ trong việc ủng hộ sự can thiệp của Mỹ. Trong cuốn Không hòa bình, chẳng danh dự, Nixon, Kissinger và sự phản bội ở Việt Nam GS L. Berman dẫn lời R. Nixon, H. Kissinger rằng, họ có thể nhìn thấy nam Việt Nam thất bại nhưng lại muốn thất bại đó không diễn ra trong nhiệm kỳ của mình; R. Nixon muốn một tình trạng bế tắc vô hạn định bằng cách sử dụng B.52 bảo vệ nam Việt Nam đến hết nhiệm kỳ tổng thống; Hiệp định Paris có thể sẽ tạo cớ cho Mỹ can thiệp vào nam Việt Nam, tuy nhiên vụ Watergate đã làm hỏng những toan tính đó,...!
Những người đặt câu hỏi: "Có phải chính quyền Sài Gòn sụp đổ vì bị Mỹ "bỏ rơi"?" đã không quan tâm tới ý kiến của rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu khẳng định thất bại của chính quyền Sài Gòn là không tránh khỏi. Như F. Snepp viết trong cuốn Một khoảng thời gian thích đáng thì Hiệp định Paris chỉ là hình thức bỏ chạy của Mỹ, các vấn đề còn lại của chiến tranh không được giải quyết. Sau ngày chiến tranh kết thúc, xuất hiện tiếng nói giận dữ và oán hận từ phía Nguyễn Văn Thiệu và phụ tá thân cận của ông ta cho rằng họ thua trận vì bị Mỹ phản bội và bỏ rơi, thậm chí cho rằng nam Việt Nam thua trận vì vừa phải đối phó với bắc Việt, lại vừa phải đối phó với đồng minh của mình! Trong cuốn Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập, Nguyễn Tiến Hưng - Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển của chính quyền Sài Gòn, người được Nguyễn Văn Thiệu phái đi cầu viện lần cuối cùng, đã công bố một số bức thư R. Nixon gửi Thiệu. Trong một bức thư ngày 14-11-1972, R. Nixon nhấn mạnh: "Tôi tuyệt đối cam đoan với ngài rằng, nếu Hà Nội không tuân theo những điều kiện của Hiệp định này thì tôi cương quyết sẽ có hành động trả đũa mau lẹ và ác liệt", và Thiệu đã coi những lời lẽ này như "lời hứa danh dự" và đó chính là một lý do để ông ta lên án Mỹ nặng nề trong diễn văn từ chức ngày 22-4-1975. Nhà báo, sử gia người Ðức - Tiến sĩ Winfried Scharlau (1934 - 2004), phóng viên chiến trường, một trong những nhà báo phương Tây cuối cùng rời Việt Nam trong tháng 4-1975 ghi lại: "Vào buổi tối, ông (Nguyễn Văn Thiệu) đã thổ lộ niềm cay đắng của mình về nước Mỹ trong một bài diễn văn trên truyền hình. Thiệu lên án Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ H. Kissinger đã không nhận ra, rằng Hiệp định do ông ta thương lượng trong tháng giêng 1973 đã dẫn miền nam đi tới chỗ chết, "Ai cũng nhận ra điều đó, nhưng Kissinger thì không. Các cường quốc có lợi ích chung. Chúng tôi không có gì để hy sinh ngoài đất nước nhỏ bé này"!
Trong tình thế phải "xuống thang" rút quân viễn chinh về nước, nhưng vẫn muốn gây sức ép để đạt được kết quả có lợi trên bàn hội nghị, Mỹ tiếp tục cố gắng kéo dài chiến tranh, thậm chí mở rộng chiến tranh ra ngoài biên giới miền nam Việt Nam. B.52 và cuộc tấn công tàn bạo trút bom xuống Thủ đô Hà Nội vào dịp Giáng sinh năm 1972 của R. Nixon đã không lật ngược được thế cờ. Mỹ phải chấp nhận Hiệp định Paris, và cũng gấp rút thực hiện các biện pháp đối phó. Ngay sau khi thống nhất khái niệm "ba vùng kiểm soát" trong dự thảo Hiệp định Paris, H. Kissinger lập tức điện cho E. Bunker - Ðại sứ Mỹ ở Sài Gòn, "yêu cầu Thiệu cố gắng hết sức để lấn chiếm được càng nhiều càng tốt vùng do Chính phủ cách mạng lâm thời kiểm soát". Và Thiệu đã gấp gáp xúc tiến kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ", lấn chiếm, bình định trong thời gian cố tình trì hoãn việc ký Hiệp định. Trước khi ký Hiệp định Paris, Mỹ gấp rút thực hiện hai kế hoạch Enhance (Tăng cường) và Enhance Plus (Tăng cường thêm nữa) để củng cố sức mạnh cho quân đội Sài Gòn với hy vọng đội quân này đủ sức đứng vững sau khi quân Mỹ rút đi. Trong thời gian từ cuối năm 1972 đến đầu năm 1973, qua cầu hàng không, Mỹ đã cung cấp cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu 700 máy bay, 500 pháo các loại, 400 xe tăng và xe bọc thép, bổ sung hai triệu tấn dự trữ vật tư chiến tranh...
Vượt qua mọi toan tính của Mỹ, sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước của quân và dân Việt Nam đã liên tục giành những thắng lợi to lớn, đi đến thắng lợi cuối cùng. Về mặt quân sự, sau khi lính Mỹ đã rút đi, nguồn viện trợ quân sự từ Mỹ bị sụt giảm đáng kể, quân đội Sài Gòn không thể làm nổi những gì mà hơn hai triệu lượt quân viễn chinh Mỹ và gần 10 triệu tấn bom đạn không làm được trong những năm trước đó. Về mặt chính trị, Mỹ chọn giữ lại Nguyễn Văn Thiệu như một bảo đảm về cơ hội để có thể tiếp tục can thiệp, bảo đảm vai trò của Mỹ ở khu vực,... Nhưng họ đã "đặt cược" sai. Vì cũng như các chính quyền trước đó ở Sài Gòn, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là do Mỹ dựng lên, nuôi dưỡng. Chính quyền đó chỉ có thể tồn tại nhờ chiến tranh, nguồn sống của nó chỉ là viện trợ Mỹ, cho nên nó không thể giải quyết hàng loạt vấn đề chính trị - kinh tế - xã hội phức tạp nảy sinh sau khi quân Mỹ rút, viện trợ Mỹ chỉ còn nhỏ giọt. Vì là chính quyền bù nhìn, cho nên khi Nguyễn Văn Thiệu cố dây dưa không ký Hiệp định Paris, trong thư gửi Nguyễn Văn Thiệu ngày 16-1-1973 R. Nixon mới có thể viết: "Tôi đã quyết định dứt khoát sẽ ký tắt hiệp định vào ngày 23-1-1973 tại Paris. Nếu cần tôi sẽ làm đúng như nói trên một mình. Trong trường hợp đó tôi phải giải thích công khai rằng chính phủ của ông cản trở hòa bình. Kết quả sẽ là sự chấm dứt không tránh khỏi, lập tức viện trợ kinh tế, quân sự của Hoa Kỳ và một sự thay đổi nhân sự trong chính phủ của ông khó mà nói trước". Cách đây dăm năm, sau khi nội dung các cuốn băng ghi âm R. Nixon cho ghi tại Nhà trắng trong thời kỳ ông còn đương nhiệm được công bố, dư luận còn biết thêm nhiều điều. Trong những ngày bày mưu tính kế để rút quân Mỹ khỏi nam Việt Nam, ép chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phải ký Hiệp định Paris, trao đổi với H. Kissinger, R. Nixon từng đưa ra ý kiến: "Nói một cách khác, tôi không biết sự đe dọa của chúng ta có đi quá xa hay không, nhưng tôi sẽ làm bất cứ điều gì kể cả những điều không hay ho gì như cắt cái đầu Thiệu" (!). R. Nixon còn nói thẳng với cố vấn đặc biệt của Nguyễn Văn Thiệu: "Các ông hãy nhớ thật kỹ rằng: nếu không có viện trợ Mỹ thì Sài Gòn không thể tồn tại... không có ngân quỹ Mỹ thì Sài Gòn coi như chấm dứt". Ðó là ngôn ngữ của người biết mình có tư thế "ông chủ", ngôn ngữ của người chi tiền. Chính vì nhận ra số phận bù nhìn của mình, Nguyễn Văn Thiệu mới phải công khai thú nhận: "Mỹ còn viện trợ thì chúng ta còn chống cộng", "Nếu Hoa Kỳ không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Ðộc Lập"!
Ý chí độc lập tự do, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam được hun đúc từ lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc. Cho nên dù thế lực ngoại xâm có sức mạnh vật chất to lớn đến đâu, dù thế lực ngoại xâm tàn bạo đến như thế nào cũng không thể làm suy giảm niềm tin, ý chí đấu tranh vì độc lập dân tộc. Vì thế, âm mưu và cố gắng tuyệt vọng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn từ khi Hiệp định Paris được ký kết đến ngày 30-4-1975 càng làm cháy bỏng thêm ngọn lửa của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu đi đến đích cuối cùng. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trước hết bắt nguồn từ cuộc đấu tranh chính nghĩa và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Ðảng Cộng sản Việt Nam, sự chiến đấu dũng cảm, hy sinh quên mình của quân đội và nhân dân Việt Nam sau mấy chục năm đấu tranh gian khổ. Còn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn tháng 4-1975, trước hết do tính chất bù nhìn và mục đích phản dân tộc của nó. Ðó là một trong các nguyên nhân đưa tới quyết định sai lầm về sách lược chính trị, chiến thuật quân sự của Nguyễn Văn Thiệu. Thất bại ở Buôn Ma Thuột vào tháng 3-1975 nhanh chóng làm đảo lộn thế trận của chính quyền bù nhìn này trên toàn miền nam. Một đội quân có hơn một triệu người, ở thời điểm năm 1975 được đánh giá đứng thứ tư trên thế giới về lục quân, không quân, đứng thứ chín về hải quân,... gấp đối phương hai lần về quân số, bốn lần về xe tăng, hơn tuyệt đối về không quân và hải quân, đã nhanh chóng tan rã và thất bại trong chưa đầy hai tháng. Vì tính chất phi nghĩa của sự tồn tại mà đội quân ấy đã thất bại. Nói như GS N. Chomsky thì đó là "đội quân thiếu sự ủng hộ của nhân dân (nhất là ở nông thôn)", hay theo cách nói của W. Colby - người từng đứng đầu phái bộ CIA tại miền nam Việt Nam - đó là đội quân được Mỹ cho mọi thứ cần thiết, "trừ sự dũng cảm"!


                                                                                                                         THIÊN PHƯƠNG